==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Du lịch Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo cùng một bề dày lịch sử hào hùng trong thời kỳ kháng chiến dân tộc. Đến đây, khách du lịch Tây Bắc sẽ được đắm mình trong không gian thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng với những mùa hoa mận, hoa mơ, hoa Tam giác mạch đầy hương sắc. Bên cạnh đó, đến với mảnh Tây Bắc của Tổ quốc, du khách còn được được thưởng thức những phong vị ẩm thực đặc sắc nơi đây. Đặc sản Tây Bắc nhiều vô kể, mỗi món lại đọng lại trong ta một hương vị, một nét hấp dẫn riêng. Hãy cùng Vietsense Travel đi khám phá đặc sản Tây Bắc qua bài viết sau nhé.

Món ăn ngon đặc sản Tây Bắc đậm đà hương vị vùng cao - Ảnh 1Tây Bắc vốn là tên gọi chỉ vùng miền núi phía Tây của Việt Nam. Hiện nay, vùng Tây Bắc bao gồm 6 tỉnh, rộng trên 5645 triệu ha. Mảnh đất này còn là nơi cư trú của rất nhiều bà con đồng bào dân tộc như: Thái, hư H'Mông, Dao, Tày, Nùng… Với khí hậu rất mát mẻ, không ô nhiễm và bầu không khí thoáng đãng, Tây Bắc cũng là mảnh đất của những món ăn đặc sản tươi ngon, hấp dẫn, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm không thể nào quên!

 

ẩm thực, Tây Bắc

Thịt Trâu Gác Bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn sáng tạo do bàn tay khéo léo của người Tai đen chế biến. Xuất phát từ nhu cầu vài ba ngày mang thịt vào rừng làm thức ăn dự trữ cho những ngày mưa, ngày khó hết lương thực, người Thái đen xưa quan niệm nếu ướp rồi phơi khô thịt trâu, bò, lợn sẽ để được lâu hơn. Thịt trâu gác bếp đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và sự kiên nhẫn để thực hiện. Vì vậy, họ lấy từng miếng thịt ở vai, chân và mắt sườn của trâu, bò, lợn rồi chặt thành hình thoi theo chiều dọc thớ thịt, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ hơn theo thớ thịt.

Thịt được ướp gia vị được treo trên bếp, khói từ bếp truyền thống tỏa nhiệt vào thịt và làm chín từ từ. Thịt trâu nấu theo cách này để được lâu, thường từ 8 tháng đến 1 năm.

thịt trâu gác bếp, Tây Bắc

Đồ Nướng Sapa

Thị trấn Sapa của tỉnh Lào Cai là vùng có khí hậu lạnh nhất Việt Nam. Nó cách Hà Nội 376 km và đáng để ghé thăm vì những cảnh đẹp và cuộc sống độc đáo của người dân địa phương. Đồ nướng là một trong những món khoái khẩu của người dân Sapa và bất cứ du khách nào cũng thích mê. Nó khác với tiệc nướng ở những nơi khác vì tất cả các nguyên liệu (thịt, cá, gia vị…) đều được tìm thấy từ rừng hoặc được trồng trong rừng.

Đồ Nướng Sapa

Xôi Ngũ Sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn đặc sản của vùng cao nguyên phía tây bắc của Việt Nam. Điểm thú vị của món ăn nằm ở việc sử dụng 5 màu sắc bắt mắt để tạo nên bộ tương hoàn toàn tương sinh, tượng trưng cho ngũ hành. Nhưng lưu ý rằng mỗi màu có thể phản ánh những ý nghĩa riêng khiến cho món xôi ngũ sắc sẽ đặc biệt hơn món đơn lẻ. Do sở thích của người nấu nên có vô số cách để làm cho mâm xôi ngũ sắc trở nên hấp dẫn. Phổ biến nhất phải kể đến hoa năm cánh, ruộng bậc thang, hoa tháp,…

Bên cạnh những ý nghĩa chung về sự đoàn kết, trung thành, hiếu thảo, xôi ngũ sắc còn mang những ý nghĩa riêng cho từng màu sắc được sử dụng. Màu đỏ thể hiện hoài bão và ước mơ cuộc sống, màu tím biểu thị đất đai màu mỡ, màu vàng biểu thị sự sung túc, màu xanh lá cây hàm ý sự bao la của núi rừng Tây Bắc, màu trắng phản ánh tình yêu trong sáng và chân thành. Đó là quan điểm của địa phương!

Ảm thực , Tây Bắc

Cơm Lam

Cơm lam nghĩa là cơm được nướng trực tiếp trên ngọn lửa, gạo được nấu trong ống tre bịt kín vẫn giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng.Cơm lam đã trờ thành một món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Thái Tây Bắc. Món ăn giản dị này lại mang hương vị đặc trưng của núi rừng nơi đây. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản trong nguyên liệu và cách làm nhưng ngược lại là cả một nghệ thuật, một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non. Cơm lam Tây Bắc có hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống nứa, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc. Thời kháng chiến, đồng bào thường lấy cơm lam tặng bộ đội ăn thay lương khô.

Ảm thực , Tây Bắc

Thịt Lợn Cắp Nách Lai Châu

Sở dĩ có cái tên thú vị này là vì con lợn này nhỏ vừa đủ để người đồng bào kẹp vào nách để mag ra chợ bán. Thịt lợn “cắp nách” là loại thịt thuần và sinh trưởng tự nhiên trong rừng. Bởi vì họ chỉ ăn những thứ họ có thể tìm thấy để trọng lượng nhẹ nhưng thịt của nó không có dầu mỡ và cực kỳ ngon. Tất cả các món ăn nấu từ loại thịt lợn này đều có hương vị tuyệt vời.

Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa chủng và quyến rũ như nướng , xào , hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được nháo nhào cùng muối , ớt xanh tạo nên một thức chấm duy nhất , những miếng thịt ba chỉ hó háy những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn “cắp nách” chắc chắn sẽ nhớ mãi.

Ảm thực , Tây Bắc

Bê Mộc Châu

Bê Mộc Châu

Bê Mộc Châu nổi tiếng gần xa với hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, để làm ra món ăn này không phải chọn con bê nào cũng phù hợp. Những chú bò non ở Mộc Châu khi mới sinh ra (gọi là bê) được xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ được người dân nơi đây giữ lại nuôi để lấy sữa, còn nếu là bê đực không thể sinh sản sẽ bị loại. Khi bê con bị loại, người dân ở Mộc Châu đã biến nó thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng, ngon và hấp dẫn – món bê chao.

Nhộng Ong Rừng

Nhộng Ong Rừng

Không phải du lịch Tây Bắc vào mùa nào bạn cũng được thưởng thức món Nhộng ong rừng. Trái lại món ăn này chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Do vậy, với người dân địa phương, món ăn này còn được coi là đặc sản quý hiếm của núi rừng. Món ngon chế biến không quá phức tạp, ai cũng có thể ăn được, có thể dùng với cơm. Đặc biệt, món nhộng ong rừng còn rất có sức hấp dẫn với phía mạnh, thường trở thành món ăn ưa chuộng đối với cách mày râu.

Khi xào, Nhộng ong rừng phải xào sao cho thật thơm ngon, bắt mắt, không được quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh…

Pa Pỉng Tộp

Pa pỉnh tộp hay còn được biết đến với cái tên là cá suối gập nướng, là món ăn cổ truyền nổi tiếng và là đặc sản của du lịch Tây Bắc. Để làm ra được món ăn này, các công đoạn chế biến khá là cầu kỳ, thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý. Người dân địa phương trước hết phải chọn được những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, mới bắt đầu tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.

Pa Pỉng Tộp

Người Thái thường sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa. Khi chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần mang đến một mùi thơm hấp dẫn, lôi cuốn cho món ăn.

Cá Bống Vùi Tro

Cá Bống Vùi Tro

Du lịch Tây Bắc, nếu có cơ hội ghé thăm huyện Phong Thổ, du khách đừng quên thưởng thức món cá bống vùi tro - đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Cá bống thường sẵn có ở các con sông, suối. Sau khi bắt về sẽ được sơ chế và tẩm ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng, hom… Tiếp đó, ướp khoảng 15 - 30 phút, cá sẽ được gói gọn trong lá dong và vùi vào tro nóng, khoảng 30 phút lại lật lại một lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín. Khi chín có mùi thơm đặc trưng, rất hấp dẫn và được nhiều khách du lịch Tây Bắc yêu thích.

Trên đây là những món ăn đặc sản Tây Bắc hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc bạn sẽ có một chuyến du lịch Tây Bắc thật nhiều niềm vui, ý nghĩa và trọn vẹn.

 

 

Món ăn ngon đặc sản Tây Bắc đậm đà hương vị vùng cao

Món ăn ngon đặc sản Tây Bắc đậm đà hương vị vùng cao
64 6 70 134 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==