==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Vào chiều ngày 24/11, gần 100 doanh nghiệp kinh doanh du lịch cùng tham dự Hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai 2022. Sự kiện là cơ hội để quảng bá, xúc tiến du lịch cộng động, đây được coi là đòn bẩy phát triển kinh tế cho người đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai. 

Du lịch Gia Lai độc đáo khác biệt hướng đến thị trường Hà Nội

Đây là hoạt động nhằm trong khuôn khổ các chương trình ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội và Gia Lai. Hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng hợp tác, khai thác hiệu quả thị phần du khách tiềm năng ở thủ đô và một số các tỉnh thành lân cận. Mở ra bước tiến mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Gia Lai có không gian giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị kinh doanh du lịch Hà Nội. 

Du lịch Gia Lai độc đáo khác biệt hướng đến thị trường Hà Nội - Ảnh 1Là một điểm đến còn nhiều mới mẻ trong các chương trình du lịch Tây Nguyên, du lịch Gia Lai nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ với hệ sinh thái đa dạng cùng nét văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số đặc sắc. Tới Gia Lai bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp các ngọn thác hùng vĩ, khu rừng nguyên sinh bạt ngàn như: Thác Phú Cường, thác Mơ, thác 50, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và Biển Hồ. Ngoài ra, nơi đây còn là cái nôi của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, di sản văn hoá phu vật thể được UNESCO công nhận, gắn liền với nét văn hoá bản địa của nhiều dân tộc là người Jrai, Bahnar…Đây là lợi thế lớn giúp Gia Lai phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái, sau đại dịch Covid, ngành du lịch tỉnh này đã nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển du lịch địa phương, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, liên kết.

Du lịch Gia Lai độc đáo khác biệt hướng đến thị trường Hà Nội - Ảnh 2Bên cạnh đó, Gia Lai còn có nhiều các di tích văn hoá - lịch sử đặc sắc: Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo; Chiến thắng Plei Me (huyện Chư Prông); Chiến thắng Đak Pơ (huyện Đak Pơ), Căn cứ địa cách mạng khu 10 (xã Krong, huyện Kbang), Làng kháng chiến Stơr (quê hương của Anh hùng Núp)…Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hoá đặc trưng như: Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Pleiku); Lễ hội hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (huyện Phú Thiện); Ngày hội du lịch huyện Kbang (huyện Kbang),  Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô (huyện Ia Grai)...

Và đặc biệt Gia Lai còn là thiên đường ẩm thực với những món ăn dân giã, đầy mới lạ cho du khách thưởng thức như: Phơ khô Gia Lai, bò một nắng, muối kiến vàng, bún mắn cua…

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2022, nước ta đã đạt 1,8 triệu lượt khách quốc tế, ước tính đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trước đó. Nhưng vẫn còn thấp hơn 85,4% so với cùng kỳ năm 2019 (do ảnh hưởng của Covid). Đây là dấu hiệu của đà tăng trưởng nhưng đồng thời vẫn còn những khó khăn trong việc thu hút du khách vào Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường du lịch nội địa lại đang cho thấy đà hoàn toàn hồi phục với 86,8 triệu khách du lịch tính trong tháng 9, cao hơn năm 2019 là 85 triệu lượt và 394,2 nghìn tỷ đồng là tổng thu từ du khách trong tháng này. Còn riêng với tỉnh Gia Lai, Năm 2022 tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Gia Lai ước đạt 950.000 lượt, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm 202. Vơi lượng khách quốc tế ước tính đạt 2.500 lượt, khách nội địa ước đạt 947.500 lượt. Đạt tổng thu du lịch ước đạt 600 tỷ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Chính vì vậy hoạt động xúc tiến du lịch vào thời điểm này sẽ góp phần giúp ngành du lịch Gia Lai tăng đà phục hồi hoạt động trở lại mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. 

Theo ông Nguyễn Đức Hoàng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phát biểu: “Hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 tại Hà Nội” là dịp để Gia Lai giới thiệu những chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển đến doanh nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó doanh nghiệp 2 địa phương tìm hiểu, liên kết, trao đổi khách. Tại hội nghị này những tour tuyến mới sẽ hình thành, hoàn thiện từ những đóng góp thiết thực của các doanh nghiệp du lịch góp phần tăng cường trao đổi khách, tăng lượng khách giữa 2 địa phương, cùng với đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa ra các yêu cầu cụ thể để mang đến chất lượng đảm bảo với mức giá hợp lý”.

Ông Nguyễn Đức Hoàng cho biết thêm là để vực dậy hoàn toàn các hoạt động du lịch của các tỉnh nói riêng và cả nước nói chung sau thời gian bị thiệt hại bởi Covid-19, bên cạnh nỗ lực hỗ trợ của chính quyền thì sự chung tay của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định. Là lúc cần tư duy lại về cách thức, phương thức làm du lịch để làm sao đảm bảo ngành kinh tế này phát triển hài hòa, bền vững, mang lại lợi ích nhiều hơn nữa cho cộng đồng và doanh nghiệp.

Cũng tại hội nghị, ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ: "Trong khi đó, tỉnh Gia Lai có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ… Đặc biệt cảng hàng không Pleiku và các hệ thống giao thông kết nối đến Gia Lai là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch. Lượng du khách từ Thủ đô Hà Nội đến Gia Lai ngày một tăng lên. Những năm qua, TP. Hà Nội và tỉnh Gia Lai đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch".

Trong bài phát biểu, ông Trần Trung Hiếu cho biết thời gian du lịch Gia Lai và Hà Nội sẽ tích cực triển khai các nội dung liên kết như sau; 

  • Thứ nhất, hai cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa về hợp tác phát triển du lịch Gia Lai - Hà Nội đảm bảo duy trì môi trường du lịch lành mạnh và các sản phẩm du lịch an toàn, hấp dẫn. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước, xây dựng các sản phẩm du lịch cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • Thứ hai, tăng cường hợp tác tuyên truyền, quảng bá tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc tới thị trường khách du lịch trong và ngoài nước, thông qua những phương tiện, kênh truyền thông, báo chí. Phối hợp tham gia các sự kiện du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến, hàng năm phối hợp tổ chức từ 1 - 2 chương trình chung của 2 bên.
  • Thứ ba, Hà Nội đề nghị các hiệp hội du lịch, các câu lạc bộ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp thủ đô và các địa phương tiếp tục tích cực đồng hành, hưởng ứng các hoạt động phát triển du lịch do 2 địa phương triển khai.
  • Thứ tư, Hà Nội và Gia Lai tiếp tục phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư, xây dựng lên những sản phẩm du lịch đặc sắc. Kết hợp tổ chức các đoàn FAM để doanh nghiệp du lịch khảo sát phát triển kết nối tuyến tour Hà Nội - Gia lai; Gia Lai - Hà Nội và các địa phương lân cận.

Năm 2022, xu hướng du lịch đang có những biến chuyển mới, du khách rất cần những chuyến đi để bù đắp sau giai đoạn dịch bệnh. Nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá những điểm du lịch mới ngày một gia tăng. Cùng với sự phục hồi tích cực của du lịch nội địa trong năm vừa qua, đang cho thấy tiềm năng lớn đến từ du lịch cộng đồng tại Gia Lai - Hà Nội nói riêng và cả nước nói cung. Hội nghị là nơi thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng hơn trong việc giao lưu, liên kết cùng đi lên, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.  

Du lịch Gia Lai độc đáo khác biệt hướng đến thị trường Hà Nội - Ảnh 3Với hơn đông đảo đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành từ Gia Lai và Hội tham dự đã đóng góp những phát biểu ý kiến rất thẳng thắn chỉ ra những hạn chế về mặt tổ chức qui hoạch các điểm đến, công tác nhân sự làm du lịch còn rất yếu, những hạn chế về truyền thông còn nhiều, hệ thống tư liệu video, hình ảnh và thông tin danh lam thắng cảnh còn chưa được hệ thống và chuyển tải đến doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng như du khách. Bên cạnh việc chỉ ra những những hạn chế tồn tại, các doanh nghiệp cũng hiến kế đưa những giải pháp và phương thức thực hiện xây dựng điểm đến sinh động giàu sức hấp dẫn, chú trọng đào tạo nhân lực du lịch bài bản, thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp khai thác xây dựng tour tuyến đưa khách về Gia Lai.

Du lịch Gia Lai độc đáo khác biệt hướng đến thị trường Hà Nội - Ảnh 4

Kết luận chương trình hội nghị, Phó chủ tịch tỉnh Gia Lai, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch đánh giá cao hoạt động của hội nghị và tiếp nhận những ý kiến rất thẳng thắn tâm huyết từ lãnh đạo sở du lịch Hà Nội và đại diện các doanh nghiệp du lịch lữ hành Hà Nội. Đồng thời bà cũng cam kết sẽ đồng hành cùng với sở Văn hoá,Thể Thao và Du lịch Gia Lai sẽ có những chương trình, kế hoạch hành động thực tế trong giai đoạn tới để đáp ứng những mong mỏi của các doanh nghiệp cũng như tạo sức hấp dẫn làm hài lòng du khách trong nước và quốc tế.

Du lịch Gia Lai độc đáo khác biệt hướng đến thị trường Hà Nội - Ảnh 5Trong thời gian qua, VietSense Travel là một trong những đơn vị tại Hà Nội tích cực đầu tư vào các sản phẩm du lịch tại Gia Lai trong các tuyến tour du lịch Tây Nguyên. Nổi bật nhất là Tour Tây Nguyên đại ngàn: Hà Nội - Gia Lai - KonTum - Đaklak - Hà Nội, đây là hành trình 4 ngày 3 đêm. Đưa du khách ghé thăm các địa điểm hot nhất của tỉnh Gia Lai như: Nhà thờ gỗ Kontum, cầu treo Kon Klor, Nhà rông Kon Klor,  biển hồ Pleiku…Hãy theo dõi các bài viết sau của VietSense Travel để cập nhật kịp thời các thông tin du lịch thú vị khác nhé!

Andrew Nguyen

37 4 41 78 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==