88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà NộiVăn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289

1900 54 55 19Tổng đài: 1900 54 55 19

Di Tích Lưu Niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Tại Đền Hùng

01/11/2013

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã 2 lần về thăm Đền Hùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã 2 lần về thăm Đền Hùng.

Lần thứ nhất

2 ngày (ngày 18 và 19/9/1954). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Đền Hùng là nơi gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ Đại Đoàn quân Tiên phong. Đây là Đại đoàn chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta, đã lập nhiều chiến công xuất xắc. Cuộc gặp gỡ của Bác với Đại Đoàn quân tiên phong tại Đền Hùng để ôn lại truyền thống dựng nước hào hùng của Tổ tiên. Bác động viên, cổ vũ, nhắc nhở và giáo dục cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc. Hành trình của Người đi từ Đại Từ - Thái Nguyên về Đền Hùng, sau đó lại từ Đền Hùng trở về Đại Từ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đi ô tô Zep mang biển số KT-032 (KT là kí hiệu của Ban kiểm tra 12 – Bí danh của văn phòng Phủ thủ tướng). Cùng đi trên xe với Bác có đồng chí lái xe của Văn phòng Phủ thủ tướng (có người nói là đồng chí Nguyễn Văn Ngọc tức Nên), đồng chí Đinh Văn Cẩn (người phục vụ nấu ăn), đồng chí Dũng bảo về và nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định.

Xe đi từ Đại Từ - Thái Nguyên đến Đoan Hùng, Bác vào thăm đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam mới ở Lào về đóng ở vùng đồi xã Chân Mộng. Sau đó đến thị xã Phú Thọ, Bác dừng xe nói chuyện với hai thương binh rồi vào thăm Tỉnh ủy Phú Thọ đóng ở Thanh Hà. Đón Bác có đồng chí Phạm Dụ, Chánh văn phòng Tỉnh ủy, đồng chí Trần Lưu Vy – Bí thư Ban cán sự kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính thị xã Phú Thọ và một số đồng chí khác. Buổi tối Bác đến Đền Hùng. Người nghỉ lại đêm 18/9/1954 tại Đền Giếng.

Sáng ngày 19/9/1954, Bác đi thăm các đền. Đến cây vạn tuế trước cửa chùa Thiên Quang, Bác nghe đồng chí Song Hào – Chính ủy Đại đoàn, đồng chí Thanh Quảng – Phó Văn phòng quân ủy Trung ương báo cáo về tình hình của đại đoàn và kế hoạch đưa bộ đội về tiếp quản thủ đô. Bác thăm Đền Trung, Đền Thượng và đọc bài minh trên quả chuông treo ở cây đại phía bên trái đền. Người chụp ảnh kỷ niệm ở cửa cạnh Đền Thượng. Sau đó Bác xuống Đền Giếng chờ bộ đội. Khoảng 9h có cán bộ của Trung đoàn (Trung đoàn 102 – Trung đoàn thủ đô), trung đoàn 36, trung đoàn 88 (Tu Vũ) là 1 số tiểu đoàn trực thuộc của Đại đoàn đi từ 5 hướng tới. Từ núi Thằn Lằn (Vĩnh Phúc), từ Gia Thanh (Phù Ninh), từ Trại Cờ (Hiệp Hòa – Bắc Giang), từ Đại Từ (Thái Nguyên) và từ Phùng (Hà Nội). Ngoài ra còn có cán bộ văn công của đại đoàn và nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp – phóng viên báo quân đội nhân dân.

Bác ngồi trên cửa ngách bên phải Đền Giếng, đồng chí Thanh Quảng và đống chí Song Hào ngồi trên bậc lát cạnh Bác, các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của đại đoàn ngồi dưới sân đền (số lượng khoảng gần 100 người).

Bài nói chuyện của Bác đã được chuẩn bị nội dung chính từ trước. Bác căn dặn và nhắc nhở bộ đội phải thường xuyên học tập, rèn luyện đạo đức, giữ nghiêm kỉ luật, thực hiện tốt chính sách dân vận, giữ vững lập trường giai cấp…

Lần đầu tiên trong lịch sử, quy luật dựng nước và giữ nước được Người tổng kết trong câu nói bất hủ:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Sự khẳng định của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã định hướng cho các nhà khoa học Việt Nam trong việc nghiên cứu về thời đại Hùng Vương và lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lời dạy của Bác còn là tổng kết khoa học về quy luật tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc: Dựng nước đi liền với giữ nước. Điều đó có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, cội nguồn và tinh thần đại đoàn kết, vì đó là nguồn sức mạnh to lớn chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, là động lực cổ vũ lớn lao tinh thần đoàn kết của nhân dân toa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Lần thứ 2

Ngày 19/8/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đền Hùng nhân dịp nhân dân Phú Thọ tổ chức mít tinh kỷ niệm cách mạng tháng 8-1945. Người về Phú Thọ ngày 18/8/1962. Sáng ngày 19/8/1962, Bác nói chuyện với đồng bào tại sân vận động thị xã Phú Thọ. Sau đó, Người đi thăm hợp tác xã Nam Tiến và Nhà máy Supe Phốt phát – Lâm thao, rồi Người thăm Đền Hùng vào lúc gần trưa. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Văn Trân – Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng, đồng chí Nguyên Khai – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Lên đến Đền Hạ, các đồng chí bảo vệ sợ Bác mệt, xin Bác nghỉ lại và mới Bác xuống núi. Bác nói: “Leo núi phải lên đến đỉnh, cũng như người làm cách mạng không được bỏ dở chừng, đã đi phải tới đích cuối cùng”. Khi lên đến Đền Thượng khoảng 11h trưa, Bác cùng đoàn nghỉ trưa, ăn cơm nắm ở cửa ngách phía đông nam Đền Thượng. Trước khi về Bác dặn các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Thọ: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thăm quan”.

Lời dạy của Bác vừa mang tính tổng kết, vừa có tính định hướng phát triển, tôn tạo Đền Hùng trong tương lai, đã trở thành kim chỉ nam cho biết bao tư duy, tình cảm và hành động của các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, biết trân trọng quá khứ, giữ gìn đạo lý truyền thống dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Năm 2001, tại ngã 5 Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, Bộ quốc phòng đã xây dựng bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại Đoàn quân Tiên phong. Đây là một công trình có quy mô hoành tráng được ghép từ 81 khối đá xanh có trọng lượng 253 tấn, cao 7m rộng 12m, đặt trang trọng trong khuôn viên có diện tích hơn 4.000m2; thể hiện tình cảm của quân đội và nhân dân ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Đang được quan tâm

Tin mới nhất

  • Toàn cảnh Lâu đài Windsor lâu đời của hoàng gia Anh Quốc

    Windsor (Windsor Castle) là một lâu đài hoàng gia ở thị trấn Windsor, hạt Berkshire, Anh. Đây là một trong những lâu đài lâu đời và lớn nhất thế giới vẫn còn được sử dụng. Cung điện là một trong những nơi cư trú chính của Nữ hoàng Anh, và cũng thường được sử dụng cho các sự kiện và nghi lễ quan trọng của Hoàng gia.Được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 11 sau cuộc chinh phục nước Anh của người Norman vào năm 1066 bởi vua William Đệ Nhất (William the Conqueror). Lâu đài  Windsor là một tổ hợp các tòa nhà với kiến trúc pha trộn giữa phong cách Trung cổ và hiện đại sau nhiều lần được tu sửa, mở rộng qua các triều đại. Là nơi ở chính và nghỉ dưỡng của nhà vua hoặc nữ hoàng Anh, cũng như trung tâm tổ chức các nghi lễ quan trọng như lễ cưới hoàng gia, các buổi tiếp kiến chính thức.

  • Nên đi tour du lịch Quy Nhơn hay đi tự túc?

    Với bờ biển xanh ngọc, thiên nhiên hoang sơ và nhịp sống yên bình, Quy Nhơn ngày càng trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích. Nhưng một câu hỏi thường gặp là: nên đi tour du lịch Quy Nhơn hay tự túc? Cùng Vietsense Travel khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bạn và gia đình!

  • Đi tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm từ Hà Nội mùa nào đẹp nhất?

    Tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm từ Hà Nội là lựa chọn hàng đầu của du khách miền Bắc khi muốn tìm đến một không gian nghỉ dưỡng biển đảo đẹp và yên bình. Tuy nhiên, để có chuyến đi trọn vẹn, thời điểm đi là yếu tố vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định khi nào nên đi Phú Quốc đẹp nhất, chơi gì trong 4 ngày 3 đêm, ở đâu, cần lưu ý gì và gợi ý lịch trình chuẩn từ Vietsense Travel.

  • Ở Nga có gì vui? 3 điểm ăn chơi nổi bật khi du lịch Nga

    Khi nhắc đến nước Nga, nhiều người thường nghĩ ngay đến những quảng trường rộng lớn, những nhà thờ mái vòm hành tây độc đáo hay những ngày đông trắng xóa. Nhưng thật ra, nước Nga còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị hơn thế. Vậy ở Nga có gì vui? Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch xứ sở bạch dương, hãy cùng khám phá các điểm ăn chơi nổi bật nhất trong bài viết này nhé!

  • Kinh nghiệm “càn quét” chợ Cồn khi du lịch Đà Nẵng

    Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với biển xanh, núi non hùng vĩ hay những cây cầu kỳ vĩ, mà còn hấp dẫn du khách bởi những khu chợ truyền thống nhộn nhịp. Trong đó, chợ Cồn được ví như "linh hồn ẩm thực" của thành phố, là điểm đến không thể bỏ qua trong mọi hành trình tour du lịch Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm. Hãy cùng Vietsense Travel bỏ túi những kinh nghiệm càn quét chợ Cồn từ A–Z nhé! 

Exlogo