Văn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289
Tổng đài: 1900 54 55 19
Kinh nghiệm thăm qaun Yên Tử. Xe khách đi Yên Tử Hạ Long. Giá vé cáp treo Yên Tử.
Chùa Cầm Thực tọa lạc trên một đỉnh núi tròn như "mâm xôi" ở về phía trái lộ trình vào Yên Tử. Tương truyền: Hơn 700 năm trước, Vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sái sau khi xuống suối tắm gội sạch bụi trần, tiếp tục lộ trình vào Yên Tử. Trời đã sang trưa, Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời Thầy dùng bữa mới sực nhớ suất ăn của hai Thầy trò đã bố thí cho người hành khuất ở Cửa Ngăn. Vua Trần vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay cơm rồi nghỉ trưa trên núi "mâm xôi" này.
Tháp Tổ (Huệ Quang Kim Tháp) do vua Trần Anh Tông cùng triều đình và Đệ Nhị Tổ Pháp Loa cùng các Tăng sỹ Thiền Phái Trúc Lâm xây dựng vào năm Kỷ Dậu, niên hiệu Hưng Long thứ 17 đời vua Trần Anh Tông (1309), sau một năm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Tháp có ngạch đề (Biển đề) Huệ Quang Kim Tháp, là nơi lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng.
Trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh), đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng có một pho tượng đá mình bám đầy rong rêu, mặt hướng về phía tây. Tương truyền, đây chính là tượng An Kỳ Sinh, một vị đạo sĩ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan. Sự thật về tượng đá này, đến nay vẫn còn trong bí ẩn.
Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử. Dãy núi như tường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng đọng lại thành tầng tầng, lớp lớp mây bao phủ, nhè nhẹ trôi. Ngôi chùa lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây ấy.
Chùa suối tắm tọa lạc ở thế đất tựa như đầu Rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn, thuộc dãy núi Kim Cương. Trước chùa là dòng suối trong mát, dân gian truyền lại rằng: Thuở xưa, mỗi khi người dân đi vào rừng săn bắn, lấy củi, qua đây thường xuống tắm mát ở suối này, tục quen gọi là " Suối Tắm". Cửa Ngăn là nơi giáp ranh giữa núi rừng với vùng đồng bằng ven sông Bạch Đằng. Nơi đây, được gọi là cửa rừng và truyền tụng trong dân gian là nơi ngăn cách giữa cõi Phật với trần tục từ khi núi thiêng Yên Tử có Tăng sỹ đến tu hành và lập chùa thờ Phật.
Thời Trần, chùa Một Mái vốn là Am Li Trần. Cảnh Am tĩnh lặng, cách xa nơi trần tục. Vua Trần Nhân Tông thường sang đây đọc Sách, soạn Kinh. Các Kinh văn, Thư tịch của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử được biên soạn và tàng trữ ở đây, người sau lập chùa ở Am này.
Cả đỉnh Yên Tử như một tòa sen lớn. Mỗi phiến đá là một cánh hoa sen nở. Chùa Đồng tọa lạc trên tòa sen được dựng vào thời Lê do gia đình Chúa Trịnh công đức được đúc bằng đồng. Bên trong thờ tượng Đức Phật Như Lai, tên chữ là “Thiên Trúc Tự” (Chùa Thiên Trúc) Thiên Trúc là tên đất nước của Phật Tổ Như Lai.
Ở vị trí cửa ngõ Trung tâm Khu Di tích lịch sử và Rừng Quốc Gia Yên Tử, Chùa Giải Oan được xây trên nền móng ngôi chùa cũ thời Trần, nơi lập Đàn tràng giải kết oan hồn các Cung Tần Mỹ Nữ.
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt.