==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Bắc Kạn là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Với những ai yêu thích cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hung vĩ thì Du lịch Bắc Kạn luôn là sự lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên, Bắc Kạn còn có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo và phong phú. Là địa phương với nhiều cộng đồng dân tộc vì thế đặc sản Bắc Kạn cũng theo đó mang nhiều nét đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Bởi vậy khi đến đây, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những món ăn rất lạ và độc đáo. Ẩm thực chính là thứ giúp chuyến đi của bạn trở nên trọn vẹn hơn và thử những món ăn địa phương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân quê  Bắc Kạn.

Bắc Kạn có món đặc sản gì hấp dẫn cập nhật 2024

Nói đến đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng nhất có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến cá nướng Pác Ngòi. Đây là loài cá sống nhiều bên hồ Ba Bể và thường được người dân địa phương đánh bắt. Con cá không to bằng ngón tay nhưng thịt của nó chắc và ngọt.

Món cá nướng

Món cá nướng Ba Bể

Để có được món cá nướng, người dân nơi đây phải trải qua một công đoạn sơ chế cá tuy không vất vả nhưng rất mất thời gian. Cá tươi được lựa chọn những con đồng nhất, mổ lấy ruột và rửa sạch, sau đó đem nấu chín. Rồi người ta dùng nẹp tre để tạo thành những chiếc kẹp, mỗi chiếc kẹp có khoảng 8 - 10 con cá. Đem cá đã kẹp ra phơi nắng cho khô. Phơi khoảng 3-4 tiếng là có nắng.

Khi ăn, người ta chỉ việc tháo nẹp tre ra và dùng cồn để nướng (như nướng mực), hoặc kẹp cả cá nướng trên than hồng (nướng than sẽ ngon hơn). Không cần cá nướng kỹ quá vì nó đã được phơi nắng. Người ta chỉ nướng cá vừa chín tới. Nướng vừa đủ cá khô ăn sẽ bớt đắng và thơm ngon.

Không gì thích bằng ngồi ven hồ Ba Bể, nhâm nhi đĩa cá nướng muối ớt với chút rượu ngô. Vị cá thơm, bùi và dai. Rượu ngô cay nhưng vẫn có vị ngọt đầu lưỡi đâu đây.

Khâu nhục

Khâu nhục

Một món ăn nữa có cái tên nghe rất lạ mà mọi du khách đến đây đều muốn nếm thử đó là món khâu nhục. Khâu nhục hay còn được gọi là nằm khâu, một món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa mang một hương vị rất đặc trưng, được chế biền từ thịt ba chỉ hầm nhừ cách thủy.

Tùy mỗi vùng mà khâu nhục sẽ hơi khác nhau về cách chế biến một chút nhưng nhìn chung thì khâu nhục sẽ mang những đặc điểm như thịt thật mềm, béo ngậy, thơm phức khi ăn cực kì vừa miệng.

Để có món khâu nhục thơm ngon cần dùng thịt ba chỉ tươi, cắt miếng vuông, rửa sạch kèm các phụ liệu như rau húng, địa liền, tỏi, ớt, giấm, tiêu, ngũ vị hương, bột ngọt,…Món ăn được chế biến không quá cầu kì phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Đầu tiên là luộc thịt thật kỹ, sau đó vớt ra để nguội rồi cạo sạch phần bì thịt. Tiếp đó sẽ châm thịt cho đến khi bì chảy mỡ để ướp rượu, giấm cho thấm đều. Cuối cùng cho thịt vào chảo mỡ nóng rán vàng rồi vớt ra. Khi thành phẩm, khâu nhục có màu vàng đều, hương vị thơm  ngon lôi cuốn người ăn. Món ăn này thường được người dân Bắc Kạn ăn vào những dịp quan trọng như lễ hội, giỗ chạp,… Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon, béo ngậy của thịt. Cực kì tuyệt vời!

Lạp xưởng

Lạp xưởng

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân ở khắp các bản làng vùng cao Tây Bắc lại rộn ràng đón một năm mới và chuẩn bị những món ăn ngon để cùng quây quần bên gia đình và một món không thể thiếu trong mâm cơm của họ đó là lạp xưởng hun khói. Món ăn này còn có tên gọi khác là lạp xưởng gác bếp, một món ăn truyền thống lâu đời của người dân địa phương.

Cách làm lạp xưởng không quá khó, nhưng để có những chiếc lạp xưởng ngon ra đúng hương vị thì cần phải có kinh nghiệm và sự khéo léo. Khi ăn lạp xưởng Bắc Kạn, bạn sẽ cảm nhận rõ được độ dai của lòng, độ ngọt của thịt nạc, beo béo của mỡ. Đặc biệt bạn còn có thể ngửi thấy mùi của cái nắng vùng cao, mùi khói bếp thoang thoảng, mùi gừng, lá mắc mật, mùi rượu và mật thơm. Tất cả như hòa quyện vào nhau một cách tinh tế tạo nên một món ăn tuyệt vời mà ai đã từng thưởng thức rồi sẽ không quên được hương vị của nó.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến

Du lịch Bắc Kạn du khách sẽ nghe thấy tên một món ăn rất độc đáo được gọi là bánh trứng kiến. Và sẽ không có gì nuối tiếc nếu một lần được ăn thử món ăn này.

Theo tiếng Tày, món ăn này được gọi là “pẻng rày”. Đây là một loại bánh vô cùng đặc biệt và lạ vì được làm từ trứng kiến. Ngoài ra còn có bột gạo và lá non của cây vối. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng các bước làm nên món ăn này khá cầu kì. Người làm phải lấy đủ trứng kiến để làm nhân bánh và công việc này cần nhiều thời gian. Trứng kiến phải là trứng kiến đen, thân nhỏ, đuôi nhọn và đi rất nhanh. Sau khi lấy đủ trứng kiến, công đoạn làm bánh khá công phu và tỉ mỉ nhưng thành quả thì không thể chê. Chính vì thế bánh trứng kiến xứng đáng là món ăn không thể bỏ qua khi đến Bắc Kạn.

Tôm chua Ba Bể

Tôm chua Ba Bể

Một món đặc sản nữa hấp dẫn du khách khi đến vùng đất xinh đẹp này chính là món tôm chua Ba Bể.

Đây là món ăn ưa thích của rất nhiều người dân địa phương và đối với du khách lần đầu đến Bắc Kạn khi nếm thử món tôm chua Ba Bể sẽ không thể quên được dư vị của nó, vị ngọt, chua, cay dịu nhẹ.

Hồ Ba Bể nằm phụ cận sông Năng quanh năm khá nhiều tôm tép nên tôm chua từ lâu đã được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều. Ở đây, tôm chua thường được ăn với thịt chân giò hay thịt ba chỉ luộc kèm khế chua, chuối chát và rau sống ngon vô cùng. Món tôm chua có ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến món tôm chua Khang Ninh – Ba Bể. Tôm chua ở đây có hương vị rất đặc biệt, một mùi vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Đến đây nếu muốn mua món đặc sản này về làm quà, bạn có thể mua ở chợ Khang Ninh nằm trên đường dẫn vào vườn Quốc gia Ba Bể.

Heo sữa quay

Heo sữa quay

Heo sữa quay cũng là một đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng mà du khách nên thử khi ghé  qua đây. Thịt heo được ướp với những gia vị vô cùng phong phú rồi đem nướng trên bếp than hồng. Trong quá trình quay heo đòi hỏi sự tập trung cao độ cua người đầu bếp. Để món nướng được ngon cần giữ nhiêt độ than ổn định,… Thịt heo sau khi chín tái sẽ được cắt nhỏ và bày ra đĩa. Món ăn khi đó vô cùng hấp dẫn, thịt heo ngả màu vàng ruộm, tỏa hương thơm lừng khiến ai nhìn thấy cũng muốn ăn ngay.

Bánh cooc mò

Bánh cooc mò

Nếu du khách đã quá quen với những món ăn mặn tại đây và muốn đổi vị, hãy thử món bánh cooc mò. Nghe tên có vẻ xa lạ nhưng theo tiếng của dân tộc Tày nó có nghĩa là bánh sừng bò. Cái tên đã phần nào nói lên hình dáng của loại bánh này, nếu có dịp ăn thử chắc chắn bạn sẽ bị quyến rũ bởi vị đậm đà, dẻo thơm của bánh.

Nguyên liệu làm nên bánh cooc mò là nếp thơm và lạc đỏ. Một trong những điều làm nên độ thơm ngon của bánh chính ở khâu chọn nguyên liệu và sự khéo léo trong quá trình gói bánh. Những hạt nếp được chọn đều chất lượng, căng bóng. Lá dong gói bánh là những lá xanh và mượt. Đặc biệt 1 điều nguồn nước ở đây được sử dụng là nước suối, trong ngọt và thanh mát. Mỗi buổi sáng thức dậy và được thưởng thức những chiếc bánh dẻo thơm thì quả là một điều tuyệt vời.

Từ lâu đối với người dân miền núi cao nơi đây thì món bánh cooc mò đã trở thành một món quà tinh thần không thể thiếu đối với mọi người trong những ngày lễ tết. Đặc biệt du khách từ xa đến thăm quan nơi đây cũng không quên mang về những chiếc bánh cooc mò vừa lạ, lại vừa ngon làm quà như một đặc sản rừng núi.

Bánh Khẩu Thuy

Bánh Khẩu Thuy

Bánh Khẩu Thuy cũng là một đặc sản hấp dẫn không kém ở Bắc Kạn. Bánh Khẩu Thuy là loại bánh có hình tròn như trứng cút, màu vàng ruộm bởi mật mía. Nó rất ngọt, thơm và giòn. Bánh Khẩu Thuy còn mang hương vị riêng của người Tày và là thứ bánh không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội Lồng Tồng ở Bắc Cạn.

Khi bước vào tháng chạp, bà con người Tày đã bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để làm Khẩu Thuy. Muốn bánh được ngon thì cần nhiều nguyên liệu, nhiều công đoạn và khá cầu kỳ. Người Tày lấy bèo tây đun lên lấy nước, lại lấy cây vông hoa đỏ đốt lên lấy tro. Dùng nước bèo tây và nước tro để ngâm gạo nếp. Ngâm cho gạo nở to rồi đem lên đồ cùng khoai sọ và cho thêm một chút rượu để bánh có vị thơm.

Sau khi đồ chín, cho tất cả vào giã. Giã Khẩu Thuy cũng như giã bánh dày của người Kinh, giã đến khi cối bánh lên bọt trắng, giơ chày quá đầu người không thấy bột bánh dính đầu chày nữa thì mới được. Để giã bánh không phải là công việc đơn giản. Giã xong đợi bánh nguội rồi cắt miếng. Phơi khô tất cả để đợi đến Tết hay lễ tết đem bánh ra ăn.

Công đoạn cuối cùng để hoàn thành món bánh này là tẩm đường cho bánh. Đun sôi mật mía, trút bánh đã rán phồng vào đảo đều, sau đó, đổ ra mẹt đã tra sẵn một chút bột gạo rang. Để giữ được lâu, người ta cho vào túi nilông buộc kín sẽ khiến bánh không bị ỉu mà vẫn giữ được hương vị.

Một số đặc san khác

Bên cạnh đó Bắc Kạn có những đặc sản nổi tiếng bạn có thể mua về làm quà cho người thân và gia đình như miến dong Nà Rì, bánh ngãi, chè Shan Tuyết Bằng Phúc, giảo cổ lam,… đặc biệt đi vào tháng 8 – 10 bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đặc sản quýt Quang Thái, loại quýt ngon và có số lượng rất ít ở vùng này.

PV:TT.Lê Thị Hà Phương

 

 

77 8 85 162 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==