Phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào? Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.
Ăn Tối Hội An, [5 Hoặc Nhiều Hơn] Món Ăn Tối Ngon Nhất Ở Hội An
Đôi nét về Hội An
Phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào? Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.
Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Kiến trúc Phố Cổ Hội An
Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.
Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh mini, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một. Những điều đó đem lại một cuộc sống tự do thoải mái cho người dân địa phương và sự thích thú cho du khách trong chuyến du lịch Đà Nẵng.
Mái ngói
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống.
Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Nên đi đâu khi đến Hội An
Chùa Cầu
Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội An.
Nhà cổ Tấn Ký
Là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội.
Nhà cổ Quân Thắng
Cũng là một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An hiện nay. Phần kiến trúc và điêu khắc tinh tế, sống động của nơi đây do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện theo phong cách vùng Hoa Hạ, Trung Hoa. Qua thời gian, nhà cổ vẫn đứng đó như thách thức thời gian, giúp thế hệ ngày nay hình dung được cuộc sống của tầng lớp thương gia ở Hội An xưa kia.
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách.
Nên ăn món gì khi đến Hội An?
Bánh mì: Bạn nên đến bánh mì Phượng (2b Phan Châu Trinh, Hội An) và Madam Khánh (115 Trần Cao Vân, Hội An). Đây là 2 tiệm bánh mì được các du khách trong và ngoài nước đánh giá là “ngon nhất thế giới”. Nhân bánh mì ở cả 2 quan đều rất phong phú và đa dạng, thậm chí đến cả rau ăn kèm cũng nhiều không kém. Điểm đặc biệt giúp 2 quán bánh mì này níu chân thực khách chính là nước sốt bí truyền của họ. Loại nước sốt này được bà chủ chế biến theo công thức riêng, và chỉ có người kế thừa tiệm bánh mới biết.
Bánh bao, bánh vạc: Để thưởng thức những chiếc bánh bao, bánh vạc nhỏ xinh, thơm ngon nức mũi và giá lại cực rẻ này bạn hãy đến quán Hoa Hồng Trắng, 533 Hai Bà Trưng, Hội An nhé. Vì 2 loại bánh này được làm tương tự nhau lên chúng thường được thực khách gọi cùng nhau, một đĩa có khoảng 5-6 cái bánh bao, bánh vạc, và dường như chưa thực khách nào dừng ở số lượng một đĩa cả. Ngoài ra, quán này cũng có món hoành thánh chiên kiểu Việt Nam rất đặc biệt, bạn cũng có thể thưởng thức nếu vẫn “no bụng đói con mắt” nhé.
Hoành thánh: Món ăn này cũng đa dạng như xiên nướng vậy. Chỗ nào cũng có bán, từ vỉa hè đến những nhà hàng sang trọng. Và địa chỉ gợi ý để bạn thưởng thức hoành thánh ngon, rẻ là quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, hoặc quán ăn 26 Thái Phiên.
Nước mót Hội An bạn đã thử chưa?
Có thể nói đây là một trong những điều đặc biệt của Hội An, món nước mà bạn khó có thể tìm thấy ở một nơi nào khác hay có thể chưa bao giờ nghe tên nhưng lại vô cùng nổi tiếng tại phố cổ. Xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng nước mót đã trở thành một hiện tượng, một nét riêng biệt của du lịch Hội An. Dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ dạo phố với những ly nước mót trên tay. Hay những tấm ảnh check in Hội An chưa bao giờ thiếu những ly nước mót xinh xắn.
Loại nước uống được làm từ Trà thảo mộc & sả, chanh. Nhưng nhiều người vẫn hay gọi với cái tên Mót hơn. Cái tên Mót ra đời bởi một chàng trai 9X còn khá trẻ tên Nguyễn Hữu Xuân (Mót là tên ở nhà). Và chính anh đã tạo nên tên tuổi cho loại nước uống mới lạ này. Đông đảo du khách đã tìm đến quán trà Mót Hội An mộc mạc đơn giản này. Không chỉ bởi món trà ngon mà còn bởi tài nói chuyện lém lỉnh của cậu chủ 9X này đầy duyên dáng và vô tư.
PV&BT: Huyền Trang