Uluru - Kata Tjuta rất rộng lớn, ở đây giống như cảm giác khi bơi dưới Cầu cảng Sydney. Đây là nơi có những kỳ quan thiên nhiên phi thường, các khối đá mang tính biểu tượng đan xen với 30.000 năm di sản văn hóa và tín ngưỡng tâm linh. Có quá nhiều thứ để khám phá, từ những loài động thực vật quý hiếm đến những câu chuyện sáng tạo của tổ tiên, không khí nóng và khô, không có nhiều âm thanh và xe cộ qua lại, tĩnh lặng và bụi bặm nhưng đó mới là Uluru, vốn dĩ nên là như thế. Bạn sẽ có một cuộc phiêu lưu nhiều xúc cảm khó quên về một cảnh quan văn hóa sống động, nơi trái đất và ký ức tồn tại như một.
Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta - Di sản thế giới ở Úc
Vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta - Di sản Thế giới
Uluru-Kata Tjuta nằm ở Northern Territory, thuộc Lãnh thổ Bắc Úc của Úc. Khu vườn nổi tiếng này có diện tích lên tới 1.398km2 đã bao gồm núi đá đỏ Uluru Ayers và thêm 40km chạy về phía Tây. Cách thành phố Ailissibulins 350km về phía Đông, Uluru -Kata Tjuta (còn được gọi là Ayers Rock) được tìm thấy vào năm 1973 và đến năm 1987 vườn quốc gia được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Uluru là khối đá được biết đến nhiều nhất chỉ có một ngọn núi đá nguyên khối khổng lồ duy nhất thuộc dãy núi Ayers. Đây cũng là một trong những biểu tượng tự nhiên đặc trưng nổi tiếng của Xứ sở Kanguru.
Một số núi đơn sa thạch được biết đến rộng rãi trên thế giới có chiều cao 348 mét, dưới mặt đất là một số lượng đá nằm xung quanh khu vực chân núi. Những người thổ dân bản địa nơi đây cho rằng, các vị thần linh rùa đã biến thành Uluru. Kata Tjuṯa (còn được gọi là "The Olgas") là một loạt các mái vòm đá, ở đây có một nhóm 36 vòm đá đã có tuổi thọ đến 500 triệu năm, cách Uluru 36 km về phía tây. Một số nhà địa chất tin rằng nó từng là một tảng đá nguyên khối vượt xa Uluru về kích thước, nhưng nó đã bị xói mòn thành một số khối đá riêng biệt.
Ý nghĩa tên vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta
Tên Uluṟu và Kata Tjuṯa xuất phát từ người Anangu bản địa và có nghĩa là "Mẹ Trái đất" và "Nhiều người đứng đầu". Cả hai Uluru và Kata Tjuta được người dân coi là những nơi linh thiêng, rất có ý nghĩa văn hóa cho các chủ đất truyền thống Anangu. Bởi khu đất thuộc sở hữu của người Anangu, họ đã gắn bó với khu vực này hàng nghìn năm và có một số ghi chép họ đã ở đó đến 10.000 năm. Hiện nay, được chính phủ cho thuê và cùng quản lý bởi người Anangu, bên cạnh các công viên và dịch vụ quản lý của Úc. Du khách sẽ nhận thấy những nỗ lực trong việc bảo vệ toàn vẹn khu vực và khuyến khích sự tôn trọng đối với quan điểm của người Anangu trên mảnh đất này. Và leo núi Uluṟu là bất hợp pháp, một số khu vực xung quanh chân núi Uluru cũng không cho phép chụp ảnh, mặc dù hầu hết công viên không có vấn đề gì. Việc quản lý công viên hàng ngày sẽ do các nhân viên của cơ quan công viên Úc phụ trách.
Tảng đá có mái vòm từ lâu đã đạt được vị thế mang tính biểu tượng như một trong những biểu tượng của lục địa này. Nhìn từ phía xa, núi đá khổng lồ Uluru có hình dạng tròn và bóng nhẵn, toàn vẹn một khối. Núi đá này kéo dài khoảng 5 km bên dưới là đồng bằng sa mạc và có kích thước 3,6 x 2,4 km trên bề mặt, có chiều cao 348m so với đồng bằng (862,5 mét trên mực nước biển) và có chu vi 9,4 km. Một số người nói rằng Uluru là lớn nhất trong số các loại núi này, nhưng cũng nhiều người cho rằng Núi Augustus ở Tây Úc To hơn. Dù như thế nào, khi bạn đứng trước Uluru và nhìn thấy khối lượng khổng lồ của nó nhô lên trên vùng đồng bằng phẳng xung quanh, quả là một kỳ quan rất ấn tượng. Điều đặc biệt nhất mà chỉ cần nhìn vào sẽ có ấn tượng ngay lập tức đó là khối núi đá này trơn nhẵn không có một lại cây cỏ nào mọc lên đó. Ngoài ra, bốn mặt vách của nó dốc đứng nhưng lên tới trên đỉnh lại bằng phẳng như một hòn đảo trồi lên giữa đại dương cũng giống một con thú khổng lồ đang cuộn mình nằm trên mặt đất sừng sững đầy sức mạnh khiến ngọn núi toát lên sự hùng vĩ, tráng lệ. Đó là trên bề mặt, tảng đá cũng kéo dài 2,4 km dưới lòng đất. Người Anangu tin rằng không gian này thực sự rỗng nhưng nó chứa một nguồn năng lượng và đánh dấu nơi bắt đầu thời kỳ mơ của họ. Họ cũng tin rằng khu vực xung quanh Uluru là quê hương của tổ tiên họ và là nơi sinh sống của nhiều tổ tiên.
Tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời ban ngày thay đổi mà màu sắc của núi đá cũng theo đó luân phiên đổi màu.Tảng đá sẽ trải qua những thay đổi màu sắc ấn tượng với màu đất nung bình thường của nó dần dần chuyển sang xanh lam hoặc tím vào lúc hoàng hôn khi ánh chiều tà của mặt trời sắp lặn về phía Tây đến đỏ nhạt vào mỗi buổi sáng bình minh nhưng đến gần trưa lúc ánh nắng gay gắt hơn nó hoàn toàn chuyển thành màu đỏ rực rỡ như một hòn than nóng bỏng khổng lồ. Sự kỳ lạ đó của nó là bởi vì liên quan đến đặc tính của núi đá. Nó thực chất là một khối đá ráp thạch anh, cứng rắn, có cấu tạo chặt chẽ. Vỏ ngoài của đá có màu đỏ vì có chất oxy và sắt khi tiếp nhận sự chiếu rọi của ánh sáng mặt trời và tùy vào thời điểm ánh sáng khác nhau trong ngày mà sẽ đổi màu liên tục, hòn đá còn có tên khác là ”ngũ sắc độc thạch sơn". Trải qua hàng trăm triệu năm, với sự bào mòn của thiên nhiên, kiến mặt đá trở nên bằng phẳng hiền hòa hơn nhưng dù vậy nó vẫn là một sự tồn tại sừng sững.
Hệ sinh thái ở công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta cũng vô cùng phong phú, công viên bảo vệ hàng trăm loài thực vật, 24 loài động vật có vú bản địa và 72 loài bò sát có thể kể đến như Kanguru, Chuột túi đỏ, gấu túi, Quokkas, kiwi, vẹt,... Để bảo vệ những động thực vật này, du khách đến đây không được phép sử dụng xe địa hình Uluru và Kata Tjuta.
Khí hậu trong vườn quốc gia
Khí hậu ở đây cũng thay đổi thất thường, vào tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ có thể nóng như thiêu đốt với nhiệt độ hơn 45 °C - 50 °C và một số khu vực có thể bị đóng cửa để đảm bảo an toàn cho du khách. Tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ giảm mạnh vào ban đêm có thể giảm xuống thấp đến âm 10 °C, đa phần thời gian trong ngày nhiệt độ đôi khi chỉ đạt mức cao nhất là 15 °C. Tháng 4 và tháng 9 có khí hậu ôn hòa và dễ chịu hơn, mặc dù vậy vẫn đủ làm bạn đổ mồ hôi vào giữa ngày.
Các khu vực cắm trại và nhà nghỉ trong công viên đều đã bị đóng cửa từ năm 1983 để bảo vệ môi trường và cuộc sống của động thực vật nơi đây. Và khu nghỉ mát Yulara được tạo ra, đây là làng dịch vụ duy nhất gần đó cách Uluru 15km, được xây dựng để cung cấp nguồn cung cấp và chỗ ở cho du khách đến thăm công viên bởi vì công viên đóng cửa vào ban đêm, ít dịch vụ và không có chỗ ở hay cắm trại.
Di chuyển đến vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta
Để đến tham quan Vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện như đi ô tô nhưng nên cân nhắc vì địa hình ở đây khá nguy hiểm nhất là vào ban đêm vì động vật hoang dã thường ra đường lớn và để an toàn nên tham gia một tour tham quan. Ngoài ra còn có thể đi xe buýt nhưng thời gian sẽ lâu hơn, máy bay hay là trải nghiệm thú vị hơn bằng xe đạp. Cả hai Uluru và Kata Tjuta đều rất có ý nghĩa văn hóa và biểu tượng của tự nhiên Úc.