==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Theo thống kê đại dịch Covid-19 đã làm kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề. Thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng tới các nước đã phát triển mà còn ảnh hưởng tới những nước đang và chưa phát triển. Từ những địa điểm du lịch tên tuổi đến những điểm đến ít người đến cũng đều vắng bóng khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là bằng cách nào đó vừa thu hút được khách du lịch vừa giải quyết được thực trạng trên. Với quan điểm trên bài viết tập trung vào phân tích thực trạng hiện nay từ đó nêu ra xu hướng du lịch trong và ngoài nước trong thời kỳ mới

1. Thực trạng ngành du lịch 

1.1. Nhận định chung du lịch thế giới

Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang phải khắc phục những hậu quả mà covid để lại. Theo đánh giá của ngân hàng Thế giới (WB) thì thời điểm hiện tại có mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất trong 10 năm trở lại đây kể từ khủng hoảng năm 2009

Theo tổ chức du lịch thế giới, số lượng khách hàng du lịch quốc tế năm 2019 du lịch toàn cầu đạt 1.4 tỷ lượt khách. Dự báo đến năm 2023 khách du lịch đạt tới 1.5-1.6 tỷ lượt khách, năm 2030 đạt khoảng 1.8 - 2 tỷ lượt khách. Khi đó, Đông Bắc Á sẽ là khu vực thu hút khách du lịch nhất, Đông Nam Á của chúng ta sẽ đứng vị trí thứ 4 về hút khách du lich. 

Cũng ước tính của hiệp hội du lịch thế giới. Khách du lịch mục đích tham quan giải trí sẽ chiếm 54%, thăm hỏi sức khoẻ tôn giáo là 31%, công việc là 15%. Trong đó nhu cầu trải nghiệm mới mẻ, giá trị truyền thống, giá trị sáng tạo, công nghệ cao sẽ chiếm phần lớn trong xu hướng du lịch. 

Với tình hình già hoá dân số nhanh như hiện này, nhu cầu về chất lượng cuộc sống, sức khỏe , chữa bệnh ngày càng được chú ý đòi hỏi chất lượng rất cao và đồng thời là số lượng ngày một tăng của khách du lịch. Bên cạnh đó để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không rào cản địa lý, rút ngắn thời gian di chuyển, yếu tố phương tiện cũng là mối quan tâm đầu tiên với khách du lịch trước khi đi tới bất cứ đâu. Và hiện nay với sự phát triển như vũ bão của những hãng hàng không đã tạo nên thi trường di chuyển sôi động, giàu tính cạnh tranh đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Theo dự báo 2023 đi lại bằng đường không vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất 52% so với 48% của tất cả phương tiện mặt đất cộng lại. Du lịch Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều đề cao xu hướng phát triển bền vững trong xu thế chung hiện tại.

1.2. Nhận định về ngành Du lịch ở Việt Nam

Về khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế từ 4 năm từ 2016 - 2019 đạt khoảng 22% 

Về tổng thu du lịch. Năm 2018, doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 620 nghìn tỷ đồng (tăng 21% so với 2017) đóng góp trực tiếp 8,5% vào GDP. Năm 2019 đóng góp ước tính 726 nghìn tỷ USD (tăng hơn 17% so với 2018). Trong số 8 nguồn thu nhập ngành du lịch thì khối kinh doanh nhà hàng  - khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu. Dịch vụ cho thuê phòng chiếm 23%, ẩm thực chiếm 23%, đi lại chiếm 21%. Tổng nguồn thu từ 3 dịch vụ trên là 67%, còn lại dịch vụ khác chiếm 33% như mua sắm, văn hoá, thể thao, giải trí, y tế,…  Từ những số liệu được liệt cho thấy tín hiệu tích cực khi GDP năm sau tăng hơn năm trước. 

Nhìn tổng quan, khách du lịch từ Đông Bắc Á luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và đây cũng là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, đặc biệt là Trung Quốc. Theo cục thống kê, năm 2020 do việc đóng cửa biên để ngăn chặn covid lây lan nên lượng khách du lịch giảm mạnh 79% so với năm 2019, vào tháng 5/2020 có dấu hiệu phục hồi từ việc kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng rồi cũng lại đóng băng vào tháng 8 cùng năm. Thực trạng này đã làm những lao động trong ngành du lịch bỏ việc, chuyển sang ngành nghề khác kiếm công ăn việc làm duy trì cuộc sống. 

Để đối phó với tình hình khó khăn đó, Đảng và nhà nước đã đề ra chính sách hỗ trợ kinh tế cho ngành du lịch. Cụ thể là các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch như giãn hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất, đẩy mạnh đầu tư công và đề ra rất nhiều phương án phục hồi kinh tế hậu covid. 

2. Xu hướng ngành du lịch trong thời gian sắp tới 

Như đã đề cập ở trên, du lịch là ngành bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, trong đó như về nhu cầu đời sống bình thường của người dân, về tác động của môi trường, thay đổi khí hậu, về dịch bệnh… Nên để đưa ra được xu hướng phát triển ngành du lịch và nhu cầu du lịch của du khách thì vai trò của việc đánh giá được các yếu tố liên quan là điều tiên quyết. Qua phân tích cũng như khảo sát tài liệu của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước, tác giả nêu ra một số xu hướng du lịch cho khoảng thời gian tới như sau.

2.1 Xu hướng du lịch với những điểm đến an toàn

Hiện nay với tình hình dịch bệnh trên Thế giới hay cả Việt Nam đang diễn biến phức tạp, bên cạnh đó là sự bất ổn về chính trị, xã hội ở các quốc gia đã và đang tác động thẳng đến quyết định chính của du khách trong việc đi du lịch của họ, và điểm đến du lịch an toàn và thân thiện sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi dịch bệnh được kiểm soát và mọi hoạt động sinh hoạt quay trở lại trạng thái bình thường mới. Đối với các quốc gia quản lý về du lịch, các địa phương cấp cơ sở, cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch của điểm đến cần áp dụng nhiều biện pháp khắt khe để đảm bảo an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn dịch tễ cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hoạt động dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, quán bar, phương tiện vận … Cần được chú trọng để tâm trước tiên.

2.2. Xu hướng du lịch được đảm bảo đầy đủ về bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe

Covid-19 được dự báo sẽ chưa thể kết thúc ngay. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch cần nắm được tình trạng về hệ thống chăm sóc sức khỏe của điểm đến và các gói bảo hiểm du lịch ngoài những thông tin về điểm đến, dịch vụ…Những thông tin như vậy sẽ giúp khách du lịch giảm hoài nghi và yên tâm bản thân để đưa ra quyết định cho chuyến đi của chính mình

2.3.  Xu hướng du lịch thay đổi từ nhu cầu du lịch ngoài nước chuyển sang nhu cầu du lịch trong nước

 Xuất phát từ lệnh cấm vận xuất nhập cảnh, hạn chế đi lại quốc tế và ở tại Việt Nam, cùng với sự hoài nghi về độ an toàn và chi phí y tế của hệ thống y tế ngoài nước cộng với tâm lý không được đi lại giao thông thoải mái, giao lưu của con người khi bị hạn chế, sự kìm nén về sự khám phá và sự hạn hẹp về tài chính, du lịch nội địa sẽ là lựa chọn tốt hơn du khách Việt Nam và các nước trên thế giới. Thị trường du lịch nội địa Việt Nam có tín hiệu phục hồi mạnh. Bên cạnh sự chuyển đổi từ phát triển du lịch inbound, outbound sang du lịch trong nước, thị trường du lịch quốc tế gần với chương trình tham quan lưu trú ngắn hạn sẽ phát triển mạnh hơn sản phẩm lưu trú dài hạn dành cho du khách ở các thị trường ngoài nước khi du lịch quốc tế được mở cửa trở lại.

2.4.  Xu hướng sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói

 Xu hướng sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói đầy đủ combo thiết kế sẵn lịch trình dành cho các nhóm nhỏ hoặc gia đình cũng sẽ là những lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Hay có thể nói khác rằng, loại hình đi du lịch tự do dùng những combo chọn gói đến những điểm gần sẽ phát triển. Nếu như trước khi dịch Covid-19 nổ ra, nhờ công nghệ và các phương tiện thanh toán nở rộ, tỷ lệ sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng giảm do du khách có nhiều lựa chọn và có thể dễ dàng tự thiết kế chuyến đi hoặc kỳ nghỉ cho riêng họ, kể cả những điểm xa. Hiện nay, do dịch bệnh, việc ăn uống tự do chưa được đảm bảo, khách du lịch bắt buộc phải thực hiện vệ sinh và các biện pháp giãn cách xã hội hoặc đảm bảo an toàn cho chính họ. Do vậy, khách du lịch có xu hướng sử dụng dịch vụ trọn gói từ ăn, ở, đi lại của đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

2.5.  Xu hướng áp dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, internet để nghiên cứu kỹ lịch trình trước khởi hành

Với diễn biến khôn lường của đại dịch, khách du lịch qua các sản phẩm công nghệ tân tiến hiện nay được các nhà mạng hay cũng như người làm công nghệ cung cấp để đầu tư thời gian hơn vào việc tìm hiểu thông tin trước khi quyết định hành trình hay đặt trước dịch vụ cho kỳ nghỉ, cũng như thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng. Họ thu thập thông tin nhiều hơn về điểm đến, dịch vụ, các biện pháp an toàn để đảm bảo… Từ đó ra quyết định, thanh toán sản phẩm du lịch chọn trước. Bên cạnh các cách sử dụng ứng dụng trực tuyến khám phá trước điểm đến khách du lịch còn thu thập thông tin bằng cách thông qua bạn bè, người thân, bài đăng của công ty, nhà cung cấp dịch vụ du lịch phát trực tiếp để thoả mãn trí tưởng tượng cũng như muốn xem thực tại hình ảnh của điểm đến khi mà chưa thể trực tiếp đến nơi…

Xu hướng này đồng nghĩa là các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch, cung cấp dịch vụ cần ứng dụng nhiều hơn về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (như robot phục vụ thay thế con người), vào công tác quản trị cũng như công tác quản lý tài chính qua phần mềm, công tác quảng bá, giới thiệu, marketing sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu, sự tò mò thăm thú, nâng cấp chăm sóc khách du lịch tốt hơn.

2.6. Xu hướng du lịch linh hoạt trong sử dụng dịch vụ

Trong bối cảnh hạn chế đi lại cũng như việc đóng cửa biên có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào vì đại dịch, khách du lịch sẽ ưu tiên những cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có nhiều lựa chọn linh động và chính sách hợp lý trong việc thay đổi ngày giờ, hoãn, huỷ đặt chỗ vào phút cuối. Thời điểm hiện tại, việc doanh nghiệp đưa ra lựa chọn đa dạng, có chính sách linh động thu hút được sự chú ý của khách hàng. Những chính sách này sẽ đóng vai trò lớn trong quyết định đặt chỗ nhằm hạn chế những rủi ro có khả năng xảy ra trong chuyến du lịch.

2.7. Xu hướng du lịch gần, ngắn, nhóm nhỏ hoặc gia đình

 Đây là xu hướng phổ biến xuất hiện trong thời điểm gần đây để bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Vì vậy, đây là cơ hội cho các vùng sâu vùng xa nông thôn, miền núi, hải đảo có cơ hội phát triển thu hút du khách và đẩy nhanh hoạt động du lịch phát triển.

2.8.  Xu hướng du lịch quốc tế cần bằng thẻ xác nhận đã tiêm Vaccine

 Hiện nay, việc phong tỏa hạn chế đi lại, xuất cảnh quốc tế ở các đất nước trên thế giới và Việt Nam để kìm hãm lây lan do Covid-19 gây ra, đặc biệt được thắt chặt. Với ý tưởng dùng hộ chiếu vaccine nhằm xác nhận được tình trạng sức khỏe của du khách đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe du khách khi đi du lịch ở nước sở tại, của điểm đến là yếu tố then chốt thích nghi với đại dịch. Những ý tưởng trên đang có những luồng phản ứng trái chiều của cộng đồng người dân trong việc kiểm tra, cấp phép, quản lý cũng như phân biệt đối xử… Mặc dù xu hướng này tuy chưa thể đưa vào thực tiễn, mới dậm chân ở ý tưởng, nhưng vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý du lịch, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch nắm bắt được thời cơ thị hiếu của thị trường để có chính sách đối phó tối ưu trong việc thu hút khách du lịch này khi thành hiện thực.

Kết luận

Bài viết về những phân tích nghiên cứu này nhằm đưa ra được phần nào đó về thực trạng của du lịch hiện nay ở Việt Nam và thế giới, qua đó nhìn được những khó khăn và thách thức mà ngành Du lịch ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đối diện. Đồng thời, trên cơ sở phân tích, tổng hợp và đưa ra được một số xu hướng du lịch trong và hậu dịch Covid-19 trong thời gian sắp tới. Các xu hướng du lịch ở thời điểm hiện tại chủ yếu dựa trên mục đích phát triển du lịch và thực tiễn hoạt động du lịch trong nghịch cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra khó lường, cũng như thông qua phân tích đánh giá thị trường, thị hiếu của khách du lịch trong thời kỳ sắp tới. Bài viết mang tính chất tham khảo, về thực trạng và xu hướng du lịch mới của du khách cũng như đối với các nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm du lịch, mở ra  những điều mới mẻ trong chính chính sách hay cách thúc đẩy phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới.

 

 

Thực trạng và xu hướng du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới

Thực trạng và xu hướng du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
29 3 32 61 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==