Du lịch xanh là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, du lịch xanh đã quay lại và trở nên đặc biệt phát triển tại Việt Nam. Để có thể nắm bắt được cơ hội này, phát triển du lịch xanh tại Việt Nam cần rút cho mình kinh nghiệm của các quốc gia khác, và định hình rõ triển vọng trong tương lai của ngành này.
Chiến lược phát triển du lịch Xanh theo xu hướng tương lai
1. Khái niệm “Du lịch xanh”
Khái niệm du lịch xanh lần đầu được nhắc đến vào những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, khái niệm này thực sự được chú ý tới khi mà có sự xuất hiện của hình thái du lịch sinh thái. Cũng xoay quanh vấn đề này, có rất nhiều các nhà nghiên cứu đưa ra những cách hiểu khác nhau về ba chữ “Du lịch xanh”.
Nhưng tựu chung lại, ta có thể hiểu đơn giản du lịch xanh là loại hình du lịch mà ở đó có sự gần gũi với thiên nhiên, lồng ghép những giá trị văn hóa, giáo dục… Tất cả cùng góp phần vào nỗ lực phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động thực vật quý hiếm.
Du lịch xanh gắn với kinh tế xanh
Việc phát triển du lịch xanh đã đóng góp trực tiếp và ngành kinh tế, vì vậy, muốn phát triển được du lịch xanh cần gắn bó chặt chẽ với kinh tế xanh. Một nền kinh tế xanh sẽ là bước đà lớn để du lịch xanh được phát triển.
Hiện nay, du lịch xanh bao gồm 4 phần, mỗi phần đều là những nội dung quan trọng.
Trách nhiệm đối với môi trường. Trách nhiệm bảo vệ môi trường được hiểu là nhiệm vụ bảo vệ, bảo tồn và nâng cao hơn nữa vai trò của thiên nhiên. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái giữa các môi trường sống.
Tính bền vững trong phát triển kinh tế tại địa phương. Du lịch xanh mới muốn phát triển còn phải đảm bảo yếu tố bền vững, lâu dài, đảm bảo cuộc sống cho người dân địa phương.
Tính đa dạng sinh học. Đảm bảo và phát triển về đa dạng sinh học là những yếu tố hàng đầu của du lịch xanh. Có thể nói, đây chính là điểm rõ nhất để phân biệt du lịch xanh và các loại hình du lịch khác
Sự đa dạng về trải nghiệm. Sự đa dạng trải nghiệm đến từ nhiều hoạt động khác nhau, và du lịch xanh lấy trọng tâm là trải nghiệm về cuộc sống, thiên nhiên để phát triển. Việc tổ chức, thành lập nên những chương trình trải nghiệm vừa giúp nâng cao du lịch, vừa giúp bảo tồn văn hóa.
Mỗi ý trên đều mang tính khái quát khá cao, mỗi vấn đề nêu trên đều mang tính cốt lõi trong phát triển du lịch xanh. Muốn phát triển du lịch xanh thành công cần phải thực hiện đầy đủ bốn nội dung trên, Và có thể nói rằng, con đường phát triển du lịch xanh là một con đường dài, yêu cầu sự bền bỉ, kiên trì và liên tục.
2. Chiến lược phát triển của Việt Nam
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được tính từ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tuổi.
Đây có thể nói là giai đoạn khó khăn bậc nhất đối với bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch đã dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi phát triển du lịch xanh. Điều này đã yêu cầu các cấp lãnh đạo cần đưa ra những phương hướng mới trong chiến lược, phù hợp với thực tiễn.
Trong chiến lược phát triển du lịch của mình, Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm du lịch xanh là một xu thế tất yếu. Trong hiện tại và tương lai đây sẽ là một hướng đi mới, bền vững của du lịch Việt Nam.
Phát triển du lịch xanh tại Việt Nam đề cao tính sáng tạo thích ứng với môi trường tự nhiên nhưng cũng dần hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Du lịch phát triển phải sẵn sàng đối mặt với biến đổi khí hậu, nguyên nhân hàng đầu gây nên những thiên tai, bão lũ, hiện tượng thời tiết tiêu cực, làm hạn chế sự phát triển của du lịch.
Bên cạnh đó, phát triển du lịch xanh cũng cần gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ. Ứng dụng những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực kỹ thuật vào du lịch giúp nâng cao hơn tính “xanh”.
Quan trọng nhất là sự đầu tư nghiêm túc của chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện để du lịch xanh phát triển. Có như vậy mới tạo nên sự yên tâm từ phía các nhà đầu tư, thúc đẩy rót vốn, đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân địa phương.
Như vậy, du lịch xanh là một trong những hướng phát triển du lịch trọng điểm của Việt Nam trong thời gian tới. Học hỏi từ những kinh nghiệm đi trước của các quốc gia láng giềng, Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong phát triển du lịch xanh.