==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Di tích lịch sử Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954, mà cho đến hôm nay dư âm vẫn còn vang vọng mãi. Và từ đó, chúng ta vô cùng tự hào, một lòng tôn kính khi nhắc về “người anh cả” của quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hãy cùng VietSense Travel tìm hiểu về khu di tích lịch sử nổi tiếng này nhé!

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - Dấu ấn lịch sử dân tộc

Di tích lịch sử - Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, nằm giữa khu rừng thâm u già cỗi dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Đây là trụ sở làm việc chính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và nhiều cán bộ chỉ huy khác.

Mỗi mét vuông Mường Phăng đều chứa đựng những kỷ niệm giữa dân làng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã lãnh đạo Chiến dịch Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng chấn động thế giới. Mường Phăng bây giờ trở thành điểm đến cho những ai muốn đến xem chứng tích chiến trường kết hợp tham quan du lịch.

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 1

Tại Sở chỉ huy chiến dịch tại xã Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những mệnh lệnh, chỉ thị tấn công có ý nghĩa quan trọng và tính chất quyết định, mà đỉnh cao là vào ngày 7/5/1954 lệnh tổng tiến công đánh trên toàn mặt trận, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu.

Một khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ hàng thế kỷ được người dân Điện Biên kính trọng gọi là “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bởi nơi đây gắn bó mật thiết với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chiến thắng chấn động thế giới. Khu rừng vốn là nơi đặt Tổng hành dinh của Chiến dịch Điện Biên Phủ và nay trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đến xem chứng tích chiến trường.

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 2

Di tích Ban chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dọc theo một con suối nhỏ quanh chân núi Pú Đồn và có diện tích khoảng 90km2. Tại căn cứ chỉ huy này được bố trí bao bọc trước sau và liên hòa thành một hệ thống.

Ở đây có tháp canh số 1, hầm thông tin liên lạc, đài quan trắc, lán trại bố trí thuận tiện và bảo mật, nơi làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái, hội trường, hầm Bộ Chính trị. Mọi thứ đều được sắp xếp một cách hợp lý để thuận tiện cho các cuộc họp khẩn cấp và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Bao quanh sở chỉ huy là rừng nguyên sinh rậm rạp và công tác bảo vệ rừng được ưu tiên, đặc biệt là trong mùa khô.

Dọc đường vào di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ rất đẹp, có núi, có rừng rất đẹp và đặc biệt có hồ chứa nước rộng 60 ha cung cấp nước cho các công trình thủy điện Thác Bay và Nà Lơi. Lòng hồ bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ và hơn 200 ha thảm thực vật rừng bao phủ thành phần thực vật nên rất tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Nhưng đến đó phải mất hai giờ đi ô tô vì đường quanh co và nhiều đồi núi, mặc dù phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ từng là căn cứ địa trong 105 ngày (từ ngày 31-1-1954 đến ngày 15-5-1954).

Trụ sở chính trong rừng vẫn còn nguyên vẹn. Trải qua hơn 66 năm, toàn bộ khu phức hợp, bao gồm cả những nơi trú ẩn và lều, đã được bảo vệ và giữ nguyên vẹn. Đối với người dân địa phương, đó là một khu rừng thiêng mà họ bảo tồn.

Cạnh nơi nghỉ ngơi và làm việc của Đại tướng có một hầm trú ẩn chạy dài được đào xuyên qua lòng núi để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người chỉ huy vĩ đại của dân tộc. Vào những khi quân địch ném bom dữ dội, Đại tướng sẽ vào hầm trú ẩn này để làm việc và nghỉ ngơi trong đây.

Du khách đến đây có thể tìm hiểu về những gian khổ của chỉ huy và binh lính mà họ đã phải chịu đựng trong thời gian chiến tranh. Từ hầm chỉ huy lên núi khoảng 6 km. Du khách đến nơi này cũng có thể tìm hiểu về những khó khăn mà chỉ huy và binh lính phải chịu đựng trong thời gian chiến tranh.

Du khách đến khu di tích sẽ được trải nghiệm đi qua đường hầm xuyên núi dài 69 m, nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tham mưu trưởng Thiếu tướng Hoàng Văn Thái và hầm của Ban cố vấn Trung Quốc, các chỉ huy quân sự khác, nhà hội trường, hầm Ban Chính Trị.

Tiến lên đỉnh Pù Huột là nơi đặt tháp canh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ đây, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thị xã Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm cố thủ của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, cầu Mường Thanh…

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 3

Ngày nay, cùng với cảnh quan thiên nhiên, toàn bộ Khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được bảo tồn, tôn tạo khang trang, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế và cả các cựu chiến binh đến xem lại chứng tích chiến trường xưa.

Và cùng với cảnh quan thiên nhiên, toàn bộ khu di tích đã được tôn tạo để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và cả các cựu chiến binh đến xem chứng tích chiến trường xưa.

Nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng đài Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng các lực lượng vũ trang mừng chiến thắng Điện Biên Phủ vừa được hoàn thành. Tượng đài được đặt trên đường vào Khu di tích xã Mường Phăng.

Bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh khi hướng dẫn viên bắt đầu kể cho du khách nghe về cuộc khởi nghĩa của nông dân Hoàng Công Chất vào thế kỷ 18 chống quân Lê, chúa Trịnh. Hai thế kỷ sau, Mường Phăng là nơi đặt trụ sở của Ban chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đối với người dân địa phương, đó là khu rừng thiêng mà họ phải giữ gìn. Họ gọi khu rừng đó là “rừng Đại tướng” và đặt biệt danh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “ông tổ” của làng họ và nơi trú ẩn của ông là “nhà Tổ”.

Sau lưng là đồi Pù Cà, đỉnh là nơi đẹp nhất để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Điện Biên, thung lũng Mường Thanh và các căn cứ cũ của quân đội Pháp bao gồm các ngọn đồi mang tên Him Lam, Độc Lập, D1, C1, A1 và cây cầu Mường Thanh nổi tiếng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái sống trong một ngôi nhà cạnh đường hầm nằm khuất trong lòng một ngọn đồi để tránh pháo kích của địch.

Khu di tích lịch sử Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo tồn tốt, kinh tế - xã hội ở Mường Phăng được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Không chỉ người dân Mường Phăng, Điện Biên tự hào vì đây là nơi làm việc của vị tướng anh hùng của dân tộc, cùng đồng hành sát cánh bên nhau vượt qua gian khổ tàn khốc nhất lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ.  Mà chỉ cần là người con đất Việt thì đây là nơi thiêng liêng và đáng quý trọng cần được bảo tồn mãi để nhớ ơn và tưởng niệm về một thời hào hùng của đất nước.

Mường Phăng đã trở thành quê hương thứ hai của Đại tướng. Và khi ghé vào di tích Sở chỉ huy người dân Mường Phăng lại nhớ về hình ảnh vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, người anh hùng vĩ đại của nền độc lập dân tộc và chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn khắc sâu trong tâm khảm họ.

Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ mãi mãi trường tồn, điểm tham quan này không chỉ là dấu ấn lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam mà còn thu hút bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, níu kéo đông đảo du khách đến Điện Biên. Hy vọng qua những chia sẻ của VietSense Travel trong bài viết bạn sẽ hiểu hơn về Khu di tích nổi tiếng này và có một chuyến tham quan du lịch đến đây vui vẻ.

 

 

50 5 55 105 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==