Văn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289
Tổng đài: 1900 54 55 19
Cùng với lịch sử hàng ngàn năm của mình, văn hóa Trung Hoa cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau về tết Trung thu truyền thống. Cùng Vietsense vi vu khám phá du lịch Trung Quốc và tìm hiểu về những truyền thuyết thú vị này nhé.
Tết trung thu là dịp lễ lớn thứ 2 trong năm của người Trung Quốc, chỉ đứng sau tết Nguyên Đán cổ truyền. Tuy ngày lễ chính là 15/8 âm lịch nhưng dường như không khí tết trung thu đến sớm hơn trước cả tháng khiến ai nấy cũng háo hức, cũng mong chờ giờ phút đoàn viên bên mâm cơm gia đình. Cùng với lịch sử hàng ngàn năm của mình, văn hóa Trung Hoa cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau về tết Trung thu truyền thống. Cùng Vietsense vi vu khám phá du lịch Trung Quốc và tìm hiểu về những truyền thuyết thú vị này nhé.
Nếu ai là một tín đồ phim Trung Quốc thì chắc chắn đã từng xem qua bộ phim về truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ. Truyền thuyết này tại Trung Quốc cũng có nhiều dị bản khác nhau nhưng phiên bản phổ biến nhất được lưu truyền vẫn là: Vào thời xưa, khi trên bầu trời không chỉ có một mà có tới 10 mặt trời cùng lúc chiếu sáng khiến cho cỏ cây xơ xác, cuộc sống con người cũng vì thế mà trở nên khó khăn, khốn đốn. Đến lúc này, một cung thủ có tên là Hậu Nghệ đã xuất hiện và bắn rơi 9 mặt trời.
Người này chỉ để lại một mặt trời để tỏa sáng cho trái đất, mang tới cuộc sống tươi đẹp hơn cho loài người. Sau này Hậu Nghệ gặp gỡ và kết hôn với một người phụ nữ xinh đẹp có tên là Hằng Nga. Để ghi nhận đóng góp của Hậu Nghệ cho loài người, Tây Vương Mẫu đã ban cho anh viên thuốc trường sinh bất lão để có thể thành thần tiên. Nhưng vì muốn sống cùng vợ, Hậu Nghệ manggiaaus viên thuốc đi. Sự việc truyền đến tai Bàng Mông, một học trò của Hậu Nghệ. Hắn đã nảy sinh ý đồ đánh cắp viên thuốc. Khi Hậu Nghệ đi săn, tên học trò đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc. Trong tình huống cấp bách, cô đành nuốt trọn viên thuốc tiên và hóa phép bay thẳng về trời. Để được gần bên chồng, Hằng Nga ở lại cung trăng, ngày đêm trông ngóng về quê hương.
Dưới trần gian, vì thương nhớ người vợ hiền nên cứ vào dịp trăng tròn, Hậu Nghệ lại bày một mâm cỗ với những món ăn vợ thích để hi vọng Hằng Nga có thể trông thấy chồng từ trên cung trăng. Phong tục này lâu dần được đông đảo người dân học theo và trở thành lễ trung thu với ước mong gia đình sum vầy, cầu mong may mắn,...
Theo truyền thuyết nổi tiếng Trung Quốc, trước đây có ba vị thần đã cải trang thành những người nghèo khó để thử lòng cáo, thỏ và khỉ. Trong khi khỉ và cáo trao thức ăn cho những người nghèo khó ấy thì chỉ có thỏ là không có gì. Và bất ngờ hơn khi thỏ trắng vì lòng tốt bụng đã nói “Các vị hãy ăn thịt tôi”, sau đó nhảy vào lửa. Quá bất ngờ và cảm động trước tấm lòng của thỏ trắng, ba vị thần đã mang theo thỏ lên cung trăng. Từ đó người ta thấy thỏ ngọc được ở lại với Hằng Nga, ngày ngày giã thuốc trường sinh cho các vị thần trên thiên đình.
Bánh trung thu là loại bánh có tuổi đời hơn ba ngàn năm trước, xuất hiện lần đầu dưới triều đại nhà Thương ở Trung Quốc với tên gọi ban đầu là Taishi nhưng chưa được phổ biến. Mãi sau này, vào cuối triều Nguyên, khi mà sự cai trị tàn khốc của triều đình đã khiến cho các lực lượng nổi dậy liên kết với nhau, đứng đầu là Chu Nguyên Chương. Trong lúc buồn phiền vì không tìm ra được cách để truyền đạt được thông điệp, Lưu Bá Ôn đã hiến kế cho Chu Nguyên Cương dùng một kế sách.
Họ dùng giấy viết, hẹn ngày khởi nghĩa vào đêm trăng sáng, cũng chính là vào ngày 15/8 âm lịch, tờ giấy ấy được đặt vào giữa những chiếc bánh hình tròn và gửi làm quà cho các binh sĩ. Sau này, khi cuộc chiến thành công, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, tục ăn bánh vào ngày trăng tròn đã trở nên phổ biến trên cả nước. Vào ngày này, những thành viên trong gia đình cùng sum vầy ăn bữa cơm thân mật, tặng bánh trông trăng và cùng cầu mong sức khỏe, hạnh phúc tròn đầy, viên mãn.
Trung Quốc còn rất nhiều những nét đẹp văn hóa cũng như cảnh sắc đang chờ đón bạn khám phá. Liên hệ ngay với VietSense Travel để sở hữu ngay tour du lịch Trung Quốc và hòa mình vào lễ hội trung thu tưng bừng nơi quốc gia tỷ dân này nhé.
Hương Đỗ
Dubai tháng 11 là thời khắc hiếm hoi khi thành phố khô nóng quanh năm trở nên dễ chịu đến bất ngờ. Thời tiết mát mẻ, bầu trời trong xanh, nắng không còn gay gắt mọi thứ vừa đủ để bạn khám phá mà không mỏi mệt. Vậy nên Vietsense Travel tin rằng lựa chọn du lịch Dubai tháng 11 chính là quyết định thông minh giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn cả văn hóa lẫn cảnh quan nơi đây.
Vũ Hầu Tự (武侯祠) là một trong những đền thờ nổi tiếng ở Trung Quốc, được xây dựng nhằm tưởng nhớ và thờ phụng Gia Cát Lượng (Gia Cát Vũ Hầu), một vị quân sư lỗi lạc, chính trị gia và chiến lược gia kiệt xuất thời Tam Quốc (220–280). Vũ Hầu Tự không chỉ là di tích lịch sử quan trọng mà còn là một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, đặc biệt ở vùng Tứ Xuyên.
Công viên gấu trúc Thành Đô (Chengdu Research Base of Giant Panda Breeding) là một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và triển lãm gấu trúc nổi tiếng nằm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất để quan sát và tìm hiểu về loài gấu trúc, đặc biệt là gấu trúc khổng lồ – biểu tượng quốc gia của Trung Quốc.
Dubai - thành phố của những điều không tưởng: trượt tuyết, ngắm hoàng hôn giữa lòng sa mạc, shopping trong trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, nghỉ dưỡng tại khách sạn dát vàng xa hoa nhất hành tinh… Nếu bạn đang tìm kiếm thời điểm lý tưởng để tận hưởng tất cả những điều này, thì du lịch Dubai tháng 10 chính là gợi ý đáng để cân nhắc. Vì sao lại như vậy? Bài viết này, Vietsense Travel sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.
Đô Giang Yển" (都江堰) là tên của một công trình thủy lợi cổ nổi tiếng ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời nhà Tần, khoảng hơn 2.000 năm trước. Đây là một hệ thống đập và kênh đào trên sông Mạc La (Min River), thuộc tỉnh Tứ Xuyên, dùng để điều tiết nước, ngăn lũ và tưới tiêu cho vùng đất châu thổ rộng lớn, giúp phát triển nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân địa phương. Đô Giang Yển được xem là một kỳ quan kỹ thuật thủy lợi cổ đại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Tứ Xuyên và cũng là minh chứng cho trình độ kỹ thuật thủy lợi tiên tiến của người xưa. Hiện nay, Đô Giang Yển cũng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.