==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đó là cả một câu chuyện dài, một hành trình dài tưởng chừng không có hồi kết. Một hành trình phải đánh đổi bằng mồ hôi, máu và nước mắt, thậm chí đánh cược bằng cả mạng sống để tìm được đến miền đất hứa. Câu chuyện của một NGƯỜI RƠM đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng ấy sẽ cho chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về hành trình đầy đau khổ này.

Người Rơm Và Hành Trình Sinh Tử Đi Tìm Miền Đất Hứa (Phần 1)

Đó là cả một câu chuyện dài, một hành trình dài tưởng chừng không có hồi kết. Một hành trình phải đánh đổi bằng mồ hôi, máu và nước mắt, thậm chí đánh cược bằng cả mạng sống để tìm được đến miền đất hứa. Câu chuyện của một NGƯỜI RƠM đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng ấy sẽ cho chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về hành trình đầy đau khổ này.

Những ngày gần đây, không chỉ dư luận thế giới, báo chí Việt Nam mà ngay cả cộng đồng mạng dường như cũng sục sôi, dậy sóng với thông tin phát hiện 39 người tử vong trên xe container tại vùng Essex nước Anh. Càng đau đớn và bất ngờ hơn khi hàng chục hộ gia đình tại Nghệ Anh, Hà Tĩnh làm đơn kêu cứu vì nghi ngờ những nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ấy chính là con em, là người thân của mình đang bị mất liên lạc khi trên đường tìm cách sang Anh để lao động. Đến lúc này, người ta mới bắt đầu bàn tán và nói nhiều về vấn đề và những con người di dân, nhập cư bất hợp pháp và cụm từ “Người rơm” được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày qua.

“Người rơm” là một danh từ mà bản thân nó đã nói nên nỗi cay đắng, nó chất chứa cả máu, nước mắt và nhiều khi là cả thân xác và tính mạng mà cộng đồng người Việt tại Anh dùng để nói về những người nhập cư, di dân bất hợp pháp. Những ngày này, trong lúc lang thang trên mạng tìm đọc những thông tin liên quan đến vụ 39 người tử vong, tôi có tình cờ đọc được những dòng tâm sự, trải lòng hay nói đúng hơn là những dòng hồi ức viết về hành trình đầy khó khăn, gian khổ, cay đắng và tủi hờn của một người Việt đã từng trải qua những giây phút sinh tử để tìm đường tới nước Anh xa xôi, đi tìm miền đất hứa.

Những bài viết này được viết cách đây 2-3 năm chứ không phải có sự kiện này mới viết nhưng dường như bởi vì sự kiện này xảy ra mà nó mới được mọi người quan tâm và biết tới. Thông thường website VietsenseTravel.com chỉ là nơi chia sẻ những tin tức hữu ích liên quan tới du lịch, tới những điểm đến, kinh nghiệm hay trải nghiệm để du khách có thể tham khảo cho những hành trình du lịch của mình. Thế nhưng hôm nay, tôi xin mạn phép trích lược những dòng hồi ức của nhân vật đặc biệt này (sau khi đã được sự cho phép của anh) để người đọc nói chung và du khách quan tâm tới du lịch Anh nói riêng có một cái nhìn toàn cảnh, trọn vẹn hơn và hiện thực hơn về những người Việt đang làm việc và sinh sống tại Anh, những người Việt đã ra đi tìm một miền đất hứa với nỗi đắng cay khó nói thành lời. Và tôi gọi những dòng hồi ức ấy là “Người rơm và hành trình sinh tử đi tìm miền đất hứa”.

Người Rơm Và Hành Trình Sinh Tử Đi Tìm Miền Đất Hứa (Phần 1) - Ảnh 1

“HÀNH TRÌNH NGƯỜI RƠM

CHƯƠNG I.

Phần 1

Được sự giúp đỡ của người thân, tôi được cho mượn 12k để tìm đường trốn sang Anh. Qua giới thiệu của những người đã từng đi trót lọt, tôi biết và liên hệ được với một nhóm người chuyên làm đường dây liên lạc.

Mọi thủ tục rất đơn giản,chỉ cần một sổ Hộ chiếu, vậy là chưa đến một tuần đã lên đường.

Trong lúc đang làm bài thi môn cuối cùng năm hai, kì II, chuông điện thoại tay đổ từ cuộc gọi của người Dì.(chiếc điên thoại được ông a con bà dì ở Úc cho loại Motorola cục gạch), tôi giật mình vội xin giám thị chạy ra hành lang .

“Con có tin nhắn là phải đi Hà Nội ngay, vào sáng mai”- người Dì nói. Tôi cố làm nốt cho xong bài, vội vã mời mấy đứa bạn đi uống cafe chia tay.
Hai anh em đón tàu đi Hà Nội, được bố trí ở lại một nhà khách công đoàn, nằm biệt kích đúng 3 đêm 2 ngày, buổi trưa hôm cuối cùng một chiếc xe Toyota màu trắng, đây là chiếc xe chở tôi ra sân bay Nội Nài, trên xe còn có 2 đưa nhỏ (5tuổi và 13tuổi) cùng với một người phụ nữ bằng tuổi tôi tên Thiết,vậy là chuyến đi gồm 4 người, trên xe người dẫn đường đưa lại cho tôi sổ Hộ Chiếu, trong đó đóng Visa thăm thân Nga và tờ giấy mời thăm thân.

Hà Nội mùa đông gió rít lạnh tê cóng, lúc này vào giữa tháng 10 /2002. Đến sân bay, họ đưa cho tôi thêm cái vé khứ hồi (với hành trình Hà Nội -Hong Kong-London -Moscow).xếp hàng qua cửa khẩu an ninh, tôi chẳng có chút gì sợ và run rẫy vì biết rằng tất cả đã được sắp xếp và cơ cấu hết rồi,đứng ngay cạnh cửa kiểm tra an ninh Nội Bài chờ đóng dấu, bất ngờ đồng chí mang hàm Trung tá đi tuần tra,lúc này nhìn anh ở chốt an ninh có vẻ chùn tay, không dám đóng dấu, tôi bắt đầu lo sợ, nếu sự việc bại lộ thì có mà đi tù. Câu chuyện chỉ thoáng qua như cơn gió nhưng sự thật đúng như câu “có tật giật mình". Liếc qua, liếc lại thấy chẳng có nguy hiểm gì nữa, anh nhanh tay đóng ngay dấu thông hành và đưa mắt nhìn tôi như có ý ra hiệu bảo tôi đi nhanh lên.

Chuyến bay cất cánh khi đến vận tốc và độ cao an toàn, mọi người được đi lại, có một người phụ nữ lại gần tôi hỏi vài câu, thì ra bà là người dẫn đừơng, quốc tịch Anh, không lộ diện vì sợ, dặn dò mấy câu (đại loại là các em phải đi theo chị với một khoảng cách nhất định...), riêng tôi thì chẳng để ý gì vì đã cầm tấm vé và Hộ chiếu trên tay có visa hẳn hoi, thì đi đâu mà chẳng được. Nhưng khổ nỗi chuyến đi gồm có hai trẻ con và một người phụ nữ đi theo để giữ hai nhóc này. Cô bạn cũng tháo vát, lanh lợi nhưng có gì đó hạn chế ...

Tôi vốn là người từng kinh qua nhiều chuyến bay và cũng đã từng vượt biển tị nạn, lênh đênh trên đại dương 9 ngày 9 đêm để đến Hồng Kong năm 1989 cho đến khi bị trả về lại VN cuối năm 1996.

Hai giờ đồng hồ trên máy bay, cảm giác sung sướng, chả nghĩ suy gì cả, cứ tưởng mình sắp được đến Anh Quốc rồi,được sống trên một đất nước tự do, giàu có và phát triển bậc nhất thế giới .

Tĩnh lặng người một lúc thì nghe tiếp viên thông báo về chỗ ngồi, cài dây an toàn máy bay chuẩn bị hạ cách tại sân bay Hông Kông, đây là sân bay tôi đã bị chính quyền Hong Kông trả về năm 1996, không ít nhiều cũng hiểu được cuộc sống và luật pháp tại Hong Kông một tí, kẻ cả ngôn ngữ, vốn liếng tiếng Anh cũng không tồi.

Máy bay vừa đáp tôi nhanh chân chen trước,tìm bằng được cái cổng chuyên tiếp đi London. Loay hoay một lúc thì cũng tìm đựơc đến cửa xếp hàng lên máy bay đi London. Lúc này đây, bên cạnh tôi có cả hai trẻ con và một người phụ nữ đi cùng, còn người dẫn đường đứng xếp hàng từ đầu, (nói dẫn đường nhưng có dẫn mẹ đâu )chúng tôi xếp hàng gần cuối. Cả dám đang trầm trồ nói chuyện thì môt anh mặc thường phục lại gần hỏi giấy tờ, chắc họ nghi ngờ chúng tôi.

Tôi nhanh trí đoán ra ngay, đây là an ninh mật, biết sắp có chuyện không may xảy ra, tôi bảo người phụ nữ bên cạnh làm cho thằng nhóc đi cùng khóc thật to, nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Viên anh ninh này cầm Hộ chiếu và mấy cái vé của cả nhóm đi đâu không biết và kêu tụi tôi qua một dãy ghế khác ngồi chờ. Tôi dặn bọn trẻ là đừng sợ gì cả và cứ khóc thật to khi tui an ninh quay lại. Chuyến bay Hong Kông -London đã cất cánh lúc 11h45 khuya rồi,vậy là người dẫn đường đã mất tu hút,  giấc mơ Anh Quốc tan tành. Bà để lại bốn bọn tôi ngay tại sân bay, đúng là sợ thật,  sợ là sẽ bị trả về lại Việt Nam, sợ rất nhiều thứ.

Tôi định hình tư tưởng để đối phó, một lát sau thì bọn An ninh quay lại dẫn bọn tôi đi, tôi quả quyết không đi đâu cả và cơn điên bắt đầu nổi lên, đá tung mấy cái vali áo quần và bảo bọn trẻ phải khóc thét lên, thấy mọi chuyện ầm ĩ ở sân bay, và sau đó họ kéo nguyên một đoàn tới giải quyết, buộc chúng tôi vào một căn phòng ngồi chờ.

Đêm đã khuya, bọn nhóc đã mệt và đói. Tôi xin ra ngoài sảnh mua đồ ăn, điều tất nhiên là chúng tôi được đi lại tự do vì giấy tờ hợp lệ, nhưng họ không cho chúng tôi quá cảnh qua London, vì sợ trốn, mà đúng thật, sẽ trốn lại sân bay Heathrow,đó là mục đích cuối cùng, chứ đi Nga chỉ là cái cớ.
Quay lại phòng chờ, thấy người bạn đi cùng cầm những mảnh giấy trên tay .

Tôi liền hỏi.

Cái gì vậy Thiết?

Tụi an ninh đưa đó, ông xem đi,  xem xong tôi đần người ra vì đây là vé may bay trở về Việt Nam. Lúc này khoảng 2-3 giờ sáng, hai đứa nhóc mệt lả, ngủ gật trên ghế thấy mà thương làm sao!.

Cầm tấm vé trên tay, vừa run run vừa mếu máo, vậy là quay lại Việt Nam thật rồi.

Chẳng biết làm gì nữa? Bỗng dưng cái Thiết móc ra một mảnh giấy trong đó có số điện thoại kêu Tôi thử gọi ông Khoa này.

Ah ! thì ra anh Khoa là người chủ đường dây đưa bọn tôi đi, trước khi đi ông dặn có chuyện gì thì gọi ông ngay .Đó là lời ông dặn cái Thiết, còn tôi chả có thông tin gì cả.

Tôi vội vã cầm số điện thoại ông Khoa chạy thẳng ra quầy tìm mua bằng được cái thẻ điện thoại, tìm đến chỗ điện thoại công cộng trong sân bay, nhưng rồi gọi hoài, gọi mãi chẳng được, đơn giản là khi quay số, chẳng hiểu tổng đài nói gì cả, may mắn thay tôi hỏi được một hành khách tây nhờ nó gọi dùm theo số tôi đưa.

Gặp được anh Khoa bên phía đầu dây tôi mừng, kể cho ông đầu đuôi câu chuyện, nghe xong ông Khoa bảo, chúng em bằng mọi giá cũng không được về lại Viêt Nam, nếu trở về là cả lũ bị tóm. Nghe thấy ơn lạnh quá, vé trở về đã cầm trên tay.

Tôi hỏi ông có cách nào đi tiếp từ đây qua Nga không?

Có chứ em, ông Khoa nói vậy, nhưng ông nhờ Tôi phải nói chuyện với bọn An Ninh sân bay là chúng Tôi muốn đổi vé đi Nga mà không cần quá cảnh qua London. Lúc bấy giờ tiếng anh của tôi cũng không tệ lắm nói tạm, nhưng viết lách cũng khá, đã có Bằng C tiếng anh từ năm 1998".

Tôi chạy vào gặp bọn An Ninh và nói rằng.

Chúng tôi muốn đổi vé đi thẳng qua Nga, không biết bọn đó nói chuyện thế nào cuối cùng lại đồng ý. Tôi mừng quýnh lên, như vớt được vàng. Nhưng,
Than ôi ! Lấy tiền đâu ra để mua bốn cái vé đi Nga chứ, trong khi đó trong người có được 300 UsD đi đường phòng thân . Lại phải gọi về ông Khoa một lần nữa, ông túc tắc chạy thẳng lên phòng vé tại Nội Bài (có thể là ông có đường dây chứ khuya rồi sao mà lấy vé được). Vậy là ông đã làm được một điều kì diệu,  ông đã có trong tay bốn cái vé đi Nga .

Còn tiếp......mời quí đọc giả đọc tiếp phần hai với hành trình bay :Hong Kông-Shang Hai -Franfurt-Moscow.
"Catch me if you can" một lộ trình hấp dẫn và nhiều va chạm trên đường ......

Hương Đỗ

(Trích bài đăng với sự cho phép của tác giả Trinh Nguyễn)

 

 

10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==