==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hoa ban từ xưa đến nay được xem là một trong những sản vật của núi rừng hùng vĩ Tây Bắc. Vào mùa xuân, mảnh đất Tây Bắc nói chung và nơi này nói riêng là xứ sở thống trị của hoa ban và loài hoa này từ lâu được xem là biểu trưng của vùng Tây Bắc hoang sơ nhưng đầy phong tình này. Đã từ lâu hoa ban đi vào thơ - ca- nhạc - họa của những người nghệ sĩ tài bà. Gần nửa thế kỷ trước, hoa ban trắng nở rộ trong những trang ký của nhà văn Nguyễn Tuân gợi nhớ biết bao kỉ niệm về xứ sở này. Cây ban thân mộc, không mọc thẳng như những loài hoa khác mà khẳng khiu uốn khúc, chia cành phân nhánh như có bàn tay tạo dáng tài ba của tạo hóa.

Mùa hoa Ban nở tháng 3 trên cao nguyên Mộc Châu

Hoa ban - Biểu tượng đặc biệt của rẻo cao Tây Bắc 
Về mùa đông hàng năm cây ban tự mình trút lá, dồn hết những giọt nhựa sống vào thân, đợi mùa xuân ấm áp trở về, cây ban sẽ đâm chồi nảy lộc và tỏa hương cho đời. Lá ban mọc cách chứ không xếp chồng lên nhau, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác mà chúng ta vẫn thường thấy; lá hình móng bò, rất giống hai trái tim đặt cạnh nhau cũng mang ý vị rất lãng mạn. Sức sống của cây ban từ bao đời nay luôn rất mãnh liệt, dù trên đồi cỏ gianh khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo nó đều có thể trụ vững và sinh sôi nảy nở, cứ qua mùa đốt nương là cây ban trỗi dậy trong sự trường sinh bất tử như những người dân từ bao đời sinh sống tại đây.

Mùa hoa Ban nở tháng 3 trên cao nguyên Mộc Châu - Ảnh 1

Tên gọi hoa ban từ lâu đời này luôn được người dân nơi đây gọi theo tiếng của dân tộc Thái, nó có ý nghĩa là hoa ngọt, đó vừa là danh từ vừa là tính từ thể hiện ý nghĩa đặc trưng của nó trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Hằng nǎm, đầu tháng hai (âm lịch) hoa ban lác đác nở, rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, cứ vào đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá vì sắc trắng của hoa đã che khuất màu xanh của lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thể nông lịch của dân tộc mình, họ phát nương vào lúc hoa nở ngập trắng núi đồi và tra hạt vào lúc hoa tàn vào tháng tư hàng năm.

Sự tích của loài hoa Ban 
Ngày xưa, vùng Tây Bắc hoang sơ này có một cô gái tên Ban, xinh đẹp, nết na và có giọng hát mê đắm bất cứ ai đã được nghe qua. Nhiều trai mường ngấp nghé nhưng nàng đã trao gửi trái tim và tình yêu của mình cho một chàng trai tên Khum, giỏi săn bắn và làm nương tại vùng này. Nhưng cha Ban chê bai chàng Khum nghèo nên đã gả cô cho con trai tạo mường - vừa gù vừa lười để làm vợ. Thấy cha cùng nhà tạo mường bàn chuyện cưới hỏi mà không nghe ý kiến của mình, trong đêm nàng Ban chạy tìm người yêu cầu cứu và cùng nhau bỏ trốn. Đúng lúc này anh chàng Khum đi xa nên không thể giúp đỡ cho nàng. Tuyệt vọng với cảnh ngộ của bản thân, nàng Ban bèn buộc chiếc khăn piêu của mình vào cầu thang nhà chàng  Khum rồi vượt núi, vượt đèo tìm chàng mặc dù không biết chàng đang nơi đâu.


Mùa hoa Ban nở tháng 3 trên cao nguyên Mộc Châu - Ảnh 2

Cuối cùng, vì sức cùng lực kiệt, nàng gục xuống núi và chết tại nơi đó. Chỗ nàng ngã xuống sau này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân khoe hương, khoe sắc khắp nơi. Dân mường sinh sống tại nơi đây liền gọi là hoa ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho hoa của tình yêu chung thuỷ của đôi lứa với nhau. Còn chàng Khum trở về thấy nàng đã bỏ đi, bèn làn theo các vách rừng để tìm kiếm tung tích của nàng. Cuối cùng, chàng cũng kiệt sức mà chết, hoá thành con chim sống lẻ loi nơi rừng sâu nước thẳm này. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở trắng rừng, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết thiết tha… Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái nơi miền sơn cước Sơn La lại rủ nhau đi hội chơi núi, ca hát, múa xòe và bày tỏ tình cảm, tình yêu đôi lứa của mình, như muốn có được tình yêu chung thuỷ như đôi Ban - Khum được lưu truyền trong sử sách vậy. Sơn La, cứ mỗi dịp xuân sang, hoa ban nở trắng trên các sườn núi, thì nam nữ thanh niên đang sinh sống trong các bản mường lại rủ nhau đi hội chơi núi, hái hoa mừng xuân cũng như tưởng nhớ chuyện tình yêu lãng mạn của nàng Ban và chàng Khum vậy. Đây cũng là dịp đặc biệt trong năm để nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi những điệu khèn đặc trưng, tham gia múa xoè, trao và đón nhận tình yêu của mình vậy. 
Hoa Ban - 1 nguyên liệu chế biến thức ăn, 1 loại thuốc:
Mùa hoa ban nở trắng cả khu rừng, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban để sẵn trong giỏ, không phải để chơi mà là để ǎn vì nó có hương vị vô cùng đặc biệt. Hoa ban có thể dùng để nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt mǎng chua của bà của mẹ... đó là thuộc tính riêng biệt từ lâu nay của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không thể nào có được. Theo kinh nghiệm thảo dược dân gian cha ông ta truyền lại: Lấy 15 - 20 gam hoa ban phơi khô trong nắng trời, sắc trong khoảng 500 ml nước lấy từ thác rừng, sắc đến khi nào còn lại khoảng 100 ml. Sau đó, chia uống làm ba lần sáng - trưa - tối trong ngày (có thể pha thêm chút đường để cải thiện vị ngọt), phương thuốc này giúp điều trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Có người dân sinh sống tại đây còn dùng lá và búp non của cây ban cũng dưới dạng sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ em, người lớn tương đối hiệu quả.
 

Mùa hoa Ban nở tháng 3 trên cao nguyên Mộc Châu - Ảnh 3

Hoa Ban Trong Thi Ca, bản trường ca Tây Bắc đặc biệt 
Trong kho tàng vǎn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc nói riêng và kho tàng văn học Việt Nam nói chung, hoa ban luôn luôn kiêu hãnh xuất hiện trong các bản trường ca, sử thi hào hùng, các truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm của các già trong bản.
Tại mảnh đất này, khi mùa hoa ban nở hàng năm chính là báo hiệu cho mùa lễ hội lớn trong mùa xuân bắt đầu, đặc biệt là lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái trắng thuộc xã Đông Sang với nhiều tập tục và nghi lễ truyền thống vô cùng sôi động. Không thể không nói khi đây chính là một trong những lý do khiến đông đảo khách du lịch đổ về đây hàng năm để khám phá, trải nghiệm. 


Mùa hoa Ban nở tháng 3 trên cao nguyên Mộc Châu - Ảnh 4

Đến Mộc Châu tháng 3 thưởng thức nộm hoa ban.

Hoa ban không chỉ là một loài hoa đẹp mà nó còn là một nguyên liệu nấu ăn. Tới Mộc Châu vào tháng 3, bạn không chỉ được ngắm hoa ban mà còn được thưởng thức món đặc sản của núi rừng Tây Bắc đó là món nộm hoa ban. Trong bữa cơm đón khách của đồng bào Thái ở Mộc Châu, nhất là vào mùa hoa ban thì không thể thiếu món nộm hoa ban.

Nộm hoa ban chế biến khá cầu kì và quan trọng nhất là phải đủ nguyên liệu, bao gồm: Hoa ban tươi, cá suối, măng tươi, tỏi, ớt, riềng, mắc khén, muối…

Hoa ban làm nộm phải là loại hoa ban trắng, búp to, cánh dày. cá phải nướng trên than hoa, nướng vừa chín tới sau đó gỡ lấy phần thịt nạc trắng ngần để làm nộm, có như vậy mới đảm bảo cá vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên.

Mùa hoa Ban nở tháng 3 trên cao nguyên Mộc Châu - Ảnh 5

Nộm hoa ban là sự tổng hòa các nguyên liệu đến từ sông suối, núi rừng tạo nên mùi vị thơm ngon khó cưỡng.

Mộc Châu mùa hoa ban là điểm đến du lịch hấp dẫn, là sự lựa chọn tinh tế cho những ai muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp giản dị, tinh khiết xen lẫn với sự hùng vĩ của đất trời Tây Bắc.

Đến Mộc Châu, bạn có thể ngắm hoa ban ở các địa điểm sau:

  • Khu vực trung tâm thị trấn Mộc Châu, dọc theo quốc lộ 6 từ ngã 3 đường mới cho tới cuối thị trấn
  • Khu vực tiểu công viên gần Động Sơn Mộc Hương
  • Khu vực gần nghĩa trang liệt sỹ huyện Mộc Châu
  • Khu vực qua khách sạn sao xanh, gần xã Chiềng Hắc

Vietsense Travel hy vọng với những thông tin mình mang đến sẽ giúp du khách có được cái nhìn toàn diện hơn về sắc trắng hoa ban nổi bật này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người thêm yêu, thêm quý mảnh đất và con người nơi đây. Hiểu được ý nghĩa tuyệt vời nhất mà hoa ban nơi vùng cao Tây Bắc này muốn truyền tải thông qua những chuyến du lịch tới Mộc Châu

 

 

10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==