“Chè Thái, gái Tuyên”, vùng đất cách mạng với di tích lịch sử hang Pác Pó huyền thoại nổi tiếng đã trở thành phần ký ức không bao giờ quên. Không chỉ thế, du khách còn xao xuyến trước vẻ đẹp độc đáo trong phong cách ẩm thực của miền Trung du Bắc Bộ. Top 15 món ngon Tuyên Quang đậm đà bản sắc văn hóa địa phương sau đây là gợi ý đến từ VietSense Travel cho chuyến đi tương lai của bạn.
Món ngon Tuyên Quang - Tất tần tật những đặc sản “ăn là mê”
Bánh dày nhân vừng đen Na Hang
Bánh dày đại diện cho trời, món ngon Việt Nam cổ truyền từ ngàn đời nay vốn không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Nhưng tại mỗi tỉnh thành thì bánh dày lại có nét biến tấu khác nhau để phù hợp với đặc điểm vùng miền và bánh dày Tuyên Quang cũng thế. Bánh dày nhân vừng đen Na Năng là đặc sản thơm thảo của người dân tộc Tày Na Hang, ăn một lần là bạn nhớ ngay hương vị ngọt thơm từ lớp vỏ dẻo dai, phần nhân mềm mịn thơm mùi vừng đen.
Chỉ với nguyên liệu đơn giản như; bột gạo nếp nương, vừng đen, đường, lá chuối. Điểm khác biệt chính nằm ở vừng đen khác với bánh dày thông thường chỉ sử dụng đậu xanh. Vừng đen được tuyển chọn kỹ lưỡng, béo bùi quyện với đường đưa ra vị ngọt đậm đà nhưng không bị ngấy. Đây là thứ bánh nhất định phải có vào ngày lễ Tết, lễ hội, sự kiện lớn, bà con cùng ngồi lại tự tay chuẩn bị bánh dày để đem cúng gia tiên, thiết đãi khách khứa. Hiện nay, bánh dày nhân vừng đen Na Hang được người dân bán tại nhiều nơi, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở khu chợ truyền thống, các cửa hàng bán đặc sản, quán bán bánh trái,...
Bánh gai Chiêm Hóa
Bánh gai thơm ngon nức tiếng vùng đất Chiêm Hóa, Tuyên Quang đã làm say mê biết bao du khách mỗi khi ghé qua. Không chỉ vậy lúc về người ta còn rủ tai nhau mua bằng được bánh gai về làm quà. Bánh thơm mùi thanh mát từ lá gai, lá chuối khô, lớp vỏ mềm dẻo kết hợp với lớp nhân đậu xanh tươi ngon, mịn màng, hấp dẫn hơn nếu có thêm dưa tươi tăng phần béo bùi. Bánh gai mộc mạc biết bao được gói trong lá chuối khô màu nâu, vỏ bánh đen tuyền đã trở thành đặc sản được du khách cực kỳ yêu thích. Nếu mua bánh về mà bị cứng bạn hãy đem hấp lại nhé, đồng thời cũng nên hỏi kỹ người bán xem thời gian bảo quản bánh là khi nào. Thông thường bánh gai để được trong khoảng 2 - 3 ngày trong tủ lạnh.
Cam sành Hàm Yên
Cam sành loại trái cây đặc sản của huyện Hàm Yên, nổi bật với ngoại hình to, màu vàng cam bắt mắt rực rỡ. Mỗi mùa cam sành đến, người nông dân trồng cam tại đây đều háo hức, bận rộn cho vụ mùa thu hoạch. Nhờ điều kiện khí hậu tuyệt vời, nguồn nước dồi dào, thời tiết mát mẻ, mà cam sành ở đây sở hữu hương thơm đặc trưng và độ ngọt thanh càng chín càng đậm đà. Cam ngọt, múi dày, sai trĩu quả làm khu vườn ngập tràn hương thơm trong trẻo.
Bạn có thể tìm đến các vườn để trải nghiệm hái cam, vừa được ăn cam tươi vừa được check-in chụp ảnh đem về. Cam sành ăn trực tiếp hoặc dùng làm nước ép, trà hoa quả, nước uống detox, mứt, làm bánh hay trang trí món ăn,...Cam sành là đặc sản Tuyên Quang mà bạn rất nên mua để làm quà biếu, giá thành phải chăng, đa di năng mà lại để được lâu.
Cơm lam đất Tuyên Quang
Về Mỹ Lâm hay Nà Hang thưởng thức cơm lam đất, bạn sẽ thấy cái hay, cái ngon từ tinh hoa hạt ngọc trời, gạo nếp nương. Nguyên liệu cơ bản của cơm làm bao gồm; gạo nếp nương loại ngon nhất, ống tre non bánh tẻ, lá chuối, lạt mềm. Gạo được nhồi thật khéo bằng đôi bài tay cần mẫn của người dân vào trong thanh tre đã chặt khúc trước, dùng lá chuối bịt đầu lại, đem lên nướng chín.
Khi chín hương thơm chủ đạo đến từ gạo nếp và phảng phất mùi tre. Bóc từng đoạn tre non để nếm thử phần cơm dẻo, mềm, thơm mùi nước cốt dừa, vị ngọt tự nhiên hết sức lôi cuốn. Và còn ngon hơn nếu ăn cùng với muối vừng, thịt gà nướng mật ong, thịt lợn gác bếp,...
Bánh nhân trứng kiến Tuyên Quang độc lạ
Món ăn truyền thống của người Tày, mà không phải thực khách nào cũng dám thử, là bánh nhân trứng kiến. Đến huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), du khách có cơ hội trải nghiệm và thưởng thức món bánh trứng kiến truyền thống của đồng bào người dân tộc Tày. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh trứng kiến bao gồm: gạo nếp và trứng kiến. Trứng kiến ở đây là loại kiến đen rừng, có hàm lượng đạm cao và thịt béo mập. Tuy nhiên, khi ăn bạn cần thử trước 1 ít xem có phản ứng như dị ứng không hoặc người có tiền sử dị ứng với nhộng không nên ăn.
Trứng kiến đen chỉ có trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 âm lịch, do đó chỉ vào thời điểm này đồng bào Tày mới có nhân trứng kiến để làm bánh. Món bánh trứng kiến mang đậm bản sắc của dân tộc Tày và giúp ta cảm nhận được vị bùi ngậy của lá ngóa, hương vị đặc trưng của hành hẹ và mùi thơm của bột nếp dẻo.
Hoa kè hấp thịt
Hoa kè hấp thịt, cái tên mới lạ mang tới hương vị đầy khác biệt mà không phải ai cũng được thử nếu chưa đi du lịch Tuyên Quang. Món ăn nổi tiếng của người dân tộc Tày làm ra từ hoa hè hay còn gọi boóc kè, đây là loại cây rừng ăn được, có tán lá rộng. Người dân địa phương sơ chế sạch, loại bỏ phần nhụt, rồi đem thịt lợn ướp gia vị sẵn trước đó vào nhồi và đem hấp cách thủy.
Món ăn sau khi hoàn thành sẽ khiến bạn bất ngờ, bông hoa kè nở rộ cùng lớp nhân thịt bên trong nhìn khá bắt mắt, hương thơm đặc trưng từ hoa lan tỏa, Khi ăn bạn chấm cùng nước mắm chua cay, vị ngọt thanh từ thịt và hoa, cay cay từ gia vị, là món ngon thích hợp cho ngày thu đông se se lạnh. Hoa kè hấp thịt là món ngon dân dã nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo trong khâu chế biến, hãy ghé thăm để tự cảm nhận nhé.
Rượu ngô Na Hang
Hương sắc nồng nàn của rượu ngô Na Hang từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của bà con đồng bào dân tộc đang sinh sống tại Tuyên Quang. Ngô là nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và được tận dụng để sáng tạo ra loại rượu ngô cực phẩm. Quy trình làm ra rượu ngô theo chuẩn công thức bí truyền, thể hiện sự khéo léo của người dân bản địa.
Ngô sau khi sơ chế đem ủ bằng men lá rừng, cho ra thành phẩm rượu thơm nồng, cay nhẹ ngọt đậm đà và tuyệt vời nhất là phảng phất hương ngô. Rượu ngô là thức uống quen thuộc nhà nào cũng có để mời khách quý và không thể thiếu trong buổi sum họp, lễ tết, ma chay cưới hỏi, họp làng,...Nhâm nhi ly rượu ngô bạn cùng người thân yêu hoặc thậm chí người bạn mới gặp đều tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ.
Mắm cá ruộng đồng Chiêm Hóa
Sau đây, VietSense Travel giới thiệu đến bạn món ăn, bình dị đến từ ruộng đồng Chiêm Hóa, nơi màu sắc vùng quê Trung du Bắc Bộ yên ả cùng tận hưởng món mắm cá dân giã. Những con cá đồng dưới hốc nhỏ tại rãnh lúa, bờ đê luôn là niềm cảm hứng bất tận cho bà con nơi đây thỏa sức chế biến món ngon. Mắm cá bắt về làm sạch sẽ, ủ với men rồi ủ ròng rã nhiều tháng trời mới cho ra hũ mắm cá chất lượng ngon đỉnh cao.
Chỉ cần một hũ mắm cá trong nhà là bữa cơm không bao giờ hết nhàm chán, mắm mặn thì chắc chắn rồi nhưng ăn kèm với cơm trắng hoặc bát bún thì ngon hơn cả cao sơn mỹ vĩ. Rồi nếu có thêm bát cà pháo, rau muống luộc hay canh rau cải thưởng thức cùng mắm cá, vậy là một bữa cơm truyền thống, ăn mà nhớ cả tuổi thơ.
Gỏi cá bỗng Tuyên Quang
Cá bỗng sông Lô chảy qua miền đất giai nhân rất phổ biến, bà con ở đây phần đánh bắt tự nhiên, phần tự nuôi cá rồi làm thực phẩm. Người đầu bếp lựa chọn con cá bỗng năng khoảng từ 2 - 3kg, cá khỏe, thịt chắc đem sơ chế sạch. Tiếp đến. lọc riêng lấy phần xương cá đem xay nhuyễn rồi rang cho vàng. Phần thịt dùng dao sắc tách khéo lẽo loại bỏ hết xương rồi đem làm gỏi bằng cách rắc bột xương cá, gia vị thông thường, rau ngò, rau thơm, rau rừng vào đảo đều và tưới thêm nước sốt chua ngọt, sánh mịn. Món gỏi cá bỗng này được các quán ăn, nhà hàng tại Tuyên Quang xuất hiện trên menu khá nhiều, nên du khách tìm kiếm dễ dàng.
Ngô nếp Soi Lâm tiến vua
Những chiếc ngô nếp Soi Lâm vào thời xa xưa được tuyển chọn để tiến vua. Hiếm loại cô nào bắp nhỏ nhắn, nhưng hạt tròn, mẩy, màu sắc trong và bóng loáng. Ngô nếp thu hoạch đúng thời điểm sẽ mang đến vị ngọt tự nhiên, thanh mát của cánh đồng và gió. Bắp ngô dẻo, mềm, hạt nào ra hạt nấy khiến ai cũng mê.
Ngô nếp Soi Lâm vào mùa thường được bà con chọn ra bắp non đem đi luộc để bán, bắp già sẽ cất giữ bảo quản phục vụ nhu cầu khác như; làm rượu, bánh ngô, nấu chè, đồ xôi ngô,...
Chè xanh Khau Mút
Tuyên Quang là vùng núi Trung du Bắc Bộ, có thổ nhưỡng khá giống với Thái Nguyên nên tỉnh vẫn có những khu vực trồng chè nức tiếng, tiêu biểu nhất là chè Khau Mút. Từ công đoạn thu hoạch đến chế biến đều được bà con làm theo phương thức thủ công để giữ lại hương vị truyền thống vốn có. Người ta dùng chảo gang bản to, bắc lên lửa lớn rồi đem chè xao lên, sau đó dùng lực vò mạnh và xao lại lần nữa. Các công đoạn này khá công phu và mất sức nhằm cho ra thành phẩm chè khô.
Uống chè là một văn hóa thưởng thức đặc biệt, vị chè đắng và chát nhẹ nhưng khi biết cách nhâm nhi và pha, bạn sẽ dần cảm nhận được độ ngọt thuần túy ấn dấu về sau. Ăn bánh khảo uống chè xanh Khau Mút chính là nét đẹp vào những giây phút rảnh rỗi, những buổi trò chuyện thường nhật của người dân bản địa.
Bánh khảo Tuyên Quang
Người dân tộc Nùng và Tày từ xưa đến nay vẫn gìn giữ và phát huy được giá trị của đặc sản bánh khảo hay còn gọi péng kháo. Bánh có từng khuôn theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, nguyên liệu chính là bột nếp và đường, ngay nay một số cơ sở sản xuất có cho thêm mứt hoa quả để làm phong phú thêm về sản phẩm.
Một thứ bánh thơm thảo cho khách du lịch mua về làm quà tặng sau chuyến đi. Bánh thơm mùi đường mía, tan ngay trong miệng với lớp bột mịn màng, rất đậm vị ngọt. Với ai hảo ngọt thì đây đúng là loại bánh đáp ứng được sở thích này.
Trong bài viết 12 món ngon đặc sản Tuyên Quang được giới thiệu ở phía trên, đâu là món bạn yêu thích nhất? Vùng đất “giai nhân” vẫn còn đó rất nhiều những điều thú vị cần được bạn trải nghiệm hãy theo dõi những nội dung sau về du lịch Tuyên Quang tại Vietsense Travel để bỏ túi thêm nhiều điều hay ho nhé.
Khám phá mỗi vùng đất thì ngoài cảnh đẹp, du khách còn quan tâm tới văn hóa ẩm thực, đặc sản để thưởng thức trong chuyến đi và mua về làm quà tặng.
Đinh Hoàng Lâm