==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đồi Hiến pháp ngày nay đang tọa lạc ở Braamfontein, khu vực Johannesburg gần cuối phía Tây vùng ngoại ô của Hillbrow đất nước Nam Phi. Hiện nay là trụ sở của tòa án Hiến pháp Nam Phi. Trong quá khứ nhiều cựu tù binh cực kỳ nổi tiếng từng bị giam giữ ở đây là tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Mahatma Gandhi, Albertina Sisulu, Joe Slovo, Winnie Madikizela-Mandela và Fatima Meer. Vietsense Travel chắc chắn rằng đây sẽ là điểm đến mà bạn không thể nào bỏ qua khi đến với Nam Phi. Hãy cùng khám phá xem thử nơi này có gì ý nghĩa đối với người dân Nam Phi nhé! 

Đồi Hiến pháp - lịch sử Nam Phi dấu ấn tự hào

Đồi Hiến pháp - Biểu tượng lịch sử của đất nước và con người Nam Phi 

Trong suốt 100 năm lịch sử đấu tranh và phát triển, nơi này đã chính thức giam giữ hơn 10.000 người đặc biệt là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, kể cả tầng lớp quý tộc, bao gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em không kể bất cứ chủng tộc, tôn giáo, lứa tuổi và lý lịch chính trị như thế nào cũng đều bị giam tại nơi đây. Kí ức của mọi người dân Nam Phi cho đến bây giờ dường như đều tồn tại ở đây. 

Đồi Hiến pháp từ lâu đã được biết đến là một di tích thể hiện sự tương phản đối lập rõ rệt giữa bất công và bình đẳng trong xã hội, giữa áp bức và giải phóng của nhân dân; đồng thời nơi đây cũng chính là minh chứng cho tầm quan trọng trong việc bảo tồn và tái tạo các di tích lịch sử mang tính đại diện cho sự tàn bạo của chế độ thống trị nơi đây trong quá khứ để phục vụ mục đích tốt đẹp và sự phát triển bền vững của hiện tại và tương lai cho các thế hệ sau có thể dựa vào để cống hiến cùng phát triển.

Đồi Hiến pháp - lịch sử Nam Phi dấu ấn tự hào - Ảnh 1

Các điểm tham quan nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua trong khu di tích bao gồm những địa chỉ như Pháo đài cũ, nhà giam số 4, nhà giam tù nhân da đen khắc nghiệt khét tiếng và tòa án tối cao tọa lạc ở gần đó. 

Khi đến với nơi đây du khách có thể được tự mình tham dự các phiên tòa hoặc chiêm ngưỡng bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng đang trưng bày mang đậm tính lịch sử. Hệ thống các phòng giam cũ được bảo tồn và tôn tạo để trở thành một bảo tàng có tính tương tác với hệ thống nghe - nhìn được trang bị cực kỳ hiện đại chiếu những thước phim quý báu về những tù binh đã từng bị bắt giam và tra tấn tại đây. Ngày nay bảo tàng đang có lưu giữ các bức ảnh và hiện vật được chính các tù binh khi bị bắt đã tự tay tạo ra như tượng điêu khắc, chăn và xà phòng vẫn còn được giữ nguyên hiện trạng để khách du lịch có thể đến và cảm nhận.

Đồi Hiến pháp - lịch sử Nam Phi dấu ấn tự hào - Ảnh 2

Vào giai đoạn năm 1909, nhà tù dành cho nữ cũng đã được tiến hành xây dựng thêm vào khu phức hợp để giam giữ những người phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi của mình. 

Ngày nay, Đồi Hiến pháp chính là nơi tọa lạc của Tòa án Hiến pháp Nam Phi, đây là tòa án cao nhất trong nước về các vấn đề hiến pháp để bảo vệ những quyền lợi cho người dân của đất nước này. Nhưng trong khoảng thời gian đen tối ở quá khứ, nơi đây đã từng chứa đựng những câu chuyện bất công và tàn bạo về chế độ và con người lúc bấy giờ. Nơi các nhà hoạt động chính trị hàng đầu của đất nước Nam Phi, bao gồm cố Tổng thống Nelson Mandela, vợ cũ của ông Winnie Madikizela - Mandela và cả anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi, đã từng  bị giam giữ và tra tấn tại đây trong một khoảng thời gian rất dài.

Đồi Hiến pháp và những mong ước tương lai của Nam Phi 

Chuyến tham quan của du khách có lẽ sẽ được bắt đầu bằng một câu trích dẫn từ cuốn sách "Long Walk to Freedom" nổi tiếng (Hành trình dài đến tự do) của Nelson Mandela được khắc trên mái của lối đi nơi chúng ta sẽ được đặt chân qua đó chính là : "Không ai thực sự hiểu một quốc gia cho đến khi bản thân đến sống trong nhà tù của quốc gia đó."

Đồi Hiến pháp - lịch sử Nam Phi dấu ấn tự hào - Ảnh 3

Hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn du khách đến thăm khu nhà tù Số Bốn nổi tiếng và sẽ thuật lại cho chúng ta nghe sự khủng khiếp của cuộc sống trong nhà tù và giai đoạn xã hội Nam Phi đen tối nhất. Khi đến đây bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì ngay trong khu nhà tù đã được tiến hành khôi phục và các khu xà lim tái hiện lại một cách chân thực nhất những câu chuyện như khi nhà tù còn đang hoạt động. Du khách sẽ đến một phòng giam chung, với sàn bê tông lạnh lẽo, nơi đây là nơi sinh hoạt chung của hơn 30 người đàn ông và họ luôn phải tranh giành chăn và chỗ ngủ với những người tù nhân còn lại. 

Ngay tại đây, các tù nhân và những người dân da màu cũng phải chịu những bất công về phân biệt chủng tộc diễn ra nặng nề. Tại nhà tù này những người da đen và da màu đã bị làm nhục, bị tra tấn, bị hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần một cách dã man, không có tình người. Có câu chuyện kể lại rằng vào ngày Giáng sinh, các tù nhân da trắng đã được nhà tù phát và nhận được gần nửa cân bánh ngọt, trong khi các tù nhân da màu chỉ có một tách cà phê đắng chát với gần 30ml đường quả thực là sự phân biệt không có tình người.

Đồi Hiến pháp - lịch sử Nam Phi dấu ấn tự hào - Ảnh 4

Chúng ta có thể thấy được minh chứng rõ nét nhất của chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề trong nhà tù là khu vực phát thực phẩm có nhiều sự khác biệt đến bất công. Hình ảnh những chiếc nồi đựng thức ăn hiển thị các lựa chọn thực đơn đầy tính phân biệt màu da và chủng tộc cho các tù nhân khác nhau trong nhà tù sinh hoạt. Nồi đầu tiên, được những người cai ngục đánh dấu là “Congress One," trong chiếc nổi này có chứa những khối thịt bò hoặc thịt lợn nấu chín dành cho tù nhân da trắng thưởng thức. Chiếc nồi thứ hai lại được đánh dấu là “Congress Two;" dành cho tù nhân da màu và tù nhân gốc Ấn Độ bị bắt giam tại đây, chiếc nồi này không có thịt cũng chẳng có cá nó chỉ đựng cháo hoặc rau luộc, bên trên nổi vài miếng thịt mỡ có lẽ là phần thịt bỏ đi từ khẩu phần của tù nhân da trắng đề dành chia cho những người tù da màu. Chiếc thứ ba được đánh dấu là  "Congress Three" dành cho tù nhân da đen bị giam giữ tại đây, chiếc nồi này luôn không có thịt mà chỉ có chút cháo đặc trộn với bột và đậu luộc vô cùng tẻ nhạt.

Đồi Hiến pháp - lịch sử Nam Phi dấu ấn tự hào - Ảnh 5

Kết thúc chuyến tham quan tại Đồi Hiến pháp, có lẽ du khách sẽ có cảm giác như đang chia tay quá khứ đen tối đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài với một bên là di sản của chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề và chào đón hiện tại tươi sáng với những giá trị tự do, công bằng, bình đẳng được đặt lên hàng đầu. Đó chính là chứng tích và kết quả lịch sử cuộc đấu tranh cho một xã hội bình đẳng và xóa bỏ phân biệt chủng tộc ở đất nước Cầu Vồng xinh đẹp này, đất nước Nam Phi ngày nay đã có niềm tự hào lớn trong việc biến quá khứ đau thương thành một tương lai tươi sáng hơn cho những người dân của mình.

 

 

31 3 34 65 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==