Đền Parthenon là một trong những kiệt tác kiến trúc của nền văn minh Hy Lạp cổ đại vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay và được cộng đồng du lịch cực kỳ yêu thích. Nếu bạn là một người đam mê kiến trúc hay yêu thích nền văn minh cổ xưa và muốn khám phá nó, Vietsense Travel tin rằng mọi người sẽ đắm chìm trong xúc cảm khi có dịp ghé thăm công trình đặc biệt này dù chỉ một lần.
Đền Parthenon, kiệt tác kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Thông tin chung về Đền Parthenon
Đền Parthenon có vị trí nằm tại Aten 105 58, của đất nước Hy Lạp, chỉ cách trạm xe bus Aphetēria một quãng đi bộ ngắn, vì vậy, du khách khi muốn di chuyển đến đây cũng có thể bắt tuyến bus số 230 đến trạm dừng này mà không tốn quá nhiều thời gian của mình.
Đền Parthenon từ lâu đã nổi tiếng là công trình kiến trúc, tôn giáo đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại xây dựng từ thời kỳ trước công nguyên và đây cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ nếu du khách muốn tìm hiểu nền văn minh, văn hóa của Hy Lạp có gì thú vị.
Đền Parthenon là ngôi đền thờ nữ thần anh hùng Athena, vị thần bảo hộ cho đế chế Athena xa xưa, công trình được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN ở Acropolis có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng đối với sự tồn vong của cả một đế chế. Trong thời gian dài nơi này xảy ra chiến tranh, đền Parthenon được sử dụng để quan sát vị trí của kẻ thù đã cho thấy suy nghĩ sâu xa của người đã xây dựng nên ngôi đền này lúc bấy giờ.
Đền Parthenon là biểu tượng cho sự kết thúc của Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena hùng mạnh một thời. Ngôi đền là một trong những di sản thế giới được công nhận đầu tiên và được tổ chức UNESCO lựa chọn là biểu tượng của mìnhParthenon được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp cũng như của cả văn minh nhân loại. Khi đến nơi này tham quan bạn có thể thấy những bức phù điêu trang trí trên đền đều làm từ đá cẩm thạch (marble) trắng cực kỳ quý hiếm.
Lịch sử xây dựng Đền Parthenon
Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng từ năm 447 trước Công nguyên, khi những người Ba Tư thành công trong cuộc chiến giành lấy thành Athens hùng mạnh. Đến năm 438 TCN, ngôi đền chính thức hoàn thành và bắt đầu được đưa vào sử dụng. Lúc bấy giờ mục đích chính của việc xây dựng đền là để tôn vinh và cảm tạ nữ thần của thành phố Athens – nữ thần Athena. Nữ thần này luôn được coi hình mẫu chuẩn mực và tốt đẹp nhất của kiến trúc cổ điển và các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ trước cho đến nay.
Tên gọi của ngôi đền có nguồn gốc từ tượng đài kỷ niệm Athena Parthenos ở căn phòng phía Đông của công trình mà du khách nào đến đây cũng nên ghé thăm. Tên gọi cho Athena là parthenos (παρθένος, "virgin") mang ý nghĩa là vị chúa vẫn còn trinh nguyên nhằm ca ngợi vị nữ thần bảo hộ của mình. Tuy nhiên ngôi đền Parthenon được xây nhằm thay thế đền thờ nữ thần Athena cũ đã bị huỷ hoại bởi Đế chế Ba Tư vào năm 480 trước Công nguyên nên những chi tiết trong đó cũng đã bị thay đổi ít nhiều vì sự khác biệt văn hóa.
Nổi bật, tinh tế kiến trúc Đền Parthenon
Tuy ngôi đền này không phải ngôi đền có quy mô lớn nhất Hy Lạp cổ đại, nhưng Parthenon chinh phục du khách bằng kiến trúc độc đáo cùng tư duy nghệ thuật đặc sắc mà những nghệ nhân thời kỳ đó đã sáng tạo nên.
Tổng chiều dài của đền Parthenon sau khi xây dựng hoàn thành là 69.5m, chiều rộng lên đến 30.5m. Toàn bộ ngôi đền này đã được thiết kế theo phong cách Doris cực kỳ đặc trưng với kết cấu đơn giản, tinh tế nhưng không kém phần sang trọng. Tượng của nữ thần Athena được chế tác từ vàng và ngà voi quý giá được trân trọng đặt bên trong khám thần tại khu nội điện nổi tiếng. Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đến từ đôi bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc vĩ đại Phidias chứng tỏ được sức sáng tạo không ngờ của con người thời kỳ này. Bao quanh nội điện đã được xây dựng thành các hành lang với 46 cây cột lớn, 8 cây phía trước, 17 cây mé bên tạo nên hàng rào bảo vệ cực kỳ vững chắc.
Về bố cục, Đền Parthenon được chia thành 4 khu vực chính bạn cần biết trước khi tiến vào tham quan:
- Khu vực tiền sảnh (Pronaos)
- Khu vực là gian thờ, nơi đặt tượng nữ thần Athena (Naos)
- Khu vực để châu báu (Parthenon) của đế chế cai trị
- Khu vực sảnh (Opisthodomos)
Khi quan sát nơi này chúng ta có thể thấy được mái diềm của đền tập trung vào việc khắc họa cuộc đời của nữ thần Athena cho dân chúng được ngắm nhìn: cuộc chiến của nữ thần Athena với Poseidon trong việc giành quyền bảo hộ Athen trong thần thoại, cuộc hành hương của dân chúng Athen lúc bấy giờ để dâng lên nữ thần chiếc cẩm y và vành lá vàng vô cùng hoa lệ… Tất cả các hình ảnh đều được khắc họa cực kỳ tinh tế, rõ nét và vô cùng sống động trên nền đá cẩm thạch quý giá: đàn cừu, xe bò, thiếu nữ… Du khách khi đến đây nhất định phải xem cho hết các bức họa này để thấy được sự tài tình của những người thợ xưa kia và để âm thầm ngưỡng mộ sức sáng tạo của văn minh nhân loại xưa.
Vào giai đoạn thế kỷ 6 sau Công nguyên, đền Parthenon đã được chuyển sang thành nhà thờ Kitô giáo trong một thời gian khá là dài và được thiết kế cực kỳ nổi bật để thể hiện sự tôn kính Đức Mẹ Maria Đồng trinh. Đền lớn phía mặt ngoài có hành lang cột tạo nên chiều sâu cho tổng thể này.
Theo sử sách ghi lại sau chiến cuộc xâm chiếm của quân Thổ Nhĩ Kỳ, công trình này lại được chuyển sang thành nhà thờ Hồi giáo đúng như nguyên bản của nó. Tuy nhiên, vào năm 1687, một kho quân trang đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ đặt bên trong công trình này đã bị bốc cháy rất mạnh; kết quả của vụ nổ này đã làm hỏng phần lớn đền thờ Parthenon và những điêu khắc tinh xảo của nó cũng không còn nguyên vẹn như xưa.
Cho đến thế kỷ 19, Thomas Bruce đã tiến hành tháo dỡ một vài điêu khắc còn sót lại và mang chúng đến vương quốc Anh để tiến hành trưng bày. Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng vẫn còn sót lại như Elgin Marbles hay Parthenon Marbles, được trưng bày trong Viện Bảo tàng Anh chính là thứ được nhiều du khách yêu thích khi đến đây. Tuy nhiên cho đến bây giờ thì cuộc tranh luận về việc tác phẩm Elgin Marbles cần phải được mang trả lại Hy Lạp vẫn còn đang tiếp diễn và chưa có được kết quả cuối cùng.
Chúng ta có thể thấy được đền Parthenon, cùng với các công trình khác ở đồi Acropolis ngày nay, là một trong những địa điểm khảo cổ học có nhiều khách du lịch đến tham quan nhất ở Hy Lạp. Bộ Văn hóa Hy Lạp hiện nay đã và đang tiến hành một chương trình bảo tồn nhằm khôi phục công trình lịch sử này để nhân loại có thể chứng kiến một lần nữa nền văn minh cổ xưa của loài người.
Đền Parthenon nổi tiếng này có lẽ vẫn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của hành trình ghé đến Hy Lạp cổ kính. Công trình này cho đến ngày hôm nay vẫn là kiệt tác mẫu mực về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Chính vì thế Vietsense Travel mong rằng mọi người sẽ có cho mình một trải nghiệm thật là tốt đẹp khi đến tham quan ở nơi này.