==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hầu hết các sân bay quốc tế đều có chất lượng tốt và an toàn bởi nó có diện tích rộng lớn và biệt với dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít sân bay được xem là nguy hiểm bởi nó nằm ở những vị trí không đạt chuẩn như: diện tích sân bay hạn chế, gần khu dân cư, giáp núi, gần biển, thung lũng, vực thẳm,,… Không ít trường hợp hành khách cảm thấy lo lắng rồi lại “thở phào nhẹ nhõm” mỗi khi hạ cánh xuống một số sân bay.Trong bài viết dưới đây, hãy cùng VietSense Travel điểm tên 10 sân bay nguy hiểm nhất thế giới nhé.

Sân bay Gustaf III (SBH) 

Sân bay Gustaf III (SBH) là nơi công cộng có sân bay nằm trong làng St. Jean trên đảo Saint Barthélemy của vùng biển Caribe. Sân bay này phục vụ cho các máy bay thương mại với sức chứa dưới 20 hành khách. Nằm trong một khu làng, có đường bằng khá ngắn, nằm ở dốc thoải và kết thúc là đường giáp biển nên sân bay đánh giá là sân bay nguy hiểm thuộc top trên thế giới. Với địa hình khá hẹp hiểm trở như thế đã gây không ít trở ngại cho những phi công khi điều khiển cho máy bay cất cánh và hạ cánh. Mặc dù chưa có những vụ tai nạn nguy hiểm nhưng với những cảnh báo về vị trí địa lí cũng như sự thay đổi khí hậu thất thường cũng đủ để khiến mọi du khách dè chừng với sân bay này.

Sân bay Gustaf III (SBH) 

 Sân bay Barra (BRR) 

Barra Airport (BRR) là một sân bay có quy mô nhỏ chính thức hoạt động vào năm 1936. Nó nằm trong vịnh cạn rộng của Traigh Mhor của đảo Barra ở Outer Hebrides, Scotland; có đường bay khá ngắn. Vì lấy bãi biển làm đường băng nên hầu hết các chuyến bay đều theo lịch trình lên xuống của thủy triều. Bãi biển ở đây cũng là một trong điểm du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng thu hút nhiều du khách quốc tế tới tham quan, đặc biệt là đối với những ai thích được chiêm ngưỡng máy bay. Mặc dù không ít những lời cảnh báo về việc rơi rớt máy bay nhưng nhiều người vẫn phớt lờ và vẫn tới đây.

Sân bay Courchevel (CVF) 

Sân bay Courchevel (CVF) thuộc nước Pháp nổi tiếng về độ nguy hiểm. Đường băng ở đây rất ngắn chỉ 537 m và có nhiệt độ là 18,5 độ. Courchevel CVF không được trang bị hệ thống cất cánh và hạ cánh chính xác nên trong các điều kiện thời tiết mây và sương mù sẽ gây nhiều cản trở cho phi công. Ngoài ra, vào mùa đông thì hầu hết sân bay đều đóng băng nên nguy hiểm sẽ càng tăng lên. Bởi vậy đòi hỏi người phi công phải thật sự khéo léo chuyên nghiệp để có thể cất cánh và hạ cánh một cách an toàn nhất. 

Sân bay Courchevel (CVF) 

 Sân bay Lukla (LUA) 

Lukla (LUA) là một sân bay nhỏ thuộc thị trấn Lukla thuộc Nepal. Đây là nơi nổi tiếng nguy hiểm vì thế sân bay này đánh giá là một trong những thử tương đối khó với các phi công khi họ phải thực hiện cất cánh và hạ cánh tại đây. Với đường băng ngắn và hẹp, các điểm cất/ hạ cánh lại nằm bên một vỉa đá cạnh đó là vực sâu hun hút. Thực sự nghe đến thôi cũng thấy nó nguy hiểm đến chừng nào.

 Sân bay Lukla (LUA) 

Sân bay Lukla (LUA) có duy nhất một đường băng bằng nhựa dài 420m, nó chỉ có thể tiếp nhận được những chiếc máy bay có chứa 20 người. Nó có độ dốc 12% vì vậy  máy bay khi cất phải thực hiện bay quanh mỏm núi và hạ cánh theo kiểu leo dốc. Các phi công khi trên những chiếc máy bay tới đây phải hết sức điêu luyện khéo léo để có thể điều khiển máy bay tiếp đất một cách an toàn bên cạnh những dãy đá dựng đứng. Việc hạ cánh chỉ cần tính sai khoảng từ 1m – 2m có thể dẫn đến sự cố máy bay bị trượt qua hàng rào và đâm xuống núi. Đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa là nếu phi công không điều khiển đúng vận tốc thì rất dễ máy bay có thể rơi xuống vực  và gây tai nạn.

 Sân bay Madeira (FNC) 

Madeira (FNC) là sân bay quốc tế nằm trong quần đảo Bồ Đào Nha được khánh thành vào tháng 7 năm 1964. Sân bay này chỉ có một đường băng dài 1.600m. Nó có đặc điểm địa hình khá phức tạp, với một bên là biển, một bên là núi. Cũng bởi lẽ đó mà Sân bay Madeira (FNC)  được đánh giá là sân bay nguy hiểm nhất châu Âu. Điển hình là một vụ tai nạn của chiếc Boeing 727 vào năm 1977 khiến 131 người thiệt mạng. Mặc dù vậy các chuyến bay đến tới Bồ Đào Nha đều phải hạ cánh tại sân bay này. Là đất nước nổi tiếng về thể thao, du lịch hàng đầu thế giới nên dù biết là nguy hiểm nhưng vẫn rất đông du khách mua vé máy bay đến đây vào mỗi năm. 

Sân bay Princess Juliana (SXM) 

Sân bay Princess Juliana (SXM) là sân bay chính trên đảo Saint Martin của Caribe. Đây là sân bay nổi tiếng có đường bay ngắn. Do vị trí địa hình vùng này khá gồ ghề và trắc trở nên Sân bay Princess Juliana (SXM) phải xây dựng sát bãi biển Maho -  nơi có hàng ngàn khách du lịch đến tắm biển và nghỉ dưỡng. Chính vì có đường bay ngắn nên các máy bay phải hạ độ cao xuống mức thấp nhất để bảo đảm cho việc tiếp đất từ đầu đường băng, tránh vụt ra khỏi phi trường. Khi hạ cánh, máy bay chỉ cách đầu người khoảng 10 đến 20 mét nên độ phản lực có thể thổi bay cát trên bãi biển. Vì vậy ở khu vực này đặt rất nhiều những biển cảnh báo nguy hiểm để du khách tránh xa rào ngăn đường băng khi có tín hiệu có máy bay cất cánh và hạ cánh.

Sân bay Princess Juliana (SXM) 

Tuy nhiên, đối với những du khách ưa mạo hiểm và thích nhìn máy bay ngay tại bãi biển thì những biển báo này được coi là vô hiệu lực. Với vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển cùng với thú vui ngắm máy bay ngay trên chốn nghỉ dưỡng mát mẻ tại hòn đảo đã khiến không ít du khách đã bỏ qua sự nguy hiểm của sân bay này mà thực hiện các chuyến khám phá tại đây. Cụ thể là hàng năm, sân bay quốc tế Princess Juliana đã đón tiếp 1.647.824 lượt hành khách và 103.650 chuyến bay dù nó chỉ có một đường băng duy nhất. 

Sân bay Ice Runway (NZIR) 

Sân bay Ice Runway (NZIR)  nằm ở Nam Cực,  là một trong những sân bay có đường băng cực nguy hiểm trên thế giới. Đường băng ở đây làm hoàn toàn bằng đá. Hiện nay nó đã có một vài chỗ nứt khá nặng do trọng tải của máy bay. Bên cạnh đó, đây là sân bay duy nhất tại Nam cực nên tất cả các chuyến bay tới đây đều phải hạ cánh tại sân bay này. Điều này càng làm cho Runway (NZIR) bị xuống cấp nghiêm trọng. Hơn nữa khí hậu ở Nam cực lạnh, nên đường băng sẽ có tuyết và dẫn đến nhiều sự cố đòi hỏi người phi công phải chuyên nghiệp, điêu luyện thì mới có thể hạ cánh một cách chính xác nhất trong đường bay 400 m.

Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) 

Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) nằm cách trung tâm Tegucigalpa, Honduras khoảng 6km. Đây là một sân bay dân sự được đánh giá là nguy hiểm nhất nhì trên thế giới. Việc cất cánh và hạ cánh tại sân bay này được xem là thử thách với những phi cơ. Đặc biệt là mỗi khi thời tiết khắc nghiệt. 

Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) 

Toncontin (TGU) nằm trên một địa hình đồi núi có đường băng khá ngắn. Ngoài ra, sân bay này chỉ có một đường  nhựa duy nhất có độ cao 1.005 m. So với các sân bay khác thì Sân bay quốc tế này có đường băng khá hẹp. Hơn nữa, mật độ các chuyến bay trong ngày tại sân bay này khá cao, việc hạ cánh, cất cánh, sắp xếp lịch khá khó khăn.  

Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB) 

Nằm trên đảo Saba của vùng biển Caribbean của Hà Lan, sân bay Juancho E Yrausquin (SAB)  là một trong những sân bay có độ nguy hiểm nhất trên thế giới với đường băng cực ngắn, chỉ dài 400 mét. Hai bên là những ngọn đồi cao cả những vách đá cheo leo hướng xuống phía biển. Mặc dù chưa có những vụ tai nạn nguy hiểm xảy ra nhưng sân bay này chỉ có một hướng để đáp xuống đường băng nên được xem là sân bay nguy hiểm của thế giới. Con đường hạ cánh của nó khá chông chênh,  nhiều phi hành gia đã dành cho nó một từ là “đường băng khó đỡ”. 

Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB) 

Đối với những chặng bay hạ cánh tại sân bay này đòi hỏi phi hành gia phải là người có kinh nghiệm dày dặn, kĩ thuật cao thì mới có thể ứng phó trong mọi tình huống. Đặc biệt là những địa hình hiểm trở của các dãy núi và gió mạnh khi hạ cánh với đường băng dài chỉ 400m giáp biển. Đây là một trong những đường băng có độ nguy hiểm nằm ở top của thế giới.

 Sân bay Gibraltar (GIB) 

Đây là sân bay dân sự phục vụ Gibraltar mà các phương tiện giao thông có thể đi lại trên đường băng. Nghe vậy đã đủ thấy nó rất nguy hiểm. Tuy nhiên, khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh thì con đường lưu thông tất cả xe cộ sẽ được chặn lại trong khoảng 10 phút khi máy bay cất/ hạ cánh. Cũng bởi đây là đường băng duy nhất của bán đảo thuộc Địa Trung Hải nên hầu hết các chuyến bay đều cập bến ở đây. Chính bởi vậy tình trạng lưu thông phương tiện khác sẽ gặp khá nhiều trở ngại và ngừng trệ. 

Như vậy, VietSense Travel đã điểm danh cho các bạn T top 10 sân bay nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên, đối với nhiều hành trình  buộc hành khách vẫn phải hạ cánh tại những nơi này. Để tránh những sân bay này bạn nên chọn một chuyến du lịch an toàn.. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn phần nào việc lựa chọn nơi mình sẽ hạ cánh trong hành trình sắp tới. 

 

Danh sách những sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Danh sách những sân bay nguy hiểm nhất thế giới
48 5 53 101 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==