==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp xứ cố đô, nhà thờ đá Phát Diệm, khu hang động Tràng An, hay thế giới thiên nhiên của rừng Cúc Phương... đất Ninh Bình còn được biết đến bởi nhiều món ăn bình dân hấp dẫn.
Năm Nhâm Thân (1932) hội thiện làng Yến Vĩ (làng sở tại) xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên đỉnh núi Thung Gạo, mượn tên là động Hinh Bồng. Năm Qúy Dậu (1933) hội thiện được bà Hải Khoát - một thương gia tín đồ phật tử quê ở Hải Phòng tài trợ xây dựng thành chùa. Năm quý mùi 1943 đúc chuông đồng lớn (hiện treo ở động). Năm Nhâm Thân (1992) do núi chấn động, một tảng đá rất lớn (hơn một trăm khối) cùng bốn khối đá nhỏ lở lấp cửa động...
Ở vị trí cửa ngõ Trung tâm Khu Di tích lịch sử và Rừng Quốc Gia Yên Tử, Chùa Giải Oan được xây trên nền móng ngôi chùa cũ thời Trần, nơi lập Đàn tràng giải kết oan hồn các Cung Tần Mỹ Nữ.
Từ ngàn đời xưa, thờ cúng ông bà, tổ tiên là một mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Chính trong việc thờ cúng tổ tiên mà ông cha ta đã gửi vào đó rất nhiều nét đạo lý nhằm giáo dục con cháu.
Qua eo núi Chùa Long Vân thì đến động Long Vân, Động được mở ra cùng thời với chùa, trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân Động” trong Động có một tam bảo nhỏ thờ phật. Động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ...
Đền Trấn Song thường gọi là đền Cửa Võng, xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu". Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ Bà dân làng cầu mong Bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.
Phủ Đột là điểm di tích nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Có lẽ trên thế giới này hiếm có dân tộc nào cả nước cùng có chung một ngày giỗ Tổ như dân tộc Việt Nam ta: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Không ở đâu như ở nơi đây, ý thức về cội nguồn, ý thức về độc lập tự chủ của dân tộc, về Nam quốc Sơn hà lại trào dâng mãnh liệt trong ta như thế.
Trong cái se lạnh lúc giao mùa, nhâm nhi tảng cơm cháy nóng hổi, giòn tan, cảm nhận vị thơm giòn như tan chảy trong miệng với vị ngọt ngậy của nước sốt, ngồi ngắm phố phường chộn rộn của vùng đất cố đô là một cái thú đặc biệt.
Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu...) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an...).
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt.
Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: "...Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về Chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”.