==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Cuốn ngọc phả lưu ở Đền Hùng, do trạng nguyên Nguyễn Cố đời vua Trần Thánh Tông biên soạn, đời vua Lê Thánh Tông Bộ Lễ viết lại, và năm Hoằng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (Tây lịch 1601) sao chép lại đóng dấu kiềm, nói về sự kiện Vua Hùng thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán, và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề.
Chùa Cầm Thực tọa lạc trên một đỉnh núi tròn như "mâm xôi" ở về phía trái lộ trình vào Yên Tử. Tương truyền: Hơn 700 năm trước, Vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sái sau khi xuống suối tắm gội sạch bụi trần, tiếp tục lộ trình vào Yên Tử. Trời đã sang trưa, Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời Thầy dùng bữa mới sực nhớ suất ăn của hai Thầy trò đã bố thí cho người hành khuất ở Cửa Ngăn. Vua Trần vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay cơm rồi nghỉ trưa trên núi "mâm xôi" này.
Chùa Bích Động xây dựng trên sườn núi Bích Động thuộc thôn Đàm Khê, xã Ninh Haỉ, huyện Hoa Lư. Bích Động là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của tỉnh Ninh Bình được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam, sau động Hương Tích ở Hà Tây.
Nằm dọc theo tả ngạn sông Đà, đối ngạn là dãy Ba Vì quanh năm mây trắng bao phủ mênh mang huyền thoại Tản Viên Sơn thánh, Thanh Thủy hiện còn rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa với các lễ hội dân gian độc đáo gắn với truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mới được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tài sản vô giá này đang được Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên địa bàn gìn giữ, phục dựng, nâng lên tầm cao mới gắn với phát triển kinh tế-xã hội địa phương…
Nằm cách Hà Nội chừng 80 km, thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, cách phố phường náo nhiệt chưa đầy 2 km, một khung cảnh trời mây non nước bỗng hiện ra thanh bình và tĩnh lặng.
Thiền trưởng dựng tấm bia (hiện còn ở nhà bia chùa thiên trù) ghi lại công lao của Tổ khai sáng Đạo Viên Quang Chân Nhân… “Nội tu Hương Tích bảo động ,ngoại khai phật cảnh Thiên Trù”, và tấm lòng công đức của cung phi,quận chúa phi tần, quan triều cùng thập phương.
Tháp Tổ (Huệ Quang Kim Tháp) do vua Trần Anh Tông cùng triều đình và Đệ Nhị Tổ Pháp Loa cùng các Tăng sỹ Thiền Phái Trúc Lâm xây dựng vào năm Kỷ Dậu, niên hiệu Hưng Long thứ 17 đời vua Trần Anh Tông (1309), sau một năm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Tháp có ngạch đề (Biển đề) Huệ Quang Kim Tháp, là nơi lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp.
Hoa súng nở khắp suối, từng đàn vịt bơi lội, người dân thư giãn thanh bình, thu về trên dòng suối Yến (chùa Hương) mang lại cho du khách cảm giác như vào cõi mơ.
Trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh), đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng có một pho tượng đá mình bám đầy rong rêu, mặt hướng về phía tây. Tương truyền, đây chính là tượng An Kỳ Sinh, một vị đạo sĩ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan. Sự thật về tượng đá này, đến nay vẫn còn trong bí ẩn.
Nếu bạn gặp phượng hoàng đất trong hành trình ở Tràng An, Ninh Bình, đó thật sự là điều may mắn.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao cổ đã trở thành lời nhắn nhủ tự bao đời. Nhớ ngày giỗ Tổ tìm về Đền Hùng, đó là phong tục đẹp trở thành truyền thống văn hóa Việt Nam không phải quốc gia nào cũng có.