Văn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289
Tổng đài: 1900 54 55 19
Hà Nội - Kinh đô Thăng Long một thời, là vùng đất được nhiều Triều đại phong kiến chọn làm kinh đô, lập ấp đắp đê trị vì đất nước. Hà Nội ngày nay nổi tiếng với 36 phố phường cùng nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích lịch sử lâu đời trở thành điểm đến của nhiều du khách lựa chọn. Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình đã tạo nên một ấn tượng đặc biệt ngay từ lần đầu gặp gỡ. Nếu đã một lần đến Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây, với Hồ Gươm, Hồ Tây, những quán cafe trầm mặc, những con đường nhỏ và những gánh hàng rong, một nét văn hóa đậm đà bản sắc, và một lối sống riêng chẳng thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Nếu tò mò về “màu sắc” ấy, hãy lưu lại những kinh nghiệm Vivu Hà Nội dưới đây và lên lịch cho chuyến khám phá thủ đô thôi nào!
Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế chính trị quan trọng của cả nước. Hà Nội còn là thành phố nghìn năm văn hiến, với bề dày lịch sử và văn hoá lâu đời. Những con phố, ngõ hẻm, hồ Gươm, hồ Tây lãng mạn hay từng hàng cây xanh đều đi vào thơ ca, nhạc hoạ, làm say đắm lòng người biết bao thế hệ. Du khách nước ngoài hay cả những người con Việt Nam ai ai cũng đều muốn đặt chân tới mảnh đất Văn Hiến dù chỉ một lần trong đời. Mùa thu đang ngập tràn khắp phố phường Hà Nội rồi, lúc này cũng là thời điểm mà nơi đây đẹp nhất trong năm. Hãy lên kế hoạch du lịch Hà Nội theo những kinh nghiệm VietSense Travel sẽ chia sẻ dưới đây.
Với những ai chưa từng đến với làng Cựu khi có dịp đến đây chắc sẽ không khỏi ngạc nhiên về nét kiến trúc đặc biệt của những ngôi nhà cổ trong làng. Nét cổ kính phương đông pha lẫn sự độc đáo của kiến trúc phương tây, kiến trúc những ngôi nhà cổ nơi đây trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ cho mình nét cổ xưa vốn có.
Làng cổ Cự Đà cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, Làng cổ Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai là điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích tìm hiểu kiến trúc, hoặc muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam, làng nghề truyền thống.
Là cụm Nhà nổi duy nhất trên hồ Đồng Mô, nơi đây sở hữu rất nhiều tiện ích: Cắm trại trên mặt hồ; Chèo thuyền; Bơi lội; Câu cá … Đặc biệt là thưởng thức các món đặc sản, như: Tôm bay, Tép nhảy, Trắm đen quẫy sóng, Cá Lăng vờn nước …Combo Du thuyền – nhà nổi Hồ Đồng Mô bao gồm 60 phút du thuyền khám phá hồ Đồng Mô, 1 bữa ăn chính trên nàh nổi, miễn phí vé đưa đón từ bến, karaoke, nước uống.
Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực và Du lịch Đan Phượng 2023 sẽ được tổ chức bên trong khuôn viên miếu Hàm Rồng, đền Văn Hiến ở xã Hạ Mỗ và miếu Châu Trần thuộc xã Hồng Hà. Thời gian diễn ra trong vòng 3 ngày từ ngày 17 cho đến hết ngày 19 tháng 11 năm 2023. Đây cũng là 2 địa danh lưu giữ rất nhiều nét văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm tính lịch sử của dân tộc. Trong đó, xã Hạ Mỗ đã được thành phố Hà Nội công nhận là một trong những điểm du lịch đặc sắc của thành phố. Với mục tiêu quảng bá sản phẩm nông sản OCOP, quảng bá văn hoá, du lịch và đặc biệt là ẩm thực đặc trưng độc đáo thu hút đông đảo du khách đến thăm quan và trải nghiệm. Kế hoạch triển khai và công tác chuẩn bị đang được lãnh đạo và nhân dân các xã trong toàn huyện tích cực thực hiện nhằm mang đến một không gian lễ hội thực sự sôi động, chất lượng và hấp dẫn phục vụ người dân địa phương và du khách bốn phương.
Khuê Văn Các - được xây dựng năm 1805 dưới thời vua Gia Long vừa được Quốc Hội chính thức công nhận là biểu tượng của Hà Nội.Chiều 21/11, các đại biểu làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua dự án Luật Thủ đô.Luật Thủ đô đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 75,7% đại biểu có mặt tán thành. Luật gồm 4 chương, 27 điều quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Luật quy định biểu tượng Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.