==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đi chùa là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ xưa đến nay. Trải dài từ Bắc vào Nam, đất nước ta có rất nhiều các ngôi chùa lớn và nổi tiếng. Một trong số đó là Chùa Tam Chúc. Tuy mới được xây dựng nhưng ngôi chùa ngày càng ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều người. Vậy nó gì hấp dẫn? Hãy cùng Vietsense travel tìm hiểu về ngôi chùa này nhé!

Cách sắm lễ thực hành tôn giáo đúng cách tại Chùa Tam Chúc

Đường đến Chùa Tam Chúc

Tam Chúc cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, nó nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Hiện nay, chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Là một ngôi chùa mới nối giữa khu du lịch chùa Hương, khu du lịch Bái Đính và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, là địa điểm du lịch tâm linh tâm linh thu hút nhiều du khách nhất.

Đường đến Chùa Tam Chúc

Các bước dâng lễ tại chùa Tam Chúc

Bước 1. Du khách đặt lễ vật đã chuẩn bị sẵn, sau đó thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

Bước 2. Sau đó, đến chính điện đặt lễ và  thắp đèn nhang.

Bước 3. Tiếp theo đó là đi tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường thắp hương, lưu ý là đều có 3 lễ hay 5 lễ. Bên cạnh đó, ở các chùa nhỏ có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì có thể đặt lễ, dâng hương cầu nguyện.

Bước 4. Cuối cùng làm lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

Bước 5. Sau buổi lễ cũng như các điểm đến khác thì du khách nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì. Ngoài ra, công đức tùy tâm.

Cách chuẩn bị lễ phẩm chùa Tam Chúc

Ở khu Phật điện hay chính điện không nên dùng lễ mặn mà chỉ dùng lễ chay, tịnh. Các lễ mặn như thịt gà, giò, chả,... chỉ đặt tại ban thờ, điện thờ hay khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu. Các lễ vật có thẻ chuẩn bị như xôi, chè, hương, hoa quả chín, hoa tươi ( hoa sen, hoa huê, hoa ngâu…).. không nên dùng hoa quả giả, hoa dại hay vàng mã, tiêng âm phủ để dâng cúng Phật. Nếu có thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Du khách cũng không nên đặt tiền thật, tốt nhất nên cho vào hòm công đức.

Đặc biệt ngày trước khi đến chùa dâng hương cần ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Vãn cảnh Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc có một vị thế khá đặc biệt . Nó có thế “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” trước mặt hồ có 6 quả núi Lục Sơn Thủy in bóng xuống mặt nước lấp lánh, ba phía của chùa là dãy núi thất tinh hình tay ngai. Người ta kể lại rằng, sáu quả núi ấy là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống, bảy ngọn núi xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao. Mỗi đêm nó lại lung linh thắp sáng cả khu chùa. 

Vãn cảnh Chùa Tam ChúcTừ cổng chùa bước vào là 1 khoảng sân rộng rất to và hoành tráng được xây dựng theo kiến trúc cổ. Đây cũng là trung điểm check in của du khách khi đến đây. Tới chỗ bến thuyền phong cảnh rất nên thơ hữu tình.  Sau khi check in ở đây xong, du khách có thể di chuyển ra thuyền hoặc thuê xe điện để lên đến điểm vào chùa.

Ngôi chùa Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Quan Âm, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Vườn Cột Kinh và Chùa Ngọc. Ngày nay một số nơi vẫn chưa được hoàn thiện

Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Tam Chúc

Đây là nơi thờ tự tâm linh nên cần ăn mặc lịch sự kín đáo, nói năng nhẹ nhàng, không lạm dụng thắp quá nhiều hương và vứt rác bừa bãi. Đầu năm là dịp người người đi tham quan chùa nhiều nên không khí sẽ khá đông đúc, cần chủ động bảo vệ đồ đạc cá nhân.

Các bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn những đồ như nước uống, đồ ăn nhanh cho chuyến đi của mình.

Những vẻ đẹp của chùa Tam Chúc hiện chưa được hoàn thiện và cập nhật hết. Nhưng các bạn có thấy thu hút bởi những thông tin mà Vietsense travel cung cấp pử trên không? Chi phí cho chuyến tham quan không quá tốn mà lại vừa có thể ngắm cảnh đẹp thiên nhiên. Nếu bạn đang có ý định tham quan một ngôi chùa thì mong rằng những điều trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.

 

 

36 3 39 75 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==