Nhắc đến Dubai, người ta nghĩ ngay đến một đất nước giàu có và xa hoa, thế nhưng ít ai biết rằng, những năm trước 1960, Dubai chỉ là một dải sa mạc dài cằn cỗi, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu. Sau 60 năm phát triển Dubai bắt đầu có những bước chuyển mình về kinh tế cũng như văn hóa xã hội, giờ đây Dubai là một thành phố sang trọng, xa hoa bậc nhất thế giới nằm trong các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Thăm quan Bảo tàng văn hoá Saga tại Dubai Museum
Sự ra đời của bảo tàng văn hoá Saga
Sự kiện được cho là đánh dấu bước thay đổi ngoạn mục của đất nước này về mặt kinh tế là vào năm 1971, khi nước này phát hiện ra dầu mỏ. Thời điểm này, dầu mỏ chưa được phai phá nhiều và nó là nguồn nguyên liệu hết sức quý giá. Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng lớn, chủ yếu thu hút những người lao động nước ngoài đến để khai thác mướn, chủ yếu là người Ấn Độ và Pakistan.
Dân số có sự thay đổi lớn, từ năm 1968 đến 1975, dân số của nước này đã tăng hơn 300%, một con số biểu hiện cho những thay đổi về kinh tế và sự phát triển đồng thời ở các lĩnh vực khác.
Bảo tàng Dubai mang những nét riêng về đặc trưng trong lịch sử của người dân địa phương. Tuy không hào nhoáng, đồ sộ như nhiều bảo tàng tại phương Tây nhưng Bảo tàng Dubai vẫn thể hiện đầy đủ quá trình vươn lên trong sáu thập kỷ của cư dân nơi đây “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Bảo tàng này được ông hoàng Sheikh Rashid Bin Saeed Al – Maktoum (1912 – 1990) lựa chọn từ một pháo đài tên Al Fahidi (do thực dân Anh xây dựng từ năm 1817) làm bảo tàng. Với ý nghĩa để nhắc nhở người dân của mình không quên quá khứ nghèo khó cũng như nguồn gốc, nguồn cội của dân tộc mình.
Chợ ở Dubai xưa và nay
Nói về lịch sử của người dân Dubai cách đây hơn sáu thập niên, nơi đây chỉ có vài làng chài nghèo khổ, sống bằng nghề đánh bắt thủy sản và mò ngọc trai. Bên cạnh đó là một số hộ dân sống bằng nghề mua bán nông sản và gia vị như gạo, chè, chà là, café, hạt điều, tiêu, ớt, tỏi, thảo mộc,…Đây là những nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn và cuộc sống con người Arab hằng ngày.
Bạn có tò mò chợ của người dân Dubai trước đây như thế nào không. Loại hình chợ cũ là người dân tiến hành bày bán tất cả mọi thứ ra đường. Còn ngày nay, mô hình chợ đã có nhiều đổi mới. Cụ thể, mỗi hộ kinh doanh sẽ buôn bán một mặt hàng riêng, có cửa hàng riêng biệt, chính vì vậy không gian trước cửa tiệm cũng bị hạn chế, không còn chỗ để mọi người tụ tập, trò chuyện như trước kia nữa.
Sa Mạc nhưng vẫn có thuyền
Thuyền buồm trước đây của ngư dân Dubai cũng rất đơn giản, những chiếc thuyền buồm truyền thống Arab một thời có tên gọi là Dhow, buồm tam giác với 1 hay 2 cột trụ cột. Trước đây, thuyền là phương tiện vận chuyển chủ yếu đưa các công nhân mò ngọc trai làm việc, phục vụ rất lớn cho việc xuất khẩu ngọc trai. Thời điểm đó, khi muốn xác định phương hướng khi đi ngoài biển, thủy thủ sẽ sử dụng thiết bị Kamal để xác định vĩ độ theo các góc của sao Bắc Cực. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một chiếc thuyền Al Banoush dùng chuyên chở người trên dòng sông nối với vịnh Ba Tư.
Loại thuyền ghe thô sơ này còn hay còn được dùng để chở cừu vào những năm 1960.
Thời điểm những năm đầu thế kỉ 20, Dubai nổi tiếng với ngành xuất khẩu ngọc trai. Thế nhưng đến năm 1930, do ảnh hưởng của thế chiến thứ nhất, việc xuất khẩu bị đình trệ và sau đó bị phá hủy hoàn toàn. Đó cũng chính là lúc quốc gia này mất đi ngành xuất khẩu chủ lực khiến đất nước rơi vào suy thoái nghiêm trọng khó có thể phục hồi.
Pháo đài AlFahidi
Pháo đài Al Fahidi nguy nga, tráng lệ được biết đến là một trong những công trình kiến trúc cổ nhất còn tồn tại trong thành phố. Trước đây, pháo đài này đã từng là thành lũy kiên cố của người Emiratis tức là công dân của các tiểu vương Arab thống nhất trong công cuộc chống quân xâm lược. Mãi đến năm 1971, nơi đây mới chính thức trở thành Bảo tàng lịch sử Dubai sau nhiều lần tu sửa.
Nền văn hóa của những con người Bedouin (trong tiếng Arab có nghĩa là cư dân Sa mạc) trở nên phong phú và riêng biệt như hiện tại cũng là kết quả của một phần quá khứ. Đó là do điều kiện sống khắc nghiệt, nhiều khó khăn, gian khổ chồng chất đã tạo nên sự kiên cường cho những người dân bản địa. Đến nay, họ vẫn duy trì những lối sống tốt đẹp đó và lan tỏa đến những thế hệ sau. Điều đặc biệt là để giúp du khách hiểu biết thêm về nền văn hóa Bedouin, triển lãm bên trong bảo tàng có trưng bày các vật dụng như trang phục truyền thống, đồ trang sức, vũ khí và các công cụ sinh hoạt. Bên cạnh đó là rất nhiều những video miêu tả màn trình diễn múa kiếm mang tên Ardah của các bộ tộc Bedouin sẽ khiến bạn không thể rời mắt.
Làng nghề truyền thống ở Dubai
Địa điểm được xem là cánh cửa lớn mở ra những cơ hội cho người dân ở khu vực này là Vịnh Ba Tư. Nhờ nơi đây mà họ có thể đi khắp mọi nơi, việc buôn bán, giao thương hay phát triển kinh tế bằng đường biển cũng như đánh bắt hải sản chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Tiếp nối sự phát triển trên chính là nghề đóng tàu, những con tàu của các thương gia cứ dong buồm đi về những quốc gia bên vịnh Ba Tư một cách thuận lợi nhất.
Khám phá bảo tàng, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi công nghệ hình nổi 3 chiều kết hợp với nghệ thuật nắn hình bằng sáp tạo nên những bức tường giống hệt như thật. Bạn sẽ như đang quay về Dubai thời cổ xưa với không gian đa chiều, rực rỡ sắc màu đến từ lối sống của họ. Tiếp theo đó là ấn tượng khó quên đến từ kỹ thuật lấy ngọc trai của những ngư dân dưới đáy biển sâu cả trăm mét mà không cần đến dụng cụ lặn hiện đại nào ngoài một chiếc kẹp mũi. Đây cũng là dụng cụ được minh họa bằng mô hình và sau này được người Italy mô tả lại vào năm 1580.
Đặc trưng kiến trúc tại Dubai
Kiến trúc của người Dubai xưa cũng rất ấn tượng khi nhiều công trình được xây dựng và đến nay trở thành biểu tượng của quốc gia này. Thời điểm vào những năm 1950 – 1960, trung tâm thành phố Hồi giáo này chỉ vỏn vẹn khoảng 800 người sinh sống. Cư dân sinh sống ở đây đa phần là ngư dân, người lao động nghèo và sống trong một căn nhà truyền thống của người Arab được làm từ thân gỗ và lá cọ.
Ngôi nhà có thiết kế đặc trưng khi phía trước là giếng nước- thứ được xem là quý hơn vàng ở sa mạc. Với mục đích to lớn là khắc khắc phục tình trạng khí hậu nóng bức mùa hè, đa số các ngôi nhà sẽ có thiết kế là tháp gió nằm ngay trên cùng, có nhiệm vụ đón gió làm mát được gọi là tháp Barasti.
Nếu có cơ hội tham quan bảo tàng tại đây, bạn nhất định phải khám phá phòng trưng bày phòng học Hồi giáo. Đây là nơi tái hiện lại hình ảnh trẻ em Emiratis đang ngồi học thuộc kinh Koran, một tuyệt phẩm thi văn đồ sộ. Hình ảnh này được rất nhiều du khách thích thú và ấn tượng.
Những tài liệu tại bảo tàng cho thấy, các nhà khảo cổ học và nhân chủng học đã xác định loài người sinh sống ở đây khoảng 3.000 năm trước Công nguyên. Không gian bên trong bảo tàng gây nhiều ấn tượng khi các nhà thiết kế đã tạo ra những lối đi và xây những căn nhà như một con phố và đặt những tượng sáp rất sinh động. Trên đây là những nội dung cần thiết mà VietSense Travel giới thiệu đến bạn về bảo tàng Dubai, chúc bạn có một chuyến đi an toàn và ý nghĩa.
Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá Đảo Yas ở Abu Dhabi, UAE