Văn phòng: 88 Xã Đàn, Phương Liên - Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Điện thoại: 024 3972 8289
Tổng đài: 1900 54 55 19
Nặng hơn 138 tấn, cao 6,6m ngồi trên đài sen bằng đồng 3,3m đặt trên bệ rồng đá ở độ cao 920m, bảo tượng đồng nguyên khối vừa được gấp rút hoàn thành tại đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh) nhân dịp kỷ niệm 705 năm vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn.
Nặng hơn 138 tấn, cao 6,6m ngồi trên đài sen bằng đồng 3,3m đặt trên bệ rồng đá ở độ cao 920m, bảo tượng đồng nguyên khối vừa được gấp rút hoàn thành tại đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh) nhân dịp kỷ niệm 705 năm vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Nghị quyết lấy ngày 1/11 âm lịch hằng năm, ngày nhập Niết Bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông là Đại lễ giỗ chung của Phật giáo Việt Nam.
Chương trình Đại lễ diễn ra từ 1 đến 3/12 với nhiều nghi lễ trong đó nổi bật là nghi lễ khánh thành bảo tượng Phật hoàng tại Lễ đài khu An Kỳ Sinh trên đỉnh Yên Tử. Pho tượng này được đặt trên đỉnh thiêng Yên Tử ở độ cao hơn 920 mét.
Đây là sự kiện trọng đại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh, tạo sức hút mới cho di tích danh thắng Yên Tử.
Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được làm từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ý tưởng dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử có từ năm 2002, nhưng đến nay mới hoàn thành.
Tổng số vốn được phê duyệt để đúc tượng hơn 75 tỷ đồng.
Đây là pho tượng nguyên khối lớn nhất, lần đầu tiên được đúc thành công tại Việt Nam theo công nghệ đúc trực tiếp, liền khối trên bệ, hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công trong điều kiện địa hình chật hẹp, khí hậu khắc nghiệt.
Các Phật tử và người dân xếp hàng từ 5h sáng để chờ đợi giây phút hô thần nhập tượng tại lễ khánh thành.
Sau 7 năm hoàn thiện thủ tục và làm xã hội hóa, ngày 16/12/2009 khởi công xây dựng.
Trước đó ngày 17/5/2013 tổ chức lễ đúc tim tượng Phật, đến 23/9/2013 tổ chức lễ yểm tâm tượng Phật.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và nhiều lãnh đạo cao cấp khác có mặt dự lễ lúc 6h sáng 3/12.
Các nhà sư làm lễ hô thần nhập tượng trước khi tấm khăn choàng được tháo ra.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Yên Tử và nhiều chư tăng khác làm lễ.
Bảo tượng chính thức được khánh thành. Đây là tượng đồng nguyên khối nặng hơn 138 tấn được đúc ngay trên bệ bê tông ở độ cao 920m so với mực nước biển. Tượng có chiều cao 6,6m ngồi trên đài sen (bằng đồng) cao 3,3m được đặt trên bệ rồng (bằng đá) cao 2,7m.
Nguồn: news.zing.vn
Dubai tháng 11 là thời khắc hiếm hoi khi thành phố khô nóng quanh năm trở nên dễ chịu đến bất ngờ. Thời tiết mát mẻ, bầu trời trong xanh, nắng không còn gay gắt mọi thứ vừa đủ để bạn khám phá mà không mỏi mệt. Vậy nên Vietsense Travel tin rằng lựa chọn du lịch Dubai tháng 11 chính là quyết định thông minh giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn cả văn hóa lẫn cảnh quan nơi đây.
Vũ Hầu Tự (武侯祠) là một trong những đền thờ nổi tiếng ở Trung Quốc, được xây dựng nhằm tưởng nhớ và thờ phụng Gia Cát Lượng (Gia Cát Vũ Hầu), một vị quân sư lỗi lạc, chính trị gia và chiến lược gia kiệt xuất thời Tam Quốc (220–280). Vũ Hầu Tự không chỉ là di tích lịch sử quan trọng mà còn là một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, đặc biệt ở vùng Tứ Xuyên.
Công viên gấu trúc Thành Đô (Chengdu Research Base of Giant Panda Breeding) là một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và triển lãm gấu trúc nổi tiếng nằm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất để quan sát và tìm hiểu về loài gấu trúc, đặc biệt là gấu trúc khổng lồ – biểu tượng quốc gia của Trung Quốc.
Dubai - thành phố của những điều không tưởng: trượt tuyết, ngắm hoàng hôn giữa lòng sa mạc, shopping trong trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, nghỉ dưỡng tại khách sạn dát vàng xa hoa nhất hành tinh… Nếu bạn đang tìm kiếm thời điểm lý tưởng để tận hưởng tất cả những điều này, thì du lịch Dubai tháng 10 chính là gợi ý đáng để cân nhắc. Vì sao lại như vậy? Bài viết này, Vietsense Travel sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.
Đô Giang Yển" (都江堰) là tên của một công trình thủy lợi cổ nổi tiếng ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời nhà Tần, khoảng hơn 2.000 năm trước. Đây là một hệ thống đập và kênh đào trên sông Mạc La (Min River), thuộc tỉnh Tứ Xuyên, dùng để điều tiết nước, ngăn lũ và tưới tiêu cho vùng đất châu thổ rộng lớn, giúp phát triển nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân địa phương. Đô Giang Yển được xem là một kỳ quan kỹ thuật thủy lợi cổ đại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực Tứ Xuyên và cũng là minh chứng cho trình độ kỹ thuật thủy lợi tiên tiến của người xưa. Hiện nay, Đô Giang Yển cũng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.