==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Khác với các dân tộc khác như người Kinh hay người Hoa,... tết của người Mông ở Hà Giang được diễn ra sớm hơn. Cũng không rõ là tự bao giờ nhưng những người dân thuộc đồng bào dân tộc H'mông đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết. Hằng năm họ thường tổ chức cách Tết Nguyên Đán của cả nước đúng một tháng. Qua một khoảng thời gian đủ dài, đủ lâu để đây được coi là một trong những nét đẹp văn hoá riêng và vô cùng độc đáo của đồng bào Mông. Vậy hôm nay hãy cùng VietSense Travel khám phá về Tết của người Mông ở Hà Giang bạn nhé.

Thời gian Tết của người Mông ở Hà Giang diễn ra

Tết của người Mông ở Hà Giang diễn ra vào tháng Chạp, sớm hơn so với đồng bào dân tộc trên cả nước một tháng. Tầm khoảng 25, 26 tháng Chạp hàng năm, người Mông bắt đầu tạm dừng lại các hoạt động công việc, họ bắt đầu nghỉ ngơi, mua sắm, trang trí nhà cửa chuẩn bị đón Tết. Họ thịt lợn, dê để tổ chức những bữa tiệc. Tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình hay mỗi dòng họ mà thời gian ăn tết sẽ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Hà Giang vào những ngày này xinh đẹp rực rỡ sắc xuân tươi trẻ. Sự hòa quyện của sắc hoa đua nở đón chào mùa Xuân cùng với sắc màu của váy áo thổ cẩm của những người dân đồng bào H'mông, của những chàng trai cô gái người tộc đang rộn ràng xuống đường đón Tết, du xuân tạo nên một bức tranh màu sắc rực rỡ ùa vào trong mắt, trong tim mỗi người.

 

Những nét đặc sắc của ngày Tết người Mông ở Hà Giang

Không chỉ diễn ra sớm hơn, Tết của người Mông ở Hà Giang còn mang những nét đặc trưng riêng, vô cùng đặc sắc và độc đáo. Sau khi hoàn thành công việc tại đồng áng, họ sẽ nghỉ ngơi vì đã có một năm làm việc hăng say. Họ chuẩn bị sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để đón Tết về, đón một năm mới đến. Người Mông đa phần sống bằng các hoạt động nông nghiệp nên những công cụ sản xuất mang ý nghĩa rất lớn đối với họ. Vậy nên các công cụ sản xuất sau khi dừng hoạt động làm việc sẽ được họ phong lại một cách cẩn thận. Mỗi món đồ sẽ được họ phong lại bằng các hình thức khác nhau chẳng hạn như các lò rèn làm lễ đóng lò, cối xay ngô thì phải được tháo rời các chi tiết ra, rồi dán một tờ giấy bản lên sau đó làm lễ với bánh ngô, gà và rượu.  Món ăn được nhiều người dân H'mông ưa thích nhất vào dịp tết chính là thắng cố nấu bằng xương, thịt của trâu, ngựa. Ngày thường chỉ có chợ mới bán thắng cố nhưng vào dịp tết thì nhà nào cũng sở hữu một nồi thắng cố luôn sôi sùng sục trong bếp lửa. Thắng cố ăn cùng với rượu ngô, mèn mén thì quả là một sự kết hợp hương vị bùng nổ. Chảo thắng cố thì có lẽ là đã không quá xa lạ với nhiều người nhưng mèn mén và bánh ngô thì chắc sẽ ít người từng thấy qua khi lên cao nguyên đá vì nó không đường thường xuyên bày bán ở chợ. Mèn mén là món ăn được làm bằng bột ngô đồ chín, khi nhai trong miệng sẽ thấy sần sật, vị lạ lạ nhưng khi quen rồi thì sẽ cảm nhận được vì bùi, thơm và béo ngậy của bột ngô. Tết là thời điểm mà những món bánh bột ngô với hương thơm phức đánh thức vị giác của tất cả những ai đến gần bếp người Mông. Chúng có hình dạng to tròn giống như chiếc đĩa. Khi nướng bánh ngô chắc bẻ ra ăn nóng hương thơm từ ngô bốc lên, vị bánh chua chua ngọt ngọt.

Những nét đặc sắc của ngày Tết người Mông ở Hà Giang - Ảnh 1

Ngày đầu năm mới, khi mặt trời bắt đầu ló mặt khỏi núi, người dân nơi đây cùng những bộ váy áo xinh đẹp nhất đã chuẩn bị từ trước cười cười nói nói xuống đường chơi xuân. Một vẻ đẹp đồng quê giản dị mà yên bình. Ăn mừng một năm cũ đã qua, với hy vọng về một năm mới đang đến tràn đầy may mắn, an lành. Du lịch Hà Giang vào những ngày xuân ấy đặc biệt không thể không nhắc lễ hội cầu phúc truyền thống của người Mông - lễ hội Gầu Tào. Hội Gầu Tào theo quan niệm của người dân Hmong là lễ được tổ chức để tạ ơn tổ tiên vì đã cho mùa màng trong năm bội thu, cho chăn nuôi thuận lợi, và đặc biệt cầu cho cháu con đầy đàn, khỏe mạnh. Sở hữu những nét văn hóa ngày Tết độc đáo, thú vị của người dân nơi đây Gầu Tào được công nhận là lễ hội lớn nhất của người Mông trong năm, vậy nên nó đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch khi tới Hà Giang tham quan.

Những nét đặc sắc của ngày Tết người Mông ở Hà Giang - Ảnh 2

Bên cạnh việc có các lễ hội truyền thống, sau một năm trời làm lụng vất vả, Tết chính là quãng thời gian họ nghỉ ngơi, tham gia, tổ chức các trò chơi, tổ chức giao lưu âm nhạc gắn kết người dân. Những điệu hát, điệu khèn ngày Tết, những trò chơi dân gian truyền thống như đánh yến, hát đối, đổi gậy chính là điều không thể thiếu vào dịp Tết ở Hà Giang. Cùng nhau hòa vào nhịp điệu, thanh âm ngày xuân rộn ràng, tất cả mọi người như quên đi hết bao vất vả của năm cũ, ở đó chỉ thấy niềm vui, niềm hạnh phúc nơi rẻo cao. Có thể công nhận rằng Tết sớm của người Hmong ở Hà Giang là một nét văn hóa đặc biệt và vô cùng ý nghĩa. Nếu bạn muốn tham gia thưởng thức nét văn hóa thú vị này thì hãy liên hệ với VietSense Travel để nhận được thêm những thông tin hữu ích nhé.

 

 

Tết của người Mông tại Hà Giang – Thời gian và chi tiết

Tết của người Mông tại Hà Giang – Thời gian và chi tiết
91 9 100 191 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==