==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Isanapura trong lịch sử chính là thủ đô của Vương quốc cổ Chân Lạp (Chenla), được thành lập vào thời vua Isanavarman I (trị vì trong khoảng năm 616-637) chính là những thông tin mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể biết được. Kinh đô cổ của nhà nước Isanapura có vị trí địa lý tọa lạc tại tỉnh Kampong Thom hiện tại, cách 30km về phía Bắc của thành phố Kampong Thom nên có thể di chuyển đến các điểm tham quan cực kỳ nhanh chóng, đây cũng chính là thủ phủ của tỉnh. Khi đến đây có một địa điểm mà mọi người nhất định không thể bỏ qua đó chính là Sambor Prei Kuk. Chắc có lẽ mọi người sẽ tò mò về cái tên này nên hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vietsense travel để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Những thông tin về Sambor Prei Kuk

Được biết nơi đây chính là khu vực trung tâm của kinh đô và được biết đến với tên gọi đó chính là khu phức hợp Sambor Prei Kuk, có vị trí địa lý nằm trên bờ Đông của hồ Tonle Sap, gần sông Sen trù phú của Campuchia. Ngày nay, khi đến tham quan du khách có thể thấy được khu vực này còn chứa tàn tích của lên đến 150 ngôi đền và nơi đây hiện tại cũng có rất nhiều tòa nhà với niên đại trước vài thế kỷ so với các công trình tại quần thể Angkor Wat nổi tiếng của quốc gia này, được xây dựng vào thời Đế chế Khmer tiếp sau nên ảnh hưởng rất lớn của đặc trưng kiến trúc thời kỳ này.

Sambor Prei Kuk nếu được hiểu theo tiếng Khmer có nghĩa là “những ngôi đền trong rừng thiêng” cũng đã thấy được vị thế của nó trong văn hóa và xã hội của nơi này. Quần thể Sambor Prei Kuk ngày nay du khách thấy đã được chia thành 3 nhóm chính. Mỗi nhóm có một khu vực với mặt bằng hình vuông vô cùng đặc biệt, giữa những khối vuông này đã được giới hạn bởi bức tường gạch, giữa là một đền thờ với nhiều đền tháp nhỏ bao quanh tạo nên lối kiến trúc độc đáo, mới lạ. Như các văn kiện lịch sử còn sót lại thì những nhóm công trình được xây dựng vào các thời điểm khác nhau nên có những nét khác nhau đặc trưng. Trong đó có thể biết được nhóm phía Nam và Bắc được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, là thành phần đầu tiên của quần thể cũng chính là nơi đã đặt nền móng cho hình ảnh hoàn hảo sau này của Sambor Prei Kuk.

Những thông tin về Sambor Prei Kuk

Ngày nay khi đến tham quan du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu rằng nơi đây chính là công trình tại quần thể Sambor Prei Kuk mang đặc điểm của thời kỳ Tiền Angkor trị vì huy hoàng (Pre-Angkorian) với hình thức bên ngoài đơn giản nhưng bên trong lại mang đến sự trang nghiêm. Vật liệu xây dựng chính là gạch nên mang đến kết cấu vững chắc cho nơi này. Đá sa thạch cũng được sử dụng cho một số cấu trúc nhất định cũng chính là điểm chấm phá vô cùng đặc biệt của công trình này trong mắt du khách đến tham quan. Đặc trưng kiến trúc nổi bật nhất của tổ hợp là một tập hợp bao gồm rất nhiều lâu đài, cung điện xa hoa, hoặc đền thờ (Prasats), tháp bát giác, biểu tượng sinh sản (lingam shiva và yonis), còn có các công trình khác như ao hồ và các tác phẩm điêu khắc hình sư tử, các bản khắc đá tiếng Phạn và tiếng Khmer vô cùng tinh xảo.

Sambor Prei Kuk - Điểm đến mang giá trị sâu sắc

Khu đền đài Sambor Prei Kuk ngày nay đang tọa lạc trong Khu di tích Kinh đô cổ Ishanapura có thể mang đến và thể hiện sự giao lưu quan trọng về các giá trị kiến trúc và văn hóa giữa các quốc gia có kiến trúc văn hóa tiêu biểu tại khu vực Đông Nam Á và gia lân cận trong hàng ngàn năm qua và điều này đã được phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 6 và đầu thế kỷ 20 mà con người vừa trải qua.

Ngày nay chúng ta có thể thấy được các di tích của kinh đô cổ chiếm một diện tích 2.500 hecta vô cùng rộng lớn, trong đó có bao gồm một quần thể trung tâm với rất nhiều công trình được xây dựng vô cùng khang trang, nổi bật, trong đó mọi  người có thể thấy hiện đang có 10 ngôi đền hình bát giác, đây cũng chính là một mô hình độc đáo tại Đông Nam Á từ xưa cho đến nay. Mọi người cũng có thể ngắm nhìn những chi tiết trang trí bằng đá sa thạch tại đây chính là kiểu trang trí đặc trưng của loại hình kiến trúc tiền Angkor vô cùng nổi tiếng tại Campuchia, chính nó cũng được gọi là phong cách kiến trúc Sambor Prei Kuk như chúng ta vẫn hay gọi bây giờ đấy. Một số chi tiết kiến trúc vô cùng khác lạ như các xà ngang ( còn gọi là lintels), các đầu hồi nhà (pediments), hàng cột (colonnades) cũng chính là các kiệt tác kiến trúc thực sự mà con người có thể tạo nên được. Và chúng ta cũng có thể thấy được bắt đầu từ thời kỳ này thì nghệ thuật tạo hình và kiến trúc được phát triển tại đây đã trở thành hình mẫu vô cùng lý tưởng và độc đáo cho các khu vực khác và chính nó cũng đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc Khmer độc đáo của thời kỳ Angkor mà nhân loại vẫn luôn ngưỡng mộ cho đến ngày hôm nay.

Sambor Prei Kuk - Điểm đến mang giá trị sâu sắc - Ảnh 1

Như chúng ta đã thấy rằng khu đền đài Sambor Prei Kuk còn tồn tại đến ngày hôm nay chính là một bằng chứng độc đáo, nơi này cũng chính là đại diện cực kỳ tiêu biểu về một nền văn minh của Vương quốc Chân Lạp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn khoảng 300 năm từ năm 550-802 và vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay chúng ta nhìn thấy.

Khu đền đài Sambor Prei Kuk từ khi xây dựng đã có sự gắn bó trực tiếp với việc lan truyền và hòa hợp các yếu tố tôn giáo bên ngoài, đạo Hindu (Hinduism), Phật giáo với tôn giáo bản địa vô cùng đặc thù mà nhân loại ngày nay vẫn đang đi sâu vào nghiên cứu.

Sambor Prei Kuk - Điểm đến mang giá trị sâu sắc - Ảnh 2

Hiện nay, khi đến tham quan tại đây thì du khách chỉ còn thấy được khu di tích còn 7 cụm đền tương đối nguyên vẹn sau hàng ngàn năm tồn tại, trong đó có 3 cụm đền nổi bật nhất bao gồm Prasat Tao, Prasat Sambor và Prasat Yeah Puon được mở cửa cho du khách trong nước và quốc tế có thể đến tham quan sau khi đã được dọn sạch bom mìn và có sự bảo vệ của cơ quan chức năng. Đến với 3 cụm đền này, du khách chắc chắn sẽ phải ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi được tận mắt chiêm ngưỡng những nét hoa văn được những người dân Khmer cổ tạo nên cho nhân loại ngày nay ngắm nhìn và hưởng thụ.

- Nhóm đền Prasat Tao (còn có tên gọi là Prasat Boram) ngày nay đang có vị trí tọa lạc nằm giữa quần thể Sambor Prei Kuk nổi tiếng này. Đây chính là khu vực trung tâm có mặt kiến trúc được xây dựng như hình vuông, trục chính theo hướng Đông - Tây, bao gồm 2 bậc thềm tinh xảo. Tháp trung tâm mang tên Prasat Tao (Đền Sư tử) chính là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây, là một trong những ngọn tháp lớn nhất trong quần thể, cao đến 19m nên đúng từ xa cũng có thể nhìn thấy rõ ràng. Tại lối vào chính giữa của tháp có 2 sư tử đá mà đến đây chúng ta sẽ phải trầm trồ về độ sinh xảo của nó (ban đầu nơi đây có 4 con, nhưng 2 con đã bị đánh cắp).

Đền Prasat Tao từ lâu đã nổi tiếng là một trong 7 ngôi đền hầu như còn nguyên vẹn. Nơi đây chúng ta sẽ thấy được có 4 cửa, song chỉ có cửa quay về hướng Đông là mở cho du khách vào tham quan còn các cửa khác hiện nay đã được bịt kín.

Nhóm đền Prasat Sambor lại có vị trí tọa lạc tại phía Bắc quần thể Sambor Prei Kuk, đây cũng chính là khu vực đền đài chính, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 nên kiến trúc nơi này rất đặc biệt, trong thời kỳ trị vì của vua Isanavarman I huy hoàng. Đây là nơi thờ thần Shiva, còn được gọi là Gambhir Shvara theo Ấn Độ giáo chính tông.

Khu vực trung tâm này được xây dựng với mặt bằng hình vuông, trục chính theo hướng Đông - Tây, bao gồm 3 bậc thềm được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Trong khu vực trung tâm có chín đền thờ và một tháp lớn, Prasat Sambor mà du khách nhất định phải ghé thăm khi đến nơi đây nhé.

Những ngôi đền trong khu Sambor Prei Kuk

Khi đến đây du lịch thì du khách cũng có thể đến tham quan ngôi đền mang tên Trapeang Ropeak, đây chính là ngôi đền được xây dựng với mục đích là nơi thờ thần Indra (được biết đây chính là vị thần Sấm Sét, là một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu) nên kiến trúc vô cùng đặc sắc. Công trình này chính là một trong 7 ngôi đền còn nguyên vẹn cho đến ngày nay du khách có thể vào tham quan của quần thể cố đô Sambor Prei Kuk này đấy nhé. Công trình được xây dựng bằng nguyên vật liệu chủ yếu là gạch mà không cần dùng đến vữa. Đỉnh tháp ngày nay đã bị sụp đổ, lộ ra ánh sáng trên đỉnh tháp như mặt trời mọc lên từ đây vậy đó. Trên vách đền chúng ta cũng có thể thấy có rất nhiều lỗ thủng, được cho là nơi người xưa đính kim cương và ngọc quý nhưng ngày nay đã không còn nữa.

Những ngôi đền trong khu Sambor Prei Kuk

Phía Bắc và Nam của khu vực trung tâm ngày nay nếu ghé qua thì mọi người sẽ nhìn thấy còn có một số đền thờ nằm rải rác, nằm lẫn với các tàn tích bệ thờ biểu tượng Linga và các bức tượng thần Shiva vì đã bị thời gian hàng ngàn năm phá hủy.

Nhóm đền Prasat Yeah Puon lại có vị trí địa lý tọa lạc tại phía Nam quần thể Sambor Prei Kuk, nơi đây được biết đến với bao gồm 22 cụm công trình đền thờ thần Shiva vô cùng rộng lớn, công trình này đã được xây dựng từ năm 600 - 635, trong thời kỳ trị vì của vua Isanavarman I nên có thể thấy được sự đầu tư vô cùng tuyệt vời của ông vua này. Khu vực trung tâm du khách sẽ thấy là có mặt bằng hình vuông, trục chính được đặt theo hướng Đông - Tây, bao gồm 2 bậc thềm không quá cao . Hiện tại, chúng ta có thể nhìn thấy ở khu vực này một số tháp bát giác và cổng vẫn đứng vững mà không bị thời gian tàn phá. Bên ngoài của tháp vẫn còn các có sự tồn tại của những tàn tích của các bức tường bằng gạch, cao đến 2m vô cùng thu hút. Ngôi đền chính trong nhóm là đền Prasat Yeah Poan, hiện được tôn tạo và tương lai sẽ mở cửa để du khách vào tham quan.

Mặc dù đã 14 thế kỷ trôi qua, thời gian đã quá lâu nhưng hiện tại vẫn còn rất nhiều ngôi đền trong khu quần thể đền Sambor Prei Kuk vẫn hầu như còn nguyên vẹn mà không bị thời gian hay thiên nhiên tàn phá. Hiện nay sau khi được tổ chức thế giới UNESCO công nhận di sản thế giới, quần thể đền Sambor Prei Kuk đã ngày càng thu hút được rất là nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Hy vọng với những thông tin mà Vietsense travel mang đến trên đây có thể giúp mọi người có được cho mình một chuyến đi tuyệt vời và ý nghĩa nhất nhé!

 

 

Sambor Prei Kuk - Di sản khảo cổ Campuchia

Sambor Prei Kuk - Di sản khảo cổ Campuchia
20 2 22 42 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==