Trên định nghĩa, tất cả các công dân của Thái Lan đều được gọi là Thái. Đây cũng là tên gọi của một nhóm dân tộc lớn nhất ở Thái Lan. Điều này không phải là ngẫu nhiên
Nụ Cười Mến Khách và Văn Hóa Của Dân Tộc Thái Lan
Các nhóm dân tộc ở Thái Lan
Không phải vô cớ mà Thái Lan được mệnh danh là "Xứ sở của những nụ cười", một thực tế là bởi vì người bản địa Thái lan rất lịch sự, mến khách, họ là những người thích cười. Có lẽ, thói quen mỉm cười của người Thái được thừa hưởng ngay từ khi còn nhỏ dưới ảnh hưởng của nền văn hóa Phật giáo. Không hề ngạc nhiên khi ở Thái Lan có hơn 18.000 ngôi chùa Phật giáo. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả chính là thiên nhiên, núi non, cung điện, các tu viện cổ và đền, chùa, chợ nổi, ẩm thực Thái, massage Thái, đảo san hô, và tất nhiên phải kể đến cả những bãi biển cát trắng được bao quanh bởi những rặng dừa xanh.
1. Dân tộc Thái
- Ngôn ngữ
- Tôn giáo
2. Nhóm dân tộc lớn nhất ở Thái Lan
- Nhóm người Thái
- Nhóm người Khmer
- Nhóm người Mã Lai
Dân tộc Thái
Trên định nghĩa, tất cả các công dân của Thái Lan đều được gọi là Thái. Đây cũng là tên gọi của một nhóm dân tộc lớn nhất ở Thái Lan. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Giống như nhiều quốc gia khác, chính phủ Thái Lan đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra ý thức đoàn kết dân tộc, dựa trên ý tưởng về di sản dân tộc được chia sẻ. Về cơ bản, chính phủ muốn tất cả mọi người nghĩ về người dân sinh sống trên đất Thái là người dân tộc Thái. Có một vài lý do cho việc làm này. Trong suốt thế kỉ 20, Đông Nam Á đã có một trang sử đầy khó khăn khi nhiều cuộc chiến tranh xảy ra do các tác động từ bên ngoài nhằm mục đích giành quyền lực. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Thái Lan là quốc gia duy nhất của Đông Nam Á chưa từng bị đô hộ bởi đế quốc châu Âu, thế nhưng một số ảnh hưởng về chiến tranh cũng đã tác động đến quốc gia này. Hiện nay, Thái Lan cũng đang phải đấu tranh rất nhiều với các vấn đề như AIDS, vì vậy việc thúc đẩy đoàn kết dân tộc đã trở thành một ưu tiên quan trọng đối với chính phủ. Việc tập trung nhấn mạnh vào việc tập hợp một dân tộc Thái duy nhất cũng có tiền lệ lịch sử, bởi vì ngày từ thế kỉ 14 hầu hết các khu vực trong nước đã tồn tài như một vương quốc Thái thống nhất do người Xiên quản lý và sinh sống.
Sau khi biết những điều trên, có lẽ không quá ngạc nhiên khi biết rằng khoảng 96% người dân ở Thái Lan xác định họ chính là người dân tộc Thái. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn đơn giản như vẻ ngoài của nó. Trên thực tế, dân tộc Thái là sự kết hợp của nhiều nhóm dân tộc có quan hệ họ hàng khăng khít với nhau sống trong cùng một khu vực. Chiếm đa số trong đó là người Trung Thái ,những người mà trước đây sống quanh cái khu vực mà ngày nay người ta gọi là Bangkok. Người Trung Thái không chỉ chiếm đa số về số lượng mà còn chiếm ưu thế về chính trị trong cả nước. Khi chính phủ nói rằng họ muốn mọi người dân đều là người Thái thì người dân Trung Thái là nhóm người Thái cụ thể mà họ nghĩ đến.
Tuy nhiên, vẫn có những nhóm người khác, chủ yếu được nhóm theo địa hình địa lý. Các nhóm Bắc Thái có một phương ngữ và lịch sử riêng biệt, là hậu duệ của vương quốc Lanna. Người Nam Thái sống chủ yếu ở hạ bán đảo, cũng nói một phương ngữ riêng biệt trong ngôn ngữ Thái, và nhiều người đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ với một số lượng lớn người Mã Lai trong vùng đó. Cuối cùng là Isaan , một nhóm người Thái vốn là hậu duệ của người Lào ở Tây Bắc Thái Lan. Trong suốt một thời gian, nhóm này chỉ được gọi đơn giản là Lào, nhưng ngày nay cái tên đó đã trở thành một ẩn ý có phần đáng khinh bỉ. Có một số lượng lớn người dân Isaan, nhưng họ có xu hướng nghèo hơn và ít đại diện về mặt chính trị hơn so với đa số người Trung Thái.
- Ngôn ngữ
Tiếng Thái là một ngôn ngữ khó, tiếng Thái có một bảng ngôn ngữ độc lạ và một hệ thống âm điệu đa dạng. chie cần cố gắng nói một vài từ cũng khiến bạn nhoẻn cười. Tại cái địa điểm du lịch hay các khu nghỉ dưỡng, đa số các nhân viên đều hiểu tiếng Anh. Các biển chỉ đường và các biển báo ở lãnh thổ Thái Lan đều được phụ đề song ngữ tiếng Thái và tiếng Anh. Đây là điều khiến rất nhiều khách du lịch yên tâm.
- Tôn giáo
Hơn 90 phần trăm người Thái theo đạo Phật Nam tông,điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống hàng ngày của người dân. Thái – có nghĩa là xưng tụng đạo Phật. Khi tham quan du ngoạn xứ Chùa vàng, bạn sẽ thấy cuộc sống của Thái Lan thấm đẫm tôn giáo như thế nào. Trong các phòng chờ của sân bay, luôn có những chiếc ghế được thiết kế đặc biệt cho các nhà sư, họ là người được hộ tống đầu tiên lên máy bay và được bao quanh với sự tôn trọng lớn nhất. Mang thức ăn cho một nhà sư được coi là một hành động thần thánh – sau cùng, một nhà sư không thể đi mua sắm như một người bình thường và chỉ ăn những thứ mà các tín đồ sẽ cúng dường cho mình, và thậm chỉ ăn một lần mỗi ngày cho đến 12 giờ.
Nhóm dân tộc lớn nhất ở Thái Lan
Vương quốc Thái Lan có khoảng 70 nhóm dân tộc, trong đó có ít nhất 24 nhóm dân tộc Thái, phần lớn là nhóm người Thái, Lào và Yuan, 22 nhóm dân tộc Austroasiatic, với nhóm người Bắc Khmer và Kuy chiếm chủ yếu ; 11 nhóm dân tộc Trung-Tạng (“bộ lạc đồi”), trong đó người Karen chiếm đông nhất; 3 nhóm dân tộc Austronesian , tức là Mã Lai , đa số các nhóm dân tộc tập trung ở ba tỉnh cực nam, cùng với người Moken và Urak Lawoi (sea gypsies); và cả hai nhóm Hmong-Mien . Các nhóm dân tộc khác bao gồm các cộng đồng nhập cư lâu đời như người Hoa và người Ấn Độ .
Vương quốc Thái Lan nằm ở khu vực Đông Nam Á và có tổng diện tích 513.000 km vuông. Dân số của đất nước là 67 triệu người, điều này khiến Thái Lan trớ thành quốc gia đứng thứ 20 trong số các quốc gia đông dân khác. Phần lớn dân số Thái Lan sống ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng trồng lúa ở miền Trung và miền Bắc. Thái Lan là một quốc gia đa dạng về vùng miền và các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, dân tộc Thái chiếm 92% dân số, 8% dân số còn lại là dân tộc thiểu số khác. Những người di cư từ các nước láng giềng như Lào, Myanmar và Nepal đã đóng góp vào dân số không cư trú của Thái Lan hơn 4 triệu người. sau đây là một số thông tin về các nhóm dân tộc lớn ở Thái Lan.
- Nhóm người Thái
Người Thái, ban đầu được người phương tây gọi là người Xiêm, là dân tộc đa số và là nhóm dân tộc chủ yếu ở Thái Lan. Họ tạo thành một bộ phận dân tộc thiểu số của người Thái sống ở Đông Nam Á. Người Thái nói tiếng Thái vớ Trung Thái, Bắc Thái, Nam Thái và Isan. Người Thái cổ là nhóm người Thái di cư đến phía nam từ giữa thế kỉ thứ VIII và thế kỉ X và định cư ở Thung lũng Chao Phraya. Họ mở rộng vương quốc của mình cho đến Thái Lan ngày nay, nơi mà họ tiếp thu Phật giáo của người Mon và người Khmer, sự tiếp thu tôn giáo này đã giải thích cho sự pha trộn của văn hóa Thái hiện tại. Thái Lan hiện là nơi sinh sống của hơn 60 triệu người Thái (chiếm 91,5% tổng dân số). Một số người Thái khác cũng có thể được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Châu Âu và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Người Thái chủ yếu là Phật tử Nam tông với các hình thức tôn giáo độc đáo, bao gồm cả việc thờ cúng tổ tiên. Họ cũng tin vào thần linh nhà và ma quỷ. Tham Bun, hay còn gọi là làm công đức, là một việc làm phổ biến trong văn hóa Thái. Người ta có thể quyên góp bằng nhiều hình thức như quyên góp đồ ăn hay quyên góp cho các nhà sư hoặc bằng việc đóng góp để xây dựng nhà chùa.
- Nhóm người Khmer
Người Khơme có nguồn gốc từ Campuchia, thuộc họ ngôn ngữ lớn là Á-Âu. Họ nói tiếng Khmer và hầu hết đều tuân theo phật giáo Khmer. Ở Thái Lan, người Khmer chỉ có hơn một triệu người, chiếm 2,3% tổng dân số, và sống ở các tỉnh Surin, Buriram và Sisaket. Người Khme là tộc người lâu đời nhất ở Đông Nam Á, họ đã di cư đến khu vực này khoảng hơn bốn nghìn năm trước. trong quá trình di cư này họ mang theo các hoạt động nông nghiệp có giá trị bao gồm việc trồng lúa nước và cách sử dụng đồ đồng. Người Khme đương đại xác định bản sắc dân tộc của họ bằng các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng của riêng họ, trong đó một phần bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Shaman giáo trong Phật giáo Nam tông. Họ cũng tổ chức nhiều ngày lễ tôn giáo trong suốt cả năm, kể cả Phum Ben (Ngày Tổ tiên). Hầu hết người Khơme sống ở nông thôn bằng nghề trồng lúa.
- Nhóm người Mã Lai
Người Mã Lai thuộc các nhóm dân tộc Austronesian và thường được tìm thấy ở các vùng phía nam của Thái Lan. Họ có những đặc điểm di truyền và văn hóa khác nhau do nhiều năm di cư và ảnh hưởng bởi các bộ lạc và nhóm dân tộc trong khu vực. Người Mã Lai vốn là những thương nhân ven biển có những tập quán văn hóa mạnh mẽ. Người cổ Mã Lai là trọng thuyết vật linh, nhưng với sự xuất hiện của các tôn giáo khác thì đến giữa thế kỉ thứ XII và XV, phần lớn trong số họ đã trở thành những người tôn thờ Hồi giáo Sunni, người Mã Lai cũng tổ chức hầu hết các ngày lễ lớn trong Hồi giáo.Cộng đồng người Mã Lai rất coi trọng quần áo, họ coi chung như một thứ đồ để tôn lên sắc đẹp, quyền lực và địa vị xã hội của họ.
Phóng viên Nguyễn Hồng Hà
Biên tập Tường Thuý Vân