==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Với nhiệt độ có thể lên đến 50 độ C, lòng chảo Danakil được coi là địa điểm nắng nóng khắc nghiệt nhất trên trái đất, nơi mà thần chết không bao giờ chịu ngủ quên.

Với nhiệt độ có thể lên đến 50 độ C, lòng chảo Danakil được coi là địa điểm nắng nóng khắc nghiệt nhất trên trái đất, nơi mà thần chết không bao giờ chịu ngủ quên.

 

"Nhiệt độ trong bóng râm là 43 độ C, nhưng Dawit, chàng hướng dẫn viên trẻ người Ethipia của tôi thì nói rằng thế là còn may chán, vì nhiệt độ ở Danakil có thể chạm mốc 50 độ C", Dave Stamboulis nhớ lại những ngày nắng nóng ở vùng lõm Danakil (Danakil Depression), một nơi hẻo lánh nằm ở phía tây bắc của Ethiopia.

 

Nơi thần chết cũng phải sợ - Ảnh 1

 

Vùng lõm Danakil nằm trong sa mạc cùng tên. Đây cũng là nơi đang "giữ vững" danh hiệu điểm đến có người sinh sống nóng nhất trái đất, với nhiệt độ trung bình quanh năm là 34 độ C.

 

"Nhiệt độ ở đây quá cao, ngày qua ngày con người luôn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, có thể mất mạng bất kỳ lúc nào. Thần chết dường như không bao giờ ngủ quên ở vùng đất này vậy", một du khách cho biết.

 

Thấp hơn mực nước biển khoảng 100 m, chứa nhiều mỏ muối nên vùng lõm này là nơi kiếm cơm của bộ lạc du mục Afar. Công việc hàng ngày của người Afar là dùng rìu chặt những tảng muối dưới cái nóng đến cháy da thịt, để đổi lấy mỗi ngày 150 birr (150.000 đồng). Hàng ngày, họ vận chuyển muối bằng lạc đà để đi qua vùng sa mạc.

 

Một chàng trai chăn lạc đà người Afar, Mohammed, sau khi làm quen với nhóm của Dawit tự hào khoe cha anh có thể cắt được 150 tảng muối mỗi ngày, trong khi hầu hết người khác chỉ đạt đến con số 120.

 

Nơi thần chết cũng phải sợ - Ảnh 2

 

Mohammed cho biết anh chọn công việc khác dễ dàng hơn nghề khai thác muối. Đó là vận chuyển muối trên những con lạc đà. Đoàn của anh gồm 15-20 người, mang muối từ sa mạc tới ngôi làng nhỏ ở Berahile. Mỗi chuyến đi như vậy kéo dài 2-3 ngày, trên đoạn đường 80 km. Mỗi chuyến đi này, cả đoàn kiếm được 3.320 birr (khoảng 3,4 triệu đồng). Tuy nhiên, phần lớn số tiền này thuộc về chủ sở hữu của những con lạc đà, còn người trong đoàn làm thuê như Mohammed thì nhận được rất ít.

 

Do thu nhập không cao, Mohammed cũng làm thêm công việc khác như chở đồ cho du khách - những người muốn qua đêm trên đỉnh Erta Ale để chụp ảnh. Với ánh mắt ngời sáng, người phu lạc đà trẻ cũng nhắc đến một cô gái mà anh đang quan tâm ở Berahile, điều đó giúp anh có động lực hơn trong công việc.

 

Trước đây, mọi người thường dùng lạc đà để chở muối đến Mekele. Từ đó, muối được tập kết và phân bổ đi các nơi còn lại ở Ethiopia và vùng sừng châu Phi (một bán đảo thuộc đông Phi, lấn ra biển Ả Rập). Tuy nhiên ngày nay, mọi người chỉ cần chở muối đến Berahile, sau đó sẽ có xe tải chuyển đi các ngả.

 

Nơi thần chết cũng phải sợ - Ảnh 3

 

Ngày nay, chính phủ cũng đang cho xây thêm những con đường để đến Danakil tiện hơn.

 

Vùng lõm Danakil còn có tên gọi khác là cái vạc nóng bỏng. Bất chấp thời tiết nắng nóng, "cái vạc nóng bỏng" của thế giới này vẫn được nhiều du khách ca ngợi khi địa chất tạo nên những quang cảnh tuyệt đẹp. Phần lớn du khách đều thích ghé thăm "siêu núi lửa" Erta Ale. Đây là ngọn núi vẫn còn hoạt động, dung nham có thể trào lên và tràn bất kỳ lúc nào. Do đó, Erta Ale còn được mệnh danh là "cánh cổng địa ngục".

 

Những người Afar cũng thường được miêu tả với những nét tính cách như: vô cùng dữ tợn và độc lập. Cuộc sống khắc nghiệt phần nào hình thành nên tính cách đó. Thời thế chiến thứ hai, họ thường cắt... tinh hoàn của những người nước ngoài xâm nhập vào địa bàn của mình thay cho lời chào. Vài năm trước, một nhóm người Afar nổi dậy cũng bắt cóc một nhóm du khách, khiến quân đội và cảnh sát phải có mặt.

 

Nguồn: Theo Anh Minh (vnexpress.net )

Nơi thần chết cũng phải sợ

Nơi thần chết cũng phải sợ
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==