Quý Khách Đến Du Lịch Cửa Lò sẽ có cơ hội tham gia lễ họi cầu ngư Cứ 2 năm 1 lần, Phường Nghi Hải lại tổ chức Lễ hội cầu ngư.Lễ hội được diễn ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 để thuận lợi cho việc tham gia lễ hội du lịchhàng năm của TX Cửa Lò.
Lễ Hội Cầu Ngư Thị Xã Cửa Lò,le hoi cau ngu thi xa cua lo
Mở đầu Lễ hội, địa phương thường tổ chức các hoạt động tín ngưỡng dân gian theo phong tục của ngư dân tại Đền Làng Hiếu-1 ngôi đền linh thiêng nằm ở Khối Hải Thanh-Phường Nghi Hải ngày nay. Mục đích của việc tổ chức nội dung tín ngưỡng tại Đền Làng Hiếu nói trên là nhằm cầu cho trời yên biển lặng để ngư dân ra khơi vào lộng được thuận lợi, đồng thời tạo thêm niềm tin và sức mạnh cho ngư dân hăng say bám biển đánh bắt hải sản.
Tiếp đó, dân làng rước dấu ấn của Ngài: Đế vương sát Hải chàng lại Đại Vương (Thần cai quản biển), Thần cô, Thần Cậu (Thần biển)…ở đền Làng Hiếu ra các thuyền ở cửa lạch để làm lễ Phùng nghinh. Bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với biển cả và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: thi đấu các môn thể thao, đua thuyền, chèo bơi, Về văn nghệ, ngoài hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực lên quan đến đời sống văn hóa tinh thần, cũng như trong lao động sản xuất như vậy. Nên trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền Nghi Hải rất quan và tổ chức với quy mô lớn vừa tạo khí thế thi đua lao động sản xuất, vừa bảo tồn và phát huy được nét văn hóa truyền thống của vùng biển. Đây cũng là mong ước của ngư dân khát vọng bình yên trong cuộc sống.
Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả. Lễ hội Cầu ngư Nghi Hải còn mang thêm một nét đặc biệt đó là Hội đua thuyền truyền thống đã góp phần làm phong phú thêm các loại hình du lịch biển Cửa Lò trên đường phát triển./.
Nghi Hải là địa phương có truyền thống đánh bắt hải sản của Nghệ An. Tuy nhiên do nguồn lợi hải sản ngày một khan hiếm, nguyên, nhiên liệu phục vụ cho việc ra khơi của các đội thuyền không ngừng tăng giá, lực lượng lao động trẻ, khoẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống do thu nhập không cao, lực lượng lao động có tay nghề, có kinh nghiệm thì ngày một khan hiếm nên việc duy trì các đội thuyền hiện có là vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc tổ chức Lễ hội cầu ngư, ra quân đánh bắt cá vụ nam ở phường Nghi Hải thành công đã góp phần khích lệ, động viên ngư dân địa phương tích cực bám biển, bám ngư trường để đánh bắt hải sản, góp phần làm giàu cho gia đình và quê hương.