==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đi lễ chùa từ lâu đã trở thành là một tín ngưỡng của người Việt Nam. Đặc biệt, cứ mỗi dịp Lễ tết, người dân nô nức sắm đồ đi lễ cầu may. Một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách đến tham quan vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán là chùa Yên Tử.  Nơi đây được mệnh là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam” với phong cảnh hút hồn cùng nhiều lễ hội lớn. Hãy khám phá điểm đến này cùng Vietsense travel nhé!

Một vài nét về chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, là một ngôi chùa lớn ở Việt Nam. Nó nổi tiếng rất linh thiêng. Trên đỉnh núi Yên Tử, rừng cây rậm rạp lâu đời có những ngôi chùa và tháp cổ. Từ lâu nơi đây đã trở thành trung tâm của Phật giáo. Khi vua Trần Nhân Tông từ ngôi, ông đã lập ra giáo phái Phật giáo, đặt tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Một vài nét về chùa Yên TửNgười ta truyền lại rằng, sau khi truyền ngôi, để có thể tìm đến sự thanh tịnh, quên hết những ganh đua, đố kị của cuộc sống, vua Trần Nhân Tông đã khoác áo cà sa  tu hành. Từ ấy, một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam ra đời là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.  Nhà vua lấy pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng  và cũng là vị tổ thứ nhất. Đồng thời hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử cũng được xây dựng làm nơi tu hành, giảng đạo và truyền kinh.

Thời điểm thích hợp nhất để đi lễ hội chùa Yên Tử

Khoảng thời gian chùa đón lượt khách tham quan là vào mùa Xuân, bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và đến hết tháng 3 (âm lịch). “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, tháng Hai cờ bạc, Tháng Ba hội hè”. Bởi vậy, người người khắp nơi từ mọi miền tổ quốc đổ tvề Yên Tử để du xuân, cầu cho cuộc sống suôn sẻ gặp nhiều may mắn.

Nên dành bao lâu để tham quan chùa Yên Tử?

Tùy vào mục đích và điều kiện cho chuyến đi mà du khách cân nhắc thời gian đến chùa. Tuy nhiên để gói gọn trong 1 ngày 1 đêm là hợp lí nhất. Ngoài ra các bạn nên lưu ý, vào đúng dịp lễ hội ở đây rất đông đúc. Những ngày thường ở đây khá vắng vẻ nhưng  không khí trong lành, yên tĩnh và rất sảng khoái.

Cần chuẩn bị những gì cho chuyến đi Yên Tử?

Trước kia, để lên núi Yên Tử hay đỉnh Phù Vân huyền thoại người ta chỉ có cách là leo bộ theo lối mòn, vượt qua hàng ngàn cây cỏ. Ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch cũng như vận tải xây dựng, du khách có thể lựa chọn đi cáp treo để có thể ngắm thiên nhiên núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó tham quan các điểm khác trong khu vực. Mặc dù vậy, du lịch theo cách  truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn, họ chậm rãi thăm thú tận hưởng khí trời một cách từ từ.

Cần chuẩn bị những gì cho chuyến đi Yên Tử?Trong trường hợp leo núi lên  thì bạn nên mang theo một đôi giày để thao, trang phục cũng lựa chọn sao cho phù hợp để leo núi. Bên cạnh đó các bạn cần mang theo nước, thức ăn và các vật dụng cá nhân khác. Đây là vùng núi non hiểm trở thế nên các bạn không nên mang thẻ ATM mà sử dụng tiền mặt để tiện đi lại và mua sắm.

Đi Yên Tử thì có thể tham quan những đâu?

Nếu chưa từng đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc thắc mắc rằng lên Yên Tử chỉ có mỗi chùa thì đâu cần một ngày trời để tham quan. Nhưng đến đây lại có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn đang đợi bạn. Hãy tham khảo một vài gợi ý sau nhé:

 Chùa Trình/Đền Trình: trước khi lên Yên Tử bạn sẽ đi qua đây nên có thể ghé thăm.  Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: đây là nơi của các nhà sư và cư sĩ. Nó không phải nơi thờ cúng nhưng du khách có thể ghé thăm trước hành trình leo núi.

 Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông được thờ tự ở đây. Khi vua tu hành, cầu xin vua ở lại không được nên các bà đã xuống suối tự vẫn.

 Tháp Huệ Quang: một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông được cất giữ tại đây cùng với khu đền Trần ở Nam Định.

Chùa Hoa Yên:  đây là chùa trung tâm và cũng là ngôi chùa lớn nhất trong khu di tích. Người ta cho biết  đây là nơi Phật Hoàng giảng đạo trước kia.

 Chùa Một Mái: chùa này thờ Phật Quan Thế Âm. Trong chùa  có khe nước rất mát.

 Chùa Bảo Sái: chùa này để Phật Hoàng nhập niết bàn.

 Chùa Vân Tiêu: các vị tăng sỹ tu luyện tại chùa này.

 An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: hai bức tượng này được làm bằng đồng rất lớn và đẹp, trông rất uy nghiêm.

 Chùa Đồng: đây là điểm chinh phục và dừng chân cuối cùng trong đỉnh núi.

Vì có nhiều điểm đến nên để tiết kiệm thời gian mà không bỏ sót nơi nào bạn cần lên lịch trình cụ thể.

Cần chuẩn bị những lễ gì?

- Nếu du khách chuẩn bị lễ mặn thì không nên đặt ở khu vực Phật điện tức là chính điện, nơi thờ tự chính của chùa. Ở chính điện chỉ được dâng đồ chay, tịnh. Các  lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ đặt tại bàn thờ và điện thờ và các khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu.

Cần chuẩn bị những lễ gì?- Du khách chuẩn bị lễ không nên để vàng mã, tiền âm phủ dâng cúng Phật tại chùa. Chúng chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Kể cả tiền thật thì bạn cũng không nên đặt ở chính điện. Bạn nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.

- Các loại hoa thường dùng lễ phật thường dùng là:  hoa cúc, hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng hoa giả, hoa dại.

- Ngày hôm trước khi dâng hương lễ Phật ở chùa thì đời sống sinh hoạt cần thanh tịnh: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Các bước khi hành lễ ở chùa Yên Tử

-  Khi đặt lễ vật thì thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

- Sau đó, đến chính điện và đặt lễ lên hương án, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

- Bước tiếp theo là đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác và  đều có 3 lễ hay 5 lễ. Ở những chùa có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì phải đặt lễ, dâng hương và cầu nguyện.

- Tiếp đó là lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

- Cuối cùng, khi đã lễ tạ để hạ lễ thì để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì ở nhà trai giới hay phòng tiếp khách. Các bạn có thể tùy tâm công đức

Những nguyên tắc cần tuân thủ

  • Về trang phục: không mặc đồ ngắn như váy quần short, đồ sát nách,... cần mặc đồ dài kín cổ và đi lại nhẹ nhàng. Các với Phật tử đến điện thờ Phật thì phải mặc áo lễ.

Những nguyên tắc cần tuân thủ

  • Khi đi qua cổng tam quan thì đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Chùa quy định rằng cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng. Khi vào chùa phải theo lệ chùa, nên  gặp gỡ chào hỏi các sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản. Đặc biệt khi đứng khấn vái, nên đứng chếch sang một bên.

Một vài tip khi đi lễ chùa Yên Tử

Phương tiện đi Yên Tử

Du khách có thể đến đây bằng xe khách, ô tô hay xe máy đều được. Dù đi bằng phương tiện nào các bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như đã nói ở trên.

Các bạn nên tham khảo giá vé cáp treo và các dịch vụ ở Yên Tử trước khi sử dụng.

Một vài chú ý khi đi du lịch chùa Yên Tử:

Vì đây là nơi rất linh thiêng và uy nghiêm nên các bạn cần ăn mặc  và nói năng lịch sự, không vứt rác bừa bãi.

Một vài tip khi đi lễ chùa Yên Tử- Nếu trong chuyến đi bạn cảm thấy mệt hoặc xuống sức vì không quen thì có thể hãy dừng lại nghỉ và uống nước để lấy lại năng lượng sau đó tiếp tục quãng đường tiếp theo.

Đây là điểm đến linh thiêng, cũng là điểm du xuân vãn cảnh rất yên bình và thanh tịnh cho những ngày đầu năm. Cũng như bất cứ chuyến du lịch nào các bạn cần xem thời tiết để cân nhắc lịch trình.

Hi vọng những chia sẻ của Vietsense travel sẽ giúp ích cho chuyến đi sắp tới của bạn hay gia đình, bạn bè của bạn. Hãy ghim lại những thông tin trên nếu bạn nghĩ nó cần thiết nhé. Hãy chuẩn bị thật kĩ cho chuyến du hành của mình nhé. Cuối cùng, chúng tôi chúc bạn có được những giây phút thật hạnh phúc và yên bình.

 

 

Kinh nghiệm Du xuân Yên Tử: Sắm lễ và cầu khấn đúng chuẩn

Kinh nghiệm Du xuân Yên Tử: Sắm lễ và cầu khấn đúng chuẩn
15 1 16 31 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==