==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Miền núi phía Bắc Tổ quốc nước ta có nhiều đèo, dốc, thung lũng. Ngày nay, du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến nhất là đối với người trẻ. Nếu đèo là con đường đi qua và quanh queo những ngọn núi thì dốc là đường đi lên hoặc xuống của một ngọn núi và thường có độ cao lớn. Dốc Cun có những nét đặc trưng thu hút của xứ Mường nói riêng, vùng cao Tây Bắc nói chung. Nếu bạn đam mê phượt có mức độ kích thích cao thì Dốc Cun sẽ là một trải nghiệm mà bạn nên thử. Sau đây, hãy cùng VietSense Travel tìm hiểu về con dốc khá nổi tiếng này nhé.

Dốc Cun - Đẹp cuốn hút nhưng cũng đầy nguy hiểm tiềm ẩn

Dốc Cun là đoạn dốc mà những du khách đi từ vùng thấp lưu vực sông Đà phải vượt qua để đến với xứ sở các bản làng của người dân tộc Mường sinh sống bao ngàn đời ở tỉnh Hòa Bình - Trung tâm của nền văn hóa đặc sắc nổi tiếng Hòa Bình. Dốc Cun không thách thức những kẻ lữ hành ở độ cao bởi con dốc này không cao hiểm trở và dài như so với nhiều đường dốc khác ở miền núi, nhưng trên quãng đường dài hơn 7 km này lại sở hữu tới 10 khúc cua, có đoạn cách nhau rất ngắn khúc khuỷu đáng chú ý hơn là một bên vách núi dựng đứng cao ngút, một bên là vực sâu thẳm hút mắt trông thôi cũng thấy run tay.

Không thể phủ nhận khung cảnh xung quanh con dốc này rất đẹp. Dốc Cun là con dốc có cảnh quan rất thơ mộng, núi rừng bạt ngàn ôm trọn, vào những ngày sương mù giăng lối, bao phủ quấn quýt khắp mọi nơi thì từ trên con dốc du khách sẽ cảm nhận như đang đi đến một nơi thần tiên nào đó trong phim. Đây là nơi du khách có thể cảm nhận được không khí mát lạnh rất đặc trưng của Mai Châu.

Bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ thung lũng dưới chân đèo, đưa mặt đón những cơn gió mát rượi, có thể ngắm nhìn những thảm xanh mướt đầy sức. Bạn sẽ tìm thấy ở đây một số nhà hàng và cửa hàng nhỏ, với mái tranh, một vài bộ bàn ghế và ấm trà nóng sẵn sàng cho những vị khách dừng chân. Những hàng quán này nằm sát bên vực thẳm nên còn được gọi là chợ Thung Khe.

Buổi sáng se se lạnh và sương mù, buổi chiều mang theo gió thu nhưng cũng hơi ấm của nắng hè trong trẻo và buổi tối se se lạnh và sương mù như mùa đông. Khắp không gian cảnh sắc độc đáo, đẹp một cách lạ lùng. Đặc biệt hơn, thời tiết nơi đây thay đổi liên tục, một ngày bạn sẽ cảm nhận được không khí 4 mùa nên du khách thường ví nó như “Đà Lạt của miền Bắc”. Buổi sáng trời trong mây trắng mát lành, buổi trưa trời trong xanh cao vút với ánh nắng chói chang, buổi chiều nắng ngả màu vàng sẫm như mật, tối về sương mù giăng kín dày đặc bao phủ cả ngọn đồi và khá lạnh.

Qua Dốc Cun vào đêm đông. Đó sẽ là trải nghiệm khó quên đối với bất kỳ tài xế hay khách du lịch nào. Đặc biệt là với màn sương bao phủ lạnh buốt đến ngút tầm mắt. Ngoài ra tầm nhìn bị hạn chế chỉ giới hạn ở mức 3m. Vượt đèo Thung Khe khi ánh đèn duy nhất chỉ là đèn ô tô con hoặc xe tải, xe đi ngược chiều.

Nhưng như chúng ta vẫn thường đùa vui rằng Hoa đẹp thì chết người, nó đúng với Dốc Cun, cảnh vật càng đẹp thì lại càng nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông qua lại. Quãng đường ngắn qua địa phận tỉnh Hòa Bình thì dốc Cun và đèo Thung Khe là những con đường nổi tiếng về mức độ nguy hiểm cao. Và hằng năm, đều có những vụ việc va chạm, tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ở đây. 

Theo một thống kê, Việt Nam có tới 20 cung đường đèo quanh núi tuyệt đẹp và mức độ nguy hiểm cao nhất Việt Nam thì chỉ mỗi đèo Thung Khe lọt vào danh sách này. Những cung đường đèo, dốc trên khắp đất nước và có nhiều đoạn đường đèo dốc đẹp điên đảo, mê hồn khách du lịch khiến ai cũng không nỡ không dừng lại chiêm ngưỡng, ngắm và chụp lưu lại một vài tấm hình làm kỷ niệm trong đời. Riêng đoạn dốc Cun và đường đèo Thung Khe chỉ mới được hình thành nên sau Cách mạng tháng 8 lịch sử giành chiến thắng năm 1945, trước đó, mọi người lưu thông qua lại trên quốc lộ 6 men theo sông Đà rồi đi ngược lên Tây Bắc.

Băng đèo vượt dốc đối với những người dân vùng sơn cước như một việc tất yếu, đã quá quen thuộc để đến được các vùng miền khác để làm việc và trong sinh hoạt cuộc sống dân dã thường ngày. Dốc Cun đối với đa số người dân bốn Mường Hòa Bình chính là một con dốc đã quá quen thuộc. Người lần đầu đi qua đây hay những du khách miền xuôi lên miền ngược trước đây khi đi qua dốc Cun vừa có cảm giác lo sợ lại vừa không thể không ngắm nhìn, sửng sốt trước tuyệt cảnh thiên nhiên của nó. Đối với những người sợ độ cao và yếu tim thì chỉ nhìn thôi cũng đã không muốn đi thêm một lần nào nữa, nào có ai dám xây dựng nhà cửa trên những đoạn cua thót tim, đầy bất an sợ hãi như vậy.

Dốc Cun hôm nay, đã có nhiều thay đổi không còn giữ được vẻ hoang sơ, hoang dã như ngày nào, những ngôi nhà đã bắt đầu được xây nhiều hơn, phá rừng làm nương rẫy với những nương ngô, sắn, .... Đầm Quỳnh Lâm lau sậy um tùm ngày nào, nay đã được khai phá và hình thành khu đô thị hóa, chỉ còn sót lại những gốc đa cổ thụ vẫn hiện hữu khá nhiều nơi bản làng hẻo lánh quanh chân dốc Cun.

Mặc dù đường dốc Cun đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần nhưng dốc Cun vẫn chiếm kỷ lục về các vụ tai nạn giao thông xảy ra hằng năm trên quốc lộ 6. Trước năm 2002, khi Chính phủ ban nghị định cho phép tách huyện Kỳ Sơn thành hai huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong, người dân địa phương ở hai vùng trong và ngoài huyện vẫn luôn đi qua lại ngày đêm trên con dốc này.

Dù như thế nào, Dốc Cun vẫn là đoạn đường dốc nguy hiểm, tiềm ẩn những hiểm họa đáng sợ với con người. Với những khách bộ hành, kể cả rất có kinh nghiệm du lịch tự túc mạo hiểm vẫn nói rằng: ngược dốc thì tốn sức vất vả, xuôi dốc thì hiểm nguy tiềm tàng nên dốc Cun luôn là nỗi lo hơn là điểm đến để vui chơi thưởng ngoạn nhưng vẫn phải vượt qua con dốc này để đến với các vùng miền khác du lịch.

Nếu bạn đi du lịch các khu vực thuộc vùng núi phía Bắc mà phải đi qua con dốc Cun vừa đẹp vừa nguy hiểm này thì hãy lưu ý tìm hiểu kỹ một vài tip kinh nghiệm của những người đi trước để có thể cẩn thận tại những khúc cua nguy hiểm, phòng tránh việc xảy ra va chạm không đáng có. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch lên vùng cao phương Bắc an toàn, vui vẻ và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ nhất ở đây.

 

 

62 6 68 130 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==