==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Tiểu bang Nevada của nước Mỹ hội tụ những yếu tố tốt nhất của một tour du lịch rực rỡ hướng đến nhiều điều tốt đẹp. Đây là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều người thay vì tìm đến “thành phố không ngủ Las Vegas” tận hưởng không gian xa xỉ của nhiều khu nghỉ dưỡng và sòng bạc. Nếu bạn đang thắc mắc điểm du lịch nào hấp dẫn tại tiểu bang Nevada thì chúng tôi xin giới thiệu đập thủy điện Hoover - đập thủy điện lấy tên vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ, tiếp giáp ranh giới tiểu bang Arizona với toàn cảnh hùng vĩ tráng lệ. VietSense Travel sẽ mang đến bạn những tin tức mới nhất về du lịch dành cho bạn ở đập thủy điện  Hoover, cùng theo dõi nhé!

Đập Thuỷ Điện Hoover Dam kỳ quan kiến trúc khổng lồ ở Navada

Đập thủy điện Hoover có gì đặc biệt?

Đây là một trong bảy công trình xây dựng vĩ đại nhất của nước Mỹ mọi thế kỷ. Với những dẫn chứng quan trọng đã được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia dựa trên những đánh giá của các chuyên gia, nhiều nhà địa chất và kiến trúc sư hàng đầu trên thế giới, đập thủy điện Hoover cổ nhất trong danh sách hàng loạt những con đập có độ cao trên 150 m tọa lạc trên nước Mỹ.

Và quan trọng hơn cả, đập thủy điện Hoover lọt vào danh sách 100 kỳ quan của thế giới tại thế kỷ thứ 22. Chỉ riêng những thông tin này cũng đủ kích thích, để bạn khao khát chinh phục và có nhiều lý do hơn đến đập Hoover tham quan, ngắm cảnh và chinh phục. Bức tranh tươi đẹp nhất về con đập có một không hai nổi đình nổi đám trên mạng xã hội, những tạp chí thời du lịch khiến giới trẻ điên đảo. Nếu bạn đang thắc mắc vẻ đẹp mộng mơ hữu tình hay hoang dã ngoài đời của đập Hoover sẽ như thế nào thì còn chần chờ gì nữa mà không đặt tour du lịch đến nơi đây ngày gần nhất.

Trước khi đến khám phá bạn nên tìm hiểu về lịch sử đập thủy điện trong đó tên gọi con đập này cũng chính là thông tin hữu ích. Đập nước Hoover chính là tên gọi đặt theo tên vị tổng thống của Mỹ bởi ông có vai trò quan trọng trong việc lên ý tưởng, khởi xướng cũng như đóng góp công lao to lớn trong việc xây dựng con đập. Khi công trình kiên cố chính thức hoàn thành, tên tuổi của ông ngày càng vang xa, con đập thủy điện mang tầm vóc chiến lược kinh tế có ý nghĩa với người dân Mỹ. Ông cho biết ý tưởng xây dựng công trình thủy lợi đã được ấp ủ từ khi còn là bộ trưởng thương mại. Đập Hoover với dòng sông Colorado bắc ngang có chiều dài lên đến 2.33 km, lượng nước dồi dào mang đến nguồn nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ.

Đập nằm chắn ngang dòng sông Colorado vì thế nên hình ảnh đập thủy điện sẽ luôn song song với dòng sông xinh đẹp này. Những tác động qua lại lẫn nhau cho thấy vai trò quan trọng không thể thiếu của điểm đến du lịch hấp dẫn. Dòng Colorado được xác định xuất phát dòng chảy từ thượng lưu của dãy núi Rocheuses hướng thẳng đến phía Tây Nam của nước Mỹ. Từ đây nó tiếp tục trải qua một khe sâu rất lớn vào bang New Mexico, đường đi tiếp theo là vào Vịnh California và kết quả đã biến thành con sông chia ranh giới giữa bang Arizona và bang Nevada, bang Arizona và bang California.

Đập thủy điện Hoover có gì đặc biệt?

Nhiều người đánh giá dòng sông Colorado yên bình hiền hòa cho đến khi họ được đến tận nơi và chiêm ngưỡng tận mắt. Đây là con sông dữ dội mạnh mẽ, điều này  minh chứng cụ thể qua nhiều hình ảnh hấp dẫn, nhất là sự kiện vào năm 1905 nó bỗng nhiên thay đổi đường đi đột ngột, từ đó kiến tạo nên một vùng nước mà người dân địa phương hay nước Mỹ thường gọi là hồ Sorton. Hồ nước Sorton có chiều rộng 77km2 luôn dữ dội vào nhiều thời điểm, dường như là quanh năm, thậm chí nó đã gây ra nguy cơ đánh chìm lưu vực Inpiril bang California.

Quá trình xây dựng đập Hoover Dam

Dựa trên những ý tưởng táo bạo, sự thành lập thủy điện Hoover đã được thống nhất sau buổi họp giữa thống đốc của sáu tiểu bang nước Mỹ năm 1992 là Arizona, California, Colorado, Nevada, New Mexico, Utah và Wyoming. Cuộc họp dưới sự chứng kiến của đại diện chính quyền liên bang, có cả bộ trưởng thương mại Herbert Hoover của chính quyền Tổng thống Warren Harding… cuộc họp với mục đích thảo luận cho việc sử dụng nguồn nước chung  từ dòng sông Colorado.

Quá trình xây dựng đập Hoover Dam

Cho đến thời điểm ngày 24 tháng 11 năm 1992 thì hiệp ước sông Colorado chính thức được các bên ký kết, dựa trên những thỏa thuận chia dòng sông rộng lớn thành hai phần khác nhau, thượng nguồn và hạ nguồn. Cụ thể hơn là các tiểu bang nào thuộc phần đó thì sẽ quyết định phương thức sử dụng nguồn nước. Hiệp định được ký kết còn được gọi là được gọi là “Hoover Compromise”. Từ những hành động cụ thể giúp cho việc thực hiện dự án Boulder Dam Project thuận lợi. 

Bạn có tò mò dự án Boulder Dam Project có gì hấp dẫn. Hiểu đơn giản là dự án Boulder Dam Project sẽ chặn nguồn nước có phần ồ ạt xuống tiểu bang miền Tây, chỉ đủ để người dân sinh sống trong khu vực được thuận lợi; ngược lại tạo nguồn điện năng phục vụ người dân thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cũng có thể xem đây là tiền đề cho những phát minh và sự tiếp nối của những công trình kiến trúc tiêu biểu về sau.

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây đó là, để có thể thực hiện dự án một cách hoàn hảo cần có sự chuẩn thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Và sau rất nhiều lần bị bác bỏ thì đến cuối cùng, ngày 21-12-1928, Quốc hội đã thông qua dự án, tổng thống Calvin Coolidge là người ký kết. Thế nhưng phải chờ đợi hai năm sau đó vào 1930 thì ngân sách cho dự án này mới được thông qua, cũng là thời điểm ông Herbert Hoover đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.

Tổ chức được bàn giao nhiệm vụ xây dựng dự án là công ty Six Companies,... và có sự góp mặt của những công ty thuộc các tiểu bang thực hiện. Đến ngày 20 tháng 04 năm 1931 thì công trình thủy điện này chính thức được khởi công xây dựng để đánh dấu những sự kiện trọng đại. Công trình tiêu biểu chia thành nhiều giai đoạn triển khai và thực hiện, cụ thể từ những bước đơn giản cho đến phức tạp, từ việc xử lý nền cho đến thi công lắp đặt máy móc. 

Nếu bạn tò mò về quy trình thì có thể cân nhắc những nội dung như sau: Trước hết đội ngũ thi công sẽ thực hiện việc chuyển hướng chảy của dòng sông, quy trình này gọi là dẫn dòng. Về sau là xử lý nền móng, đổ bê-tông, bước cuối cùng là lắp ráp thiết bị điện. Từ khi bắt đầu thực hiện dự án này thì những công ty thi công đã lên kế hoạch và ngay lập tức cho xây hai giếng kín, tiến hành rút hết nước từ sâu trong lòng đất để có thể làm móng đập. Còn phần giếng nước được hình thành vào năm 1932, mặc dù lượng nước của dòng sông chưa được làm cạn hết mức.

Đặc biệt đã có những phương án giúp cho công trình thi công này không bị nước sông tràn vào gây nên tình trạng sạt lở hay ngập úng thì hệ thống bờ đê cong như hình móng ngựa đã được thi công, nằm ngay phía trên Nevada vào năm 1932. Với những điều kiện của tự nhiên mà mãi tới thời điểm tháng 6 năm 1933 thì nền của công trình này mới được xử lý xong.

Điều đáng chú ý ở đây là người ta đã sử dụng hơn một triệu mét khối đá di chuyển bằng sức người và phương pháp nổ mìn thủ công, không thể áp dụng kỹ thuật như hiện tại. Công trình dẫn dòng là 4 đường hầm với mỗi đường hầm lên đến 17m, chiều dài gần 5km. Và phải đến khi những đường hầm ở phía trên Arizona hoàn tất thực hiện rút nước ở dòng sông thì việc xây đập mới có thể tiến hành. Có rất nhiều những phương án tiêu biểu được áp dụng cho công trình vững chãi này, điển hình như họ đào móng đến tận sâu lớp đất đá cứng bên dưới lòng đất. Và phải mất thời gian khoảng một năm để lấy đi 1.150.000 m3 đất ở vị trí này. 

Xác định những mẻ bê tông đầu tiên xây dựng tại đập Hoover được đổ vào ngày 6- 6- 1933. Kiến trúc sư và các nhà xây dựng cho rằng nếu bê tông gặp thời tiết nóng rất nhanh sẽ nguội lại một cách rất không đồng đều, các hiện tượng co ngót sẽ diễn ra khiến cho phần móng bị ảnh hưởng vì thế họ tính đến phương án nếu như đập Hoover được đổ một lớp bê tông thật dày thì phải cần đến thời gian 125 năm mới đồng đều. Tuy nhiên chắc chắn trong thời gian đó con đập sẽ bị nứt và bể ra thành từng mảnh khác nhau. 

Để tránh tình trạng này con đập đã được xây dựng bằng việc đổ các lớp bê tông hình tứ giác không có cạnh song song, mỗi lớp chỉ mỏng chừng sáu inches (khoảng 15cm). Và để cho quá trình làm nguội diễn ra nhanh hơn những ống dẫn nước ở phía bên trong và đan xen giữa các lớp bê tông đã được lắp đặt. Người ta còn thống kê được rằng nếu như lượng bê tông này để xây dựng đường hai chiều thì có thể kết nối liên tục từ thành phố New York ở bờ Đông đến thành phố San Francisco ở bờ Tây Hoa Kỳ.

Toàn cảnh đập thủy điện Hoover Dam

Nếu có cơ hội đặt chân đến đập thủy điện Hoover bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi hình ảnh một hồ nước rộng lớn ở phía trên còn gọi là hồ Meadinh, tên gọi này được đặt theo tên người chỉ huy xây dựng công trình. Và đặc biệt để có thể tận dụng tốt hơn lượng nước mà đập Hoover ngăn lại, hệ thống thủy điện đã được thực hiện song song cùng với quá trình xây dựng đập. Mục tiêu của việc xây dựng con đập thủy điện đó là cung cấp nguồn nước cũng như nguồn điện đối với các tiểu bang lân cận.

Toàn cảnh đập thủy điện Hoover Dam

Hệ thống 17 máy phát điện tại đập Hoover có thể sản xuất tối đa 2.071 megawatts năng lượng thủy điện. Nằm ở phía Bắc hồ Mead được xác định là một công viên quốc gia sa thạch đỏ rộng đến 14.165 hecta. Chính vì nguyên liệu là sa thạch đỏ thế nên vào lúc giữa trưa hay bình minh, thậm chí hoàng hôn màu sắc sẽ có sự chuyển biến từ màu tím nhạt, đỏ thẫm rất kiêu sa lộng lẫy khiến người ta khó lòng rời mắt.

Trải qua những biến động của thời đại mà đá sa thạch đã bị đẽo gọt thành nhiều hình dáng như tổ ong, cùng nhiều hình dạng vô cùng độc đáo nó hệt như loài voi thời tiền sử. Du khách đến đây đều check in với những biểu tượng này và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ để quay trở lại đập Hoover trong tour Mỹ tiếp theo.

Nguồn nhân công tham gia xây dựng công trình đập thủy điện Hoover với tầm vóc quốc gia xuyên thế kỷ được xác định trên dưới 5.000 người. Trong đó chủ yếu là công việc hoạt động chân tay, thậm chí họ đã phải đào đến 8,2 triệu tấn nham thạch mới đạt tiêu chuẩn xây dựng công trình. Về nguồn nguyên vật liệu số lượng thép được sử dụng tương ứng dựng nên tòa nhà chọc trời Empire State. Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày có đến hơn 3.500 người, vào những tháng cao điểm khi công trình đang ở mức độ hoàn thiện có thể lên đến 5.218 người. 

Đập thủy điện có phần nền dày 201 m, chiều cao là 221 m, bạn có thể hình dung nó tương ứng với một tòa nhà 70 tầng và sát bên cạnh là hồ Mead - một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới và tuyến bờ hồ có thể dài đến 1.323km. Nếu bạn đang thắc mắc về chi phí để xây dựng nên con đập hoành tráng nhất nhìn nước Mỹ này thì không thể bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn dưới đây:

Vào năm 1931, người ta đã làm những thống kê về tất cả các phí tổn ước tính là 49 triệu USD, tương đương với 777 triệu USD vào năm 2016. Tất cả các hạng mục được hoàn thành với tổng chiều cao của đập thủy điện là 221,4 m, chiều dài là 379,2 m, chỗ dày nhất của con đập có thể lên đến 200 m. Khối lượng bê tông mà người ta sử dụng là 3,33 triệu mét khối, phần chân của đập dày 200m và đỉnh đập kết hợp thành một làn đường giao thông rộng 15m. Có thể thấy, đây thực sự là kiệt tác nhân tạo vĩ đại nhất nhì thế giới mà bàn tay con người đã thành lập một cách hoàn chỉnh nhất.

Nhờ có hồ chứa nước Hoover kết hợp với một đập bê tông bề thế từ đó tạo ra tổng thể về một quần thể du lịch kỳ vỹ giữa lòng núi đá hoang sơ, tĩnh mịch. Hình ảnh của con đập xuất hiện ngày càng nhiều trên sóng truyền hình, những thước phim về du lịch ý nghĩa và các tạp chí du lịch hay hình ảnh sống ảo của nhiều blogger nổi tiếng. Mỗi ngày, đập Hoover có thể tiếp đón 20.000 lượt khách tới du lịch, tham quan. Bạn đến đây để thưởng ngoạn vẻ đẹp, chinh phục thắng cảnh hùng vĩ nhân tạo lừng lẫy tiêu biểu trên thế giới này.

Đặc biệt với phương tiện hiện đại tạo điều kiện để khám phá bằng thang máy từ bên trong phần thân đập. Ở vị trí này sẽ dẫn bạn đi tham quan các địa điểm phía trên như đường ống lấy nước, mô hình đo đạc, quan trắc…. của đập. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều hơn các hoạt động tham quan ở đây, tìm hiểu về những kiến trúc tiêu biểu thông qua hướng dẫn viên hay người dẫn tour đồng hành cùng mình xuyên suốt chuyến đi du lịch. Đặc biệt để đảm bảo an toàn bạn nên chấp hành những quy định của điểm du lịch này đi khám phá nhất là khi đoàn khách của bạn có trẻ em đi cùng.

Những kỷ lục mà con đập hoàn tất năm 1936 này khiến cả thế giới phải trầm trồ như: đập nước cao nhất, công trình thủy lợi tốn kém nhất hay nhà máy thủy điện lớn nhất lúc bấy giờ. Dựa trên những khảo sát mà các chuyên gia, kiến trúc sư, các nhà nghệ thuật đình đám đã nhận định đập Hoover là một công trình nghệ thuật tạo bởi thiết kế đa dạng và tinh xảo. Cùng với vai trò quan trọng của tổng thống Hoover còn có hai nhân vật đóng góp vào diện mạo của đập là: Gordon B.Kauimann tác giả thiết kế nên công trình Thời báo Los Angeles và họa sĩ Allen Trui là tác giả những bức tranh tường ấn tượng trong tòa nhà Quốc hội bang Colorado.

Hiện tại có rất nhiều phương thức để đi du lịch và chiêm ngưỡng đập Hoover nhất là sự kiến tạo một phần trên của đập cũng chính là xa lộ 93, mỗi chiều sẽ có một làn xe chạy qua. Tuy nhiên sau sự kiện nước Mỹ tấn công bởi khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 thì Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đã thiết lập hai trạm kiểm soát đặt ở hai đầu đường. Tại đây sẽ tiến hành khám xét những phương tiện vận chuyển có hành vi khả nghi có thể phá hoại công trình biểu tượng của nước Mỹ này.

Đập Hoover không chỉ là công trình mang tính tưởng tượng mà còn là quyết định cho nền kinh tế và lịch sử về dấu ấn thời đại để người Mỹ cũng như toàn thế giới. Và được biết, cũng từ sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố thì cơ quan quản trị đập Hoover đã phải đóng cửa ở khu vực tham quan nhà máy điện bên dưới một thời gian dài bởi nhiều lo ngại về đe dọa an ninh cũng như tình hình kinh tế, chính trị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn tất cả, sự an toàn được đặt lên hàng đầu.

Những con số biết nói một lần nữa thể hiện sự hấp dẫn của con đập Hoover trong quá trình phát triển và nâng cấp đời sống hiện đại. Mỗi ngày có khoảng 13.000 đến 16.000 xe qua lại trên mặt đập Hoover và mỗi năm cũng có khoảng 6 đến 8 triệu lượt du khách đến tham quan. Không riêng gì thủy điện Hoover mà hồ Mead cũng đã trở thành tâm điểm đình đám không kém phần, toàn cảnh từ đập khiến người ta gợi nhớ đến những ký ức huy hoàng, trở nên yêu nước Mỹ và tìm kiếm địa chỉ du lịch này tốt hơn.

Những công trình vĩ đại rất tiêu biểu mang tính biểu tượng ở đập Hoover như đã bao trùm bởi định luật vạn vật hấp dẫn, nó khiến cho du khách phải chao đảo mỗi lần đến thăm quan. Cụ thể hơn, nếu như bạn đứng từ trên đỉnh đập đổ nước từ trong chai xuống thì toàn bộ nước sẽ chảy ngược lên trên. Điều này giống như việc nó đang kháng lại lực hút của trái đất. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ thú này được lý giải do kích thước khổng lồ của con đập đã tạo nên luồng gió cực mạnh từ phía dưới thổi lên trên, nó làm cho các vật ở mép đập bị thổi tung, nó cũng chính là lý do mà nhiều khách hàng tìm đến đập Hoover trải nghiệm xem có đúng như lời đồn.

Tất tần tật những thông tin tiêu biểu mà chúng tôi mang đến bạn về con đập Hoover dựa trên những nguồn tin mới nhất, tham quan một trong những công trình mang tính biểu tượng của Mỹ bạn đặt tour từ VietSense Travel chỉ việc xách ba lô lên và đi. Những nội dung hữu ích tiếp theo liên quan về các điểm đến sẽ được chúng tôi đề cập đến bạn. Đừng quên săn các tour ưu đãi, nhiều phần quà hấp dẫn, trải nghiệm không gian du lịch đặc sắc và những loại hình nghỉ dưỡng mới nhất bạn nhé.

 

 

11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==