Du lịch tỉnh Sóc Trăng khá thú vị với nhiều người, một trong những điều tạo nên sự thu hút đó chính là những công trình chùa chiền cổ kính hàng trăm năm tuổi. Trong đó nổi tiếng là các ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông tiểu thừa của đồng bào người khmer Nam Bộ như chùa Khleang, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, v.v. Đặc biệt hơn cả là chùa Bốn Mặt. Ngôi chùa này được đánh giá là có phong cách kiến trúc đẹp nhất Sóc Trăng. Hãy cùng Vietsense travel khám phá nó nhé!
Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng – Ngôi chùa linh thiêng miền Tây Nam Bộ
Lịch sử hình thành và tên gọi chùa Bốn Mặt
Chùa Bốn Mặt thuộc địa phận Chợ Cũ, xã Phú Tân, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên. Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, du khách đi theo huyện Kế Sách khoảng chừng 6km là đến. Chùa Bốn Mặt là một trong nhóm những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng nói riêng và miền Tây nói chung. Theo các vị sư trong chùa thì ngôi chùa được xây dựng vào khoảng năm 1537 (đầu thế kỷ XVI).
Người ta kể lại rằng: vào đầu thế kỷ XVI, trong một lần khai hoang, bà con Khmer vô tình thấy một tượng Phật có bốn mặt bằng đá quay về bốn hướng. Đó được xem là điềm lành nên người dân đã rước tượng Phật thờ về vào năm 1537 và cho xây dựng ngôi chùa.
Điểm thu hút của tượng Phật bằng đá này là các hoa văn, chi tiết rất đặc biệt. Ban đầu xây dựng, theo tiếng Khmer chùa được gọi là Ba Rai hoặc Buôl Pres Phek. Càng về sau khi người Việt đến sinh sống nhiều hơn, người ta đã gọi chùa theo bức tượng là chùa Bốn Mặt.
Ngoài câu chuyện về việc phát hiện tượng Phật bốn mặt, ngôi chùa còn có nhiều truyền thuyết hết sức kì bí. Mọi người dân ở đây đều không khỏi ngỡ ngàng là một pho tượng không quá to nhưng 4 chàng trai cao to, vạm vỡ không nhấc lên được khỏi mặt đất. Họ kể lại rằng, có một vị bô lão trong vườn chiêm bao thấy Phật báo mộng để khiêng được tượng cần có 4 nam thanh, 4 nữ tú ăn chay 49 ngày. Đúng như giấc chiêm bao ấy, cuối cùng tượng Phật cũng được đưa vào chùa.
Điểm đặc biệt trong kiến trúc Chùa Bốn Mặt
Sau hàng trăm năm với bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa trùng tu 3 lần. Ban đầu nó chỉ là một công trình rất sức đơn sơ được xây dựng bằng tre, lá, đất, đá và gỗ. Hiện nay, chùa Bốn Mặt là một quần thể công trình kiến trúc theo kiểu truyền thống của Angkor Khmer vô cùng độc đáo với diện tích hơn 6.500 mét vuông.
Cổng tam quan của ngôi chùa được thiết kế rất công phu, tỉ mỉ với 3 ngọn tháp tròn 5 tầng, có các hình tượng các nhân vật trong văn hóa Khmer như rắn thần Nagar, thần gió Reahu (thường được gọi là chằn Reahu) và chim thần Krud. Cổng tam quan chùa Bốn Mặt có phong cách kiến trúc rõ nét của Angkor Khmer Campuchia. Bên cạnh đó, người ta vẫn có thể tìm được nét Việt Nam và thấy đây chính là sự giao hòa giữa phong cách kiến trúc Chăm và Việt. Qua đây, ta thấy được tính hòa nhập, giao thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau.
Từ cổng thẳng vào trong, ngôi chùa thu hút du khách bởi hình ảnh đôi rắn Nagar chín đầu dài hơn 20 mét vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Trong truyền thuyết xưa, rắn Nagar che mưa cho Phật khi ngồi thiền định. Còn với người Khmer, rắn Nagar là biểu trưng cho sự thịnh vượng, xua đẩy những cái xấu. Chính từ trong tiềm thức của người dân đã làm nên nét đặc trưng trong phong cách kiến trúc trên các lối đi, mái chùa … đều xuất hiện rắn thần Nagar.
Dẫn vào ngôi chùa rộng lớn, hai bên là hai hàng cây rợp bóng mát. Đặc biệt, trong khuôn viên của chùa có vườn đào với hơn 100 cây có nguồn gốc từ Campuchia. Vườn đào cho trái quanh năm, rất ngon, ngọt. Chính vì thế, du khách đến đây vaof thời điểm nào cũng có thể thưởng thức
Thấp thoáng với không gian vườn đào là chính điện được thiết kế với nhiều họa tiết, hình tượng, hoa văn … bắt mắt, vô cùng độc đáo và thấy được sự uy nghiêm, cổ kính.
Theo trụ trì thứ 7 của ngôi chùa - Thượng tọa Thạch Bonl thì chính điện được xây dựng từ rơm, cát và đất sét nên khi gõ vào âm thanh phát ra khác hẳn với những bức tường bằng bê tông.
Mái chùa được thiết kế theo dạng tam cấp, nhỏ dần từ ngoài vào trong, lớp trong cùng nhô lên cao. Ở mái chính điện trung tâm đỉnh có gắn tháp nhọn, ở các góc và viền được chạm khắc theo cấu trúc của loài cá Poonco hình tượng rồng thu nhỏ.
Phía dưới mái là hình tượng tiên nữ Keynor được điêu khắc công phu với mình chim và gương mặt rất phúc hậu. Các chim thần Krud là biểu trưng cho sức mạnh to lớn nâng đỡ mái chùa.
Trong tổng quan của ngôi chính điện, điểm nhấn đặc biệt là ở tháp với tượng 4 mặt của Maha Prum - theo quan niệm của đạo Bà la môn giáo đây chính là đấng tạo ra thế gian nằm trên đỉnh của chùa.
Bước vào bên trong chính điện chắc hẳn ai cũng sẽ bị thu hút bởi pho tượng Phật bốn mặt còn nguyên vẹn. Sau gần 500 năm, pho tượng này vẫn còn như ban đầu và giữ được vẻ cổ kính, tôn nghiêm.
Bên cạnh các hạng mục chính điện, ngôi chùa còn có các ngôi tháp cao hơn 20m có tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bức tượng bốn mặt quay về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; tượng 12 con vật tượng trưng con giáp của dân tộc Khmer; Ao Mách Cha Linh … Chúng không chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn có giá trị về văn hóa, lịch sử.
Ngoài ra, khi tham quan ngôi chùa Bốn Mặt du khách còn bị hấp dẫn bởi hai cái giếng tiên (giếng ông ở trước chùa, còn giếng bà ở sau chùa). Nó gắn liền với truyền thuyết về việc thách thức đào giếng giữa con trai và con gái trong làng. Ngày nay, chúng chỉ còn là dấu tích có ý nghĩa trong đời sống văn hóa..
Với những gì mà ngôi chùa đang sở hữu, chùa Bốn Mặt là điểm đến văn hóa tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng. Các phòng như phòng đọc sách, phòng trưng bày hiện vật được thiết kế độc đáo cùng với nhóm nhạc ngũ âm, đội ca múa nhạc và câu lạc bộ ghe Ngo hàng trăm thành viên. Khi đến đây ngoài chiếm ngắm du khách còn có thể tìm hiểu văn hóa của dân tộc Khmer.
Di chuyển đến Chùa Bốn Mặt
Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, đi thẳng đến ngã ba giao nhau đường Phan Chu Trinh (qua vòng xoay đường Lê Hồng Phong) – vàoi đường Phan Chu Trinh (qua đình thần Mỹ Xuyên) ở bên trái. Chỉ cần đi một đoạn nữa đến ngã ba đường Chợ Cũ, ngôi chùa ở đây. Cả quãng đường chỉ khoảng 6km.
Như vậy, Vietsense travel đã cung cấp cho các bạn những thông tin về ngôi chùa Bốn Mặt ở Sóc Trăng. Nó thật hấp dẫn phải không? Mong rằng những thông tin trên góp thêm vào hành trang du lịch của các bạn. Chúc các bạn có những chuyến đi thật suôn sẻ.