==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Cẩm Nang Du Lịch Xuyên Việt Nam 2024 | TRANG 125

  • Cuối Tuần Với Đầm Vân Long

    Cuối Tuần Với Đầm Vân Long

    Nằm cách Hà Nội chừng 80 km, thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, cách phố phường náo nhiệt chưa đầy 2 km, một khung cảnh trời mây non nước bỗng hiện ra thanh bình và tĩnh lặng.

  • Phượng Hoàng Đất Ở Tràng An

    Phượng Hoàng Đất Ở Tràng An

    Nếu bạn gặp phượng hoàng đất trong hành trình ở Tràng An, Ninh Bình, đó thật sự là điều may mắn.

  • Tổ Viên Quang Chân Nhân

    Tổ Viên Quang Chân Nhân

    Tổ được triều đình nhà Lê phong Thượng Lâm Viện - Tăng Lục Ty Hòa Thượng, Viên Giác Tôn Giả, tấm bia dựng ở chùa Thiên Trù năm Bính Dần (1686) niên hiệu chính hòa năm thứ bẩy chép: “đặc thụ như lai vân thủy thiền thiên Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân, quốc phong Thượng Lâm Viện Viên Giác Tôn Giả…”. Tổ tinh thông kinh luật, giỏi thiên văn hiểu địa lý, đã vân du nhiều nơi thánh địa. Khi đến đường yên thôn thượng, xã Yến Vỹ (nay là thôn Yến Vỹ) huyện Hoài An phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam. Tổ thấy khoảnh đất thôn phía bắc như thiên mã (ngựa trời). Tổ ngỏ ý xin dân thôn, được dân thôn hoan hỷ giúp đỡ cùng với đệ tử san đất đắp nền dựng nên thảo am thờ phật. Tổ thiết lập viện sách, phòng tăng, giếng nước, ao sen và vườn hoa cây cảnh. Chẳng mấy thơi gian khoảnh đất “ngựa trời” trở nên thắng tích.

  • Chùa Bái Đính

    Chùa Bái Đính

    Nằm trong địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, du khách đi thêm gần 6 km là tới khu vực chùa Bái Đính. Cách thủ đô Hà Nội trên 100 km, chùa Bái Đính là công trình Phật giáo được coi là lớn nhất Việt Nam về diện tích và quy mô xây dựng.

  • Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An

    Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An

    Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phường Ninh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Tân Thành: 43,68 ha.

  • Động Tuyết Sơn

    Động Tuyết Sơn

    Trên cửa động khắc ba chữ nôm “Ngọc long động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá.

  • Cố Đô Hoa Lư - Ninh Bình

    Cố Đô Hoa Lư - Ninh Bình

    Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 300ha, bao gồm Thành NgoạiThành Nội. Đây là một quân thành vững chắc gồm những dãy núi đá vôi và các tường thành nhân tạo đan xen, nối liền với nhau.

  • Món Ngon Dân Dã Đất Cố Đô Hoa Lư

    Món Ngon Dân Dã Đất Cố Đô Hoa Lư

    Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp xứ cố đô, nhà thờ đá Phát Diệm, khu hang động Tràng An, hay thế giới thiên nhiên của rừng Cúc Phương... đất Ninh Bình còn được biết đến bởi nhiều món ăn bình dân hấp dẫn.

  • Động Hinh Bồng

    Động Hinh Bồng

    Năm Nhâm Thân (1932) hội thiện làng Yến Vĩ (làng sở tại) xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên đỉnh núi Thung Gạo, mượn tên là động Hinh Bồng. Năm Qúy Dậu (1933) hội thiện được bà Hải Khoát - một thương gia tín đồ phật tử quê ở Hải Phòng tài trợ xây dựng thành chùa. Năm quý mùi 1943 đúc chuông đồng lớn (hiện treo ở động). Năm Nhâm Thân (1992) do núi chấn động, một tảng đá rất lớn (hơn một trăm khối) cùng bốn khối đá nhỏ lở lấp cửa động...

  • Chùa - Động Long Vân

    Chùa - Động Long Vân

    Qua eo núi Chùa Long Vân thì đến động Long Vân, Động được mở ra cùng thời với chùa, trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân Động” trong Động có một tam bảo nhỏ thờ phật. Động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ...

  • Đền Trấn Song

    Đền Trấn Song

    Đền Trấn Song thường gọi là đền Cửa Võng, xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu". Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ Bà dân làng cầu mong Bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.

  • Phủ Đột

    Phủ Đột

    Phủ Đột là điểm di tích nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An.

45 4 49 94 bài đánh giá