==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Khám phá Tây Nguyên mùa nào đẹp nhất để du lịch tự túc? Thời gian lý tưởng là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với thời tiết khô ráo, thuận lợi cho việc chiêm ngưỡng các thác nước và cảnh sắc thiên nhiên.
Tây Nguyên mảnh đất anh hùng với những khúc sử ca hùng tráng, những con thác đẹp nao lòng và những phong tục tập quán đa dạng. Chắc hẳn sẽ là vùng đất phù hợp cho những đôi chân thích xê dịch. Nếu bạn đang có ý định đi du lịch Tây Nguyên tự tức, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của VietSense Travel với những thông tin cực hữu ích.
Tây Nguyên – vùng đất cao nguyên hùng vĩ của Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau. Đó là những dân tộc nào và họ theo tôn ngưỡng gì? Hãy cùng VietSense tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tây Nguyên có 49 dân tộc cùng chung sống, trong đó bao gồm 12 dân tộc bản địa và 37 dân tộc từ nơi khác đến. Dân tộc thiểu số có 375.825 người, chiếm tỷ lệ 7,48%; có 8 dân tộc ít người chiếm tỷ lệ 0,01% dân số.
Vì nơi đây chiếm hầu hết các dân tộc ở Việt Nam, nên nền văn hóa được xem như một đậm đà bản sắc dân tộc nhất của cả nước. Điều đó thể hiện qua sự đa dạng về ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói và phong tục của đồng bào nơi đây.
Cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với lịch sử và văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên sống dọc dải Trường Sơn, bao phủ các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng.
Các dân tộc sử dụng cồng, chiêng ở Tây Nguyên hiện nay: Ê Đê, Ba Na, Mạ, Lạch, Xê Đăng, và Gia Rai.
Đối với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là một biểu tượng thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh tâm linh, truyền tải niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống. Mỗi chiếc cồng, chiêng đều mang trong mình một vị thần, và càng cổ thì vị thần đó càng có quyền lực lớn.
Cồng chiêng cũng là tài sản quý giá, biểu tượng của sự giàu có và quyền lực trong cộng đồng. Dòng họ nào sở hữu nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ và làng khác kính trọng và ngưỡng mộ.
Nhà rông của người Ba Na nổi bật với chiều cao ấn tượng, đồ sộ nhưng lại mang nét thanh thoát, tạo nên vẻ uy nghiêm và độc đáo. Với thiết kế đặc trưng hình chữ A, nóc nhà cao khoảng 15 - 20m, trang trí bằng các hoa văn tinh tế trên đỉnh, nhà rông mang vẻ đẹp đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Điều làm nhà rông trở nên đặc biệt, đó chính là vai trò của nó trong đời sống cộng đồng. Đây là nơi ngủ bắt buộc của thanh niên chưa lập gia đình, vì họ là lực lượng bảo vệ làng trước những mối nguy hiểm.
Nhà rông thường được xây dựng tại vị trí cao nhất trong làng, có tầm nhìn xa để dễ dàng phát hiện kẻ thù. Đây cũng là "sở chỉ huy" trong các cuộc chiến đấu bảo vệ làng khỏi sự tấn công từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nhà rông đã từng trải qua thời kỳ mai một kéo dài, nhưng trong những năm gần đây, phong trào phục dựng nhà rông được đẩy mạnh.
Đối với các dân tộc khác thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, tuy nhiên đối với đồng bào M’Nông ở Tây Nguyên “con voi mới là đầu cơ nghiệp”.
Từ bao đời nay, người M'Nông ở Buôn Đôn, Đắk Lắk và khắp Tây Nguyên luôn coi voi như một tài sản vô giá. Voi không chỉ là biểu tượng của sức mạnh và sự giàu có mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của gia đình và buôn làng.
Sau khi bắt và thuần dưỡng, voi sẽ được đặt tên và chính thức trở thành một thành viên của gia đình, buôn làng. Vì sống gắn bó với thiên nhiên, người M'Nông thấu hiểu rõ tập tính của voi, nên việc thuần dưỡng loài vật khổng lồ này đối với họ trở thành một việc làm tự nhiên và không quá khó khăn.
Hiện nay, việc săn bắt voi rừng đã bị cấm theo luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã. Qua thời gian, tập tục săn bắt và thuần dưỡng voi không còn nữa. Thay vào đó, người M'Nông duy trì tổ chức lễ cúng sức khỏe cho voi vào dịp đầu mùa Xuân, hoặc tái hiện phong tục này trong các lễ hội voi đặc trưng của vùng.
Tây Nguyên là nơi có sự hiện diệ vô cùng đa dạng của tất cả các tôn giáo đang hoạt động tại Việt Nam như: Công Giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài…
Do nhu cầu tín ngưỡng của người dân bản địa kết hợp với các dòng chảy văn hóa và sự di cư từ các vùng miền khác, Tây Nguyên trở thành khu vực tập trung nhiều dân tộc và tôn giáo. Điều này tạo nên sự phong phú về văn hóa và tín ngưỡng mà hiếm vùng nào trên cả nước có được.
Tây Nguyên là khu vực tập trung đông đảo tín đồ Công giáo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 30,9% tổng số người theo Công giáo trong toàn vùng.
Công giáo đã du nhập vào Tây Nguyên từ khá sớm, với dấu mốc đầu tiên vào năm 1765 và chính thức phát triển từ năm 1850. Khu vực truyền giáo đầu tiên là Kon Tum, sau đó lan rộng đến Lâm Đồng và Đắk Lắk.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công giáo tại Tây Nguyên đã thiết lập 3 giáo phận: Kon Tum (1932), Đà Lạt (1960) và Buôn Ma Thuột (1967). Hiện tại, vùng này có khoảng 1.126.474 tín đồ, 5 giám mục, hơn 630 linh mục (bao gồm 396 linh mục triều và 234 linh mục dòng), cùng với hơn 2.714 tu sĩ nam nữ.
Phật giáo tại Tây Nguyên phát triển chủ yếu trong cộng đồng người Kinh, với hơn 600.000 Phật tử.
Tuy nhiên, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Phật ở khu vực này khá thấp so với các vùng miền khác trên cả nước, dù Phật giáo đã có sự phát triển mạnh mẽ và hoạt động hoằng pháp rộng rãi trên toàn quốc.
Điều này phản ánh sự khác biệt về văn hóa và tín ngưỡng giữa cộng đồng dân tộc thiểu số và cộng đồng người Kinh trong khu vực Tây Nguyên.
Đạo Tin Lành bắt đầu được truyền bá vào Tây Nguyên từ cuối những năm 1920. Từ đầu thập niên 1990, tôn giáo này bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong các cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến tháng 12/2020, số tín đồ Tin Lành ở 5 tỉnh Tây Nguyên đạt 529.410 người, trong đó có khoảng 511.450 người là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 96,6% tổng số tín đồ trong khu vực.
Số liệu cụ thể tín đồ theo đạo Tin Lành tại các tỉnh Tây Nguyên:
Đạo Cao Đài bắt đầu lan rộng lên Tây Nguyên từ năm 1938, cùng với chính sách khai thác khu vực này của thực dân Pháp.
Vào thập niên 1950-1960, khi nhiều gia đình từ miền Trung và các tỉnh đồng bằng di cư đến Tây Nguyên lập nghiệp, họ đã mang theo tín ngưỡng Cao Đài. Từ đó, các hệ phái như Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Cầu Kho, và Truyền Giáo Cao Đài cũng dần phát triển tại vùng đất này.
Giống như Phật giáo, đạo Cao Đài chủ yếu lan truyền trong cộng đồng người Kinh, với khoảng 22.000 tín đồ, trong khi số tín đồ người dân tộc thiểu số rất ít.
Trên đây là bài viết giúp du khách biết được Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc. Để hiểu rõ hơn về tour du lịch Tây Nguyên, đừng ngần ngại liên hệ ngay với VietSense Travel - đơn vị lữ hành uy tín sẽ giúp du khách cập nhật mọi thông tin cần thiết cho chuyến đi của mình nhé!
Buôn Ma Thuột có một sân bay duy nhất, mang tên Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Đây là một trong những sân bay lớn nhất của khu vực Tây Nguyên, đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, mà còn là một mắt xích chiến lược trong hệ thống phòng thủ và bảo vệ biên giới của các tỉnh trong vùng.
Thông tin về sân bay Buôn Ma Thuột:
Tên đầy đủ | Cảng hàng không Buôn Ma Thuột |
Địa chỉ | Đường Đam San, Xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk |
Mã sân bay (ký hiệu) |
BMV |
Điện thoại |
0500 3862 248 |
Số nhà ga | 1 |
Mã quốc gia |
+84 |
Giờ GMT |
+7 |
Vào năm 1950, sân bay Buôn Ma Thuột bắt đầu được thực dân Pháp khởi công xây dựng với mục đích vận chuyển nhu yếu phẩm và binh lính đến khu vực Tây Nguyên. Sau một thời gian hoạt động, sân bay đã chịu nhiều thiệt hại nặng nề, với cơ sở vật chất bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đến năm 1968, chính quyền Mỹ - ngụy đã quyết định chọn sân bay này làm căn cứ chỉ huy không quân. Họ đầu tư sửa chữa lại toàn bộ hệ thống như đường cất và hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, kho chứa,… và đưa vào khai thác trở lại vào năm 1970.
Sau khi thành phố Buôn Ma Thuột được giải phóng vào tháng 3/1975, sân bay được khôi phục và nâng cấp để phục vụ hàng không dân dụng. Đến tháng 3/1977, sân bay chính thức khai thác 3 đường bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Quãng đường di chuyển từ sân bay Buôn Ma Thuột để trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột là 8,5km. Tùy thuộc vào phương tiện bạn chọn sử dụng để di chuyển, thời gian sẽ khoảng từ 15-20 phút.
Đây được coi là quãng đường rất lý tưởng cho du khách có lịch trình du lịch quanh Tp. Buôn Ma Thuột. Nếu từ đi từ sân bay tới các địa điểm nổi tiếng khác, sẽ có thời gian như sau:
Bảo tàng Đắk Lắk: 9,4 km/ 16-20 phút
Bảo tàng Thế giới cà phê: 11,8 km/ 25-30 phút
Linh Sơn Chùa Bà: 10,7 km/ 17-25 phút
Khu du lịch Ea Kao: 15,6 km/ 27-35 phút
Nhà đày Buôn Ma Thuột: 9 km/ 14 -18 phút
Làng cà phê Trung Nguyên: 8,4 km/ 16-20 phút
Khu du lịch Suối Ong: 15,1 km/ 24-30 phút
Khi đến sân bay Buôn Ma Thuột và cần di chuyển về trung tâm thành phố, bạn có thể chọn một trong các phương tiện sau: taxi, xe ôm, hoặc xe buýt. Mỗi lựa chọn có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy hãy cân nhắc kỹ để chọn phương tiện phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
1. Taxi
Đây là phương tiện phổ biến và tiện lợi nhất. Taxi mang đến sự nhanh chóng và thoải mái, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Giá cước từ sân bay về trung tâm thành phố dao động từ 120.000 - 200.000 VNĐ, tùy hãng và thời điểm bạn đặt xe.
Thông tin các hãng taxi hoạt động ở Buôn Ma Thuột:
Hãng taxi | Hotline |
Taxi Mai Linh |
0262 3819 819 |
Taxi Quyết Tiến |
02623 813 813 |
Taxi Hoàng Anh | 0984 839 384 |
Taxi Ban Mê Xanh | 0586 813 813 |
Taxi Tây Nguyên | 0917 887 078 |
Taxi Tiên Sa | 02623 929 292 |
Taxi Vinasun | 02623 67 7677 |
2. Xe ôm
Lựa chọn này có chi phí thấp hơn so với taxi, chỉ từ 50.000 - 70.000 VNĐ cho mỗi chuyến, với thời gian di chuyển khoảng 15 - 20 phút. Xe ôm cũng dễ dàng di chuyển trong các khu vực đông đúc, nhưng bạn nên cân nhắc về mặt an toàn khi sử dụng dịch vụ này.
3. Xe buýt
Các tuyến xe buýt chạy qua sân bay Buôn Ma Thuột hoạt động từ 6 sáng đến 18h30 chiều. Với giá vé chỉ 30.000 VNĐ/lượt, xe buýt là lựa chọn tiết kiệm nhất. Thời gian di chuyển khoảng 30 phút, tuy nhiên bạn sẽ cần tính toán thời gian chờ đợi và tần suất chạy của xe buýt để lên kế hoạch phù hợp.
Thông tin về các tuyến xe buýt ở sân bay Buôn Ma Thuột:
Tuyến xe |
Lộ trình |
Thời gian |
Tần suất |
Tuyến số 1: Đạt Lý – Cư Jút |
Đạt Lý – Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Tất Thành – Bà Triệu – Hùng Vương – Nơ Trang Long – Lê Hồng Phong – Y Ngông – Lê Duẩn – Võ Văn Kiệt – QL14 – TT Ea Tlinh Cư Jút |
5h30 - 18h00 |
30 phút/chuyến |
Tuyến số 2: Bến xe Quyết Thắng - Xã Ea Sô |
Bến xe Quyết Thắng Km49 QL26 – QL26 – Đường nối QL26 , QL29 – UBND xã Ea Sô |
5h30 - 18h00 |
40 phút/chuyến |
Tuyến số 3: Thị Trấn Krông Kmar – Xã Cư Drăm |
Thị Trấn Krông Kmar – Tỉnh Lộ 12 – UBND Xã Cư Drăm |
5h30 - 18h30 |
30 phút/chuyến |
Tuyến số 4: Eakao – Bến xe phía Bắc Buôn Ma Thuộ | Bến xe phía Bắc Buôn Ma Thuột – Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Tất Thành – Bà Triệu – Hùng Vương – Nơ Trang Long – Lê Hồng Phong – Y Ngông – Lê Duẩn – Y Wang – UBND xã EaKao – Buôn Tơng Jũ | 5h30 - 18h00 |
45 phút/chuyến |
Tuyến số 6: Buôn Ma Thuột – Xã Ea Kiết hyuện Cư Mgar | Bãi đậu xe Cty CPVT ô Tô – Yơn – Lê Duẩn – Y Ngông – Lê Hồng Phong – Nguyễn Công Trứ – Lê Duẩn – Phan Chu Trinh – Hà Huy Tập – Tỉnh Lộ 8 – UBND xã Eakiết | 5h30 - 18h00 |
30 phút/chuyến |
Tuyến số 7: Krông Pắc – Buôn Ma Thuột |
Bến xe Quyết Thắng – Quốc lộ 26 – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Tất Thành – Lê Duẩn – Bến xe phía Nam Buôn Ma Thuột |
5h30 - 18h30 |
30 phút/chuyến |
Sân bay Liên Khương được khởi công xây dựng vào ngày 24 tháng 2 năm 1961 và từng là sân bay quốc tế lớn tại miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Hiện nay, Liên Khương là sân bay lớn nhất khu vực Tây Nguyên và cũng trở thành sân bay quốc tế duy nhất của vùng kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2024.
Lien Khuong International Airport
Thông tin về sân bay Buôn Ma Thuột:
Tên đầy đủ |
Cảng hàng không quốc tế Liên Khương |
Địa chỉ |
QL20, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng |
Mã sân bay (ký hiệu) |
DLI |
Điện thoại |
0263 3843 373 |
Số nhà ga |
2 |
Mã quốc gia |
+84 |
Giờ GMT |
+7 |
Vào năm 1933, sân bay Liên Khương được khởi công xây dựng và ban đầu mang tên sân bay Liên Khàng.
Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, sân bay này đã trải qua nhiều đợt sửa chữa và nâng cấp, sau đó được đổi tên thành sân bay Liên Khương, trở thành sân bay quốc tế lớn thứ hai tại miền Nam Việt Nam.
Từ ngày 26 tháng 12 năm 2009, sau nhiều lần cải tiến, sân bay Liên Khương đã có khả năng tiếp nhận các loại máy bay dân dụng tầm trung như Boeing 767 và Airbus A320, A321.
Thời gian di chuyển từ san bay Liên Khương đến Đà Lạt khoảng 40 - 50 phút, với quãng đường 30,8km nếu bạn di chuyển bằng ô tô.
Nếu bạn không đi tới Đà Lạt mà di chuyển tới các địa điểm khác của tỉnh Lâm Đồng từ sân bay Liên Khương, thi thời gian sẽ là:
Samten Hills Dalat: 13,3 km/ 30 - 35 phút
Thác Bảo Đại: 29,7 km/ 54 - 60 phút
Khu Du lịch Thác Pongour: 18,6 km/ 31 - 40 phút
Khu Du lịch Thác Datanla: 23,3 km/ 24 - 30 phút
Từ sân bay Liên Khương có 3 loại hình di chuyển mà bạn có thể lựa chọn đó là: Taxi, xe buýt, xe đưa đón, xe ôm.
Taxi: Có một điểm rất thú vị ở đây, khi bạn xuống sân bay, ở sảnh chờ của sân bay có các quầy của các hãng taxi đặt ở đây. Giá thành được niêm yết cụ thể và rất thuận tiện, nên bạn hoàn toàn không lo sẽ bị chặt chém.
Thông tin các hãng taxi tại sân bay Liên Khương:
Hãng taxi |
Giá |
Hotline |
Taxi Thắng Lợi |
- Xe 4 chỗ: từ 11.500 đồng/km - Xe 7 chỗ: từ 13.500 đồng/km |
0263 3835 583 |
Taxi Vinasun Đà Lạt |
Từ 13.000 đồng/km |
0263 3272 727 |
Taxi Mai Linh |
Từ 10.000 - 11.600 đồng/km |
1055 |
Taxi Lado |
- Xe 4 chỗ: từ 12.000 đồng/km - Xe 7 chỗ: 12.000 đồng/km |
1900 1111 |
Xe đưa đón sân bay: Đây là lựa chọn lý tưởng cho những nhóm khách đông người di chuyển từ sân bay vào trung tâm thành phố. Khách hàng có thể lựa chọn các loại xe như 7 chỗ, 16 chỗ, hoặc 29 chỗ, tùy thuộc vào số lượng người và nhu cầu sử dụng.
Xe buýt: Hiện nay tại sân bay Liên Khương có 2 hãng xe buýt hoạt động đó là: Xe buýt sân bay Liên Khương Airport Shuttle Bus và xe buýt của Vận tải ôtô Lâm Đồng.
Thông tin về các tuyến xe buýt ở sân bay Liên Khương:
Tuyến xe |
Lộ trình |
Thời gian |
Tần suất |
Giá vé |
Shuttle Bus |
01 Lê Thị Hồng Gấm - Sân bay Liên Khương | 06h00 - 18h00 |
15-30 phút/chuyến |
40.000 VND/người/lượt |
Vận tải ôtô Lâm Đồng | Bến xe buýt đường Mai Anh Đào - Phù Đổng Thiên Vương - Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Thái Học - Lê Đại Hành - Khu Hoà Bình - Đường 3/2 - Trần Phú - Đường ¾ QL20 - Bến xe Đức Trọng. |
5h30 - 19h30 |
15-30 phút/chuyến |
4.000 - 30.000 VND/người |
Sân bay Pleiku ban đầu được xây dựng để phục vụ mục đích quân sự, đóng vai trò là căn cứ của Không quân Việt Nam. Sau nhiều năm cải tạo và nâng cấp, đến năm 2003, sân bay chính thức đưa khu vực hàng không dân dụng vào hoạt động.
Thông tin về sân bay Pleiku:
Tên đầy đủ |
Cảng hàng không Pleiku |
Địa chỉ |
Đường 17/3 – Phường Thống nhất – TP. Pleiku – Tỉnh Gia Lai |
Mã sân bay (ký hiệu) |
PXU |
Điện thoại |
02693 825 096 |
Số nhà ga |
1 |
Mã quốc gia |
+84 |
Giờ GMT |
+7 |
Nhà ga sân bay Pleiku có diện tích 3.174,53m², gồm 2 tầng, được trang bị đầy đủ thiết bị hàng không hiện đại, phục vụ khoảng 600.000 lượt khách/năm.
Sân bay khai thác cả các chuyến bay nội địa và quốc tế, với các chặng phổ biến như Bắc Kinh – Pleiku và Singapore – Pleiku.
Với khoảng cách khá gần và cũng nằm sát cạnh khu vực trung tâm của Tp. Pleiku, nên thời gian di chuyển từ sân bay Pleiku đến trung tâm chỉ khoảng 12-15 phút.
Thông tin về các tuyến xe buýt ở sân bay Pleiku:
Tuyến xe |
Lộ trình |
Thời gian |
Tần suất |
Giá vé |
Gia Lai - Kon Tum |
Bến xe bus thành phố Kon Tum - đường Nguyễn Huệ - đường Trần Phú - đường Duy Tân - đường Phạm Văn Đồng - đường Hồ Chí Minh - (Tuyến cuối tỉnh Gia Lai) - Ngã tư Biển Hồ - đường Phạm Văn Đồng - đường 17/3 - sân bay Pleiku - đường Phạm Văn Đồng - đường Phan Đình Phùng - đường Đinh Tiên Hoàng - đường Trần Phú |
05h00 - 17h00 |
30 phút/chuyến |
8.000 VND/người/lượt |
Pleiku - Phú Nhơn |
Bãi đỗ xe TTTM Pleiku - đường Trần Phú - Nguyễn Văn Trỗi - Quang Trung - Lê Lợi - CMT8 -Tôn Thất Tùng - Lê Duẫn - Lý Nam Đế - Bến xe Đức Long Gia Lai - đường Lý Nam Đế - đường Lê Duẫn - đường Trường Chinh - QL14 - Chư Sê - Phú Nhơn |
5h00 - 18h20 |
45 phút/chuyến | 8.000 VND/người/lượt |
Hãng taxi |
Hotline |
Taxi Hùng Nhân |
0593 717 171 |
Taxi Huy Hoàng |
0593 757 575 |
Taxi Mai Linh |
0593 717 979 |
Trên đây là bài viết giúp du khách biết được Tây Nguyên có sân bay nào. Để hiểu rõ hơn về tour du lịch Tây Nguyên, đừng ngần ngại liên hệ ngay với VietSense Travel - đơn vị lữ hành uy tín sẽ giúp du khách cập nhật mọi thông tin cần thiết cho chuyến đi của mình nhé!
Rượu cần ở Tây Nguyên là sản vật - nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi gắn liền với đời sống sinh hoạt, xã hội, tâm linh và tín ngưỡng của dân tộc ở Việt Nam. Đây được xem là một loại đồ uống quý và chỉ được sử dụng trong các dịp lễ lớn, trịnh trọng như tế thần linh, những ngày hội làng hay dành để đãi khách. Với bạn bè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hò, nhắn nhủ công việc, giao kết tình duyên đôi lứa. Dù sử dụng trong thời gian nào, không gian nào, văn hóa uống rượu cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, uống rượu cần còn là một văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số. Họ có những nghi lễ rất độc đáo khi thưởng thức rượu cần.
Kon Tum là một mảnh đất đầy nắng và gió, nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nền văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, không thể bỏ qua nét đặc trưng của ẩm thực Kon Tum, một nét văn hóa đặc biệt và độc đáo. Với sự kết hợp của núi non và đồng bằng, Kon Tum sở hữu một loại đất phù sa màu mỡ, cho ra những sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi đặc trưng, từ đó phát triển nên một nền ẩm thực đậm chất vùng cao nguyên.
Mỗi ngày, chúng ta đều phải đối mặt với những áp lực, căng thẳng từ công việc, học tập và cuộc sống. Để giải tỏa những stress đó, giải trí trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người. Trong đó, hát và karaoke là một trong những hoạt động giải trí được yêu thích nhất.
Tây Nguyên đầy nắng và gió, có khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm, sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho những du khách yêu thích thiên nhiên, yêu thích cảnh đẹp núi rừng. Du lịch Tây Nguyên, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng và thưởng thức những nét độc đáo và đặc sắc về một vùng đất hoang sơ, phóng khoáng, man dại và trữ tình.
Tây Nguyên là cao nguyên giáp với hạ du Lào và đông bắc Campuchia. Tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới với Lào và Campuchia nhưng tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk chỉ có chung đường biên giới với Lào. Tỉnh Lâm Đồng không giáp biển, không có biên giới quốc tế với bất kỳ quốc gia nào. Nó là một khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ kéo dài từ vườn Quốc gia Cát Tiên ở phía Nam đến Quảng Nam ở phía Bắc. Tây Nguyên có thể được chia thành 3 tiểu vùng theo độ lệch về địa hình và khí hậu, đó là: Bắc Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh của Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (bao gồm tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn nên có nhiệt độ cao hơn so với hai tiểu vùng khác.
Đặc điểm địa lý, khí hậu, văn hóa và dân tộc đã tạo nên nét riêng biệt cho ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực miền Trung - Tây Nguyên không tinh tế như ẩm thực miền Bắc, đa dạng như ẩm thực miền Nam, nhưng lại giản dị hàm chứa triết lý sâu sắc và mang bản sắc dân tộc riêng biệt.
Tây Nguyên thực sự hấp dẫn du khách bởi khí hậu mát mẻ, phong cảnh núi non trùng điệp, nhiều suối, hồ và thác nước, những đồi thông, thung lũng trồng rau, hoa và nhiều địa danh khác. Du khách sẽ có thể trải nghiệm cuộc phiêu lưu trong khung cảnh thiên nhiên và nhiều điểm tham quan nổi tiếng. Ngoài ra Tây Nguyên còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn mà du khách không thể bỏ lỡ như :