==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Trung Đông bao gồm các quốc gia xuyên lục địa trải dài một phần của châu Âu đến châu Á và Châu Phi. Các quốc gia Trung Đông đều có chung một số yếu tố như đặc điểm địa lý, dân tộc, về tôn giáo hay phong tục tập quán và lịch sử chính trị. Các nước Trung Đông gồm có 18 quốc gia, các quốc gia này đều tập trung ở khu vực Tây Á, quốc gia Ai Cập ở Bắc Phi và một phần lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở khu vực Đông Nam Âu. Hãy cùng Vietsense travel đi tìm hiểu một số thông tin về các nước Trung Đông, trước khi có chuyến du lịch đến khu vực này thôi.

Danh sách các quốc gia vùng Trung Đông

Các nước Trung Đông gồm có 18 Quốc gia, đó chính là: Quốc gia Bahrain, quốc gia Cyprus, quốc gia Ai Cập, quốc gia Iran, quốc gia Iraq, quốc gia Israel, quốc gia Jordan, quốc gia Kuwait, quốc gia Lebanon, quốc gia Oman, quốc gia Palestine, quốc gia Qatar, quốc gia Ả Rập Saudi, Cộng hòa Ả Rập Syria, quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và quốc gia Yemen. Mặt khác, các quốc gia ở Trung Á và quốc gia Transcaucasia cũng có thể hợp nhất vào các quốc gia ở Trung Đông. Các quốc gia ở Trung Đông đều có chung một số đặc điểm như: Vị trí địa lý, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán và lịch sử chính trị. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 18 quốc gia rõ ràng là một phần của Trung Đông.

Danh sách các quốc gia vùng Trung Đông

Lịch sử các quốc gia Trung Đông

Như một số thông tin nêu ở trên, các quốc gia trong khu vực Trung Đông đều có chung một số đặc điểm như: Các quốc gia Trung Đông đều có nhóm người Ả Rập với số lượng lớn nhất. Tiếp đến là các dân tộc Iran và các dân tộc có ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ là hai nhóm dân tộc xếp vị trí tiếp theo. Về đạo Hồi giáo là tôn giáo chiếm phần lớn tại các nước trong khu vực. Thực chế cho rằng, khu vực Trung Đông là nơi bắt nguồn của Hồi giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Khu vực này, sử dụng ngôn ngữ chính để giao tiếp là tiếng Ả Rập. Ngoài ra khu vực Trung Đông còn sử dụng một số ngôn ngữ như: tiếng Ba Tư, tiếng Kurd, tiếng Do Thái và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Bahrain

Bahrain là một quốc gia quần đảo, tọa lạc khu vực Vịnh Ba Tư nằm giữa Ả Rập Xê-ú và bán đảo Qatar. Bahrain có thủ đô là Manama, với diện tích hơn 760 km2, quy mô dân số khoảng 1,6 triệu dân. ⅓ dân số ở quốc gia Bahrain là người nước ngoài. Theo như số liệu thống kê về chỉ số Tự do kinh tế vào năm 2011 chỉ ra Bahrain là quốc gia có nền kinh tế độc lập ở khu vực Trung Đông. Mặt khác, quốc gia Bahrain trước đây, còn được công nhận về lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng và có chỉ số phát triển nhanh nhất thế giới.

Đảo Síp

Giống với quốc gia Bahrain, Cyprus cũng là một quốc gia quốc đảo tọa lạc ở vùng Biển Địa Trung Hải, nằm giữa hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Quốc gia Cyprus có thủ đô là Nicosia, với diện tích lãnh thổ 9.251 km2, quy mô dân số rơi vào khoảng 1,2 triệu người. Vào năm 1961 nước Cyprus gia nhập vào Khối thịnh vượng chung các quốc gia ngay khi giành được thắng lợi từ Vương quốc Anh. Qua quá trình đàm phán đến năm 2004 Cyprus đã được công nhận, trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Trên lãnh thổ Cyprus có khu vực tập trung các doanh nghiệp nước ngoài do chính phủ có cơ chế về chính sách thuế thấp hơn mức trung bình của Liên minh Châu Âu. Quốc gia này phát triển dựa vào thế mạnh du lịch, dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng.

Ai Cập

Ai Cập nằm ở khu vực đông bắc của Châu Phi, nơi có đường biên giới kéo dài đến Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Vịnh Aqaba. Ai Cập có thủ đô tên là Cairo, diện tích 1.010,40 km2, với quy mô dân số hơn 100 triệu người. Quốc gia Ai Cập bao gồm Bán đảo Sinai, có chung đường biên giới với quốc gia Israel và Palestine. Nhờ có bán đảo Sinai giúp Ai cập có thể kết nối với các nước Trung Đông, quốc gia này trở thành quốc gia xuyên lục địa. Xuất khẩu kim ngạch dầu thô nước này chiếm tới 25% xuất khẩu các mặt hàng trong nước. Phần còn lại Ai Cập phát triển dựa vào nền nông nghiệp, dịch vụ du lịch và khí đốt tự nhiên.

Iran

Iran là quốc gia có đường bờ biển kéo dài theo Vịnh Ba Tư, Biển Caspi và Vịnh Oman. Quốc gia này có thủ đô là Tehran, với diện tích lãnh thổ là 1.648.195 km2, quy mô dân số rơi vào khoảng 83 triệu người. Iran có nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ tư trên thế giới. Iran đã trở thành, thành viên của OPEC và thành viên Liên hợp quốc. Nền kinh tế và tỷ số GDP bình quân đầu người của quốc gia này đều phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ.

Iraq

Không giống như các quốc gia khác, Iraq là một quốc gia không giáp biển, chỉ duy nhất khu vực có chiều dài 36 dặm chạy dọc theo Vịnh Ba Tư. Quốc gia này có thủ đô tên là Baghdad, với diện tích lãnh thổ 438.317 km2 và quy mô dân số khoảng 39 triệu người. Theo như thống kê nền kinh tế của Iraq có tỷ lệ thấp từ 18% đến 30%, tỷ số GDP bình quân đầu người rơi vào 4.000 USD. Tại đất nước này thiếu hụt cán bộ, nhân viên tại khu vực công, chiếm tới 60% cơ hội việc làm. Một trong những thế mạnh tại quốc gia này là công nghiệp dầu mỏ, ngành này chiếm tới 95% doanh thu ngoại hối của nước này.

Israel

Israel có đường bờ biển dài, chạy dọc đến Biển Đỏ và Địa Trung Hải và có đường biên giới chung với một số quốc gia như: Jordan, Ai Cập, Syria, Lebanon và Dải Gaza. Quốc gia này có thủ đô tên là Jerusalem, với diện tích lãnh thổ là 20.770 km2, có quy mô dân số hơn 9 triệu người. Dân số Israel chiếm tới 74,7% là người Do Thái. Quốc gia hình thành với những người thuộc sắc tộc và tôn giáo Do Thái, chính vì vậy người ta gọi là Nhà nước Do Thái. Nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc lĩnh vực công nghệ và công nghiệp, được coi là quốc gia áp dụng công nghệ tiên tiến nhất tại khu vực Trung Đông.

Jordan

Quốc gia Jordan có vị trí giữa các lục địa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á, có đường bờ biển dài, chạy dọc qua Biển Chết và Biển Đỏ. Quốc gia này có thủ đô tên là Amman, lãnh thổ có diện tích 92.300 km2 và có quy mô dân số khoảng 10 triệu người. Dân số tại Jordan chiếm tới 92% dân số theo đạo Hồi giáo dòng Sunni. Quốc gia này được biết đến như những địa điểm trú nạn an toàn nhất cho những dòng người tị nạn trong khu vực phải rời xa quê hương do bất ổn chính trị hoặc bị đe dọa khủng bố. Chính vì vậy Jordan được xem là một trong những quốc gia ổn định nhất về chính trị trong khu vực Trung Đông.

Kuwait

Kuwait có vị trí tại rìa cực bắc của Vịnh Ba Tư, thủ đô có tên gọi là Kuwait City, với diện tích lãnh thổ 17.820 km2 và quy mô dân số hơn 4,2 triệu người. Công dân nước ngoài tại Kuwait chiếm tới 70%. Một trong những lý do công dân nước ngoài ở Kuwait chiếm tỷ lệ cao là do ngành công nghiệp dầu khí của Kuwait, nơi làm việc của lao động nước ngoài. Xuất khẩu dầu mỏ tại quốc gia này chiếm tới 87%, nhờ có sẵn lượng xuất khẩu lớn nên ngành này chiếm đến 50% GDP của Kuwait.

Lebanon

Lebanon là một trong những quốc gia không có đảo tại các nước Trung Đông. Lebanon có thủ đô tên là Beirut, có diện tích hơn 10.000 km2 và quy mô dân số gần 7 triệu người, quốc gia này còn được thừa nhận về nền tảng văn hóa và dân tộc đa dạng. Năm 2008 nền kinh tế quốc gia này chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ số tăng trưởng kinh tế với tốc độ 8,5% thời điểm đó. Đến năm 2009 tăng trưởng kinh tế tăng lên 9%. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao đối với nền kinh tế, trong đó dân số sử dụng dịch vụ chiếm 65%.

Oman

Oman trải dài trên bờ biển đông nam của Bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có thủ đô tên là Muscat, với diện tích lãnh thổ là 309.500 km2 và có quy mô dân số gần 5 triệu người. Đất nước Oman có chế độ quân chủ tuyệt đối và các quyền lực phải tuân thủ theo Sultan, một vị trí cha truyền con nối cho đến ngày nay. Nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí, đây là ngành chiếm tỷ trọng quan trọng nhất của đất nước. Ngoài ra còn có ngành dịch vụ du lịch đang ngày càng phát triển mạnh tại đất nước này.

Palestine

Quốc gia Palestine có đường biên giới giáp với các nước Israel và Jordan. Các nước này ai cũng tuyên bố khu vực Dải Gaza và Bờ Tây thuộc quyền sở hữu của mình. Quốc gia này có thủ đô tên là Ramallah 1, có diện tích 6.020 km2, với quy mô dân số gần 5 triệu người. Palestine đang lún sâu vào xung đột kéo dài hàng thập kỷ với Israel liên quan đến các vùng đất do Israel chiếm đóng, do Chính quyền Quân sự Israel chiếm đóng từ năm 1967 đến năm 1982. Nền kinh tế Palestine dựa vào các ngành dịch vụ, trong đó chiếm tới 82% GDP 10 tỷ đô la của đất nước.

Qatar

Qatar là quốc gia trải dài trên bờ biển phía đông của Bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có thủ đô tên là Doha, với diện tích lãnh thổ là 11,586 km2 và có quy mô dân số gần 3 triệu người, trong đó công dân nước ngoài chiếm tới hơn 2 triệu người. Một trong những lý do số lượng công dân nước ngoài cư trú tại quốc gia này chiếm phần lớn là do ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, yêu cầu số lượng lao động lớn.

Ả Rập Saudi

Ả Rập Xê Út là quốc gia có diện tích lớn nhất trong các nước Trung Đông, với diện tích là 2.149.690 km2, quốc gia này có quy mô dân số hơn 34 triệu người, trong đó người Ả Rập chiếm tới 90 dân số, thủ đô Ả Rập Xê Út có tên gọi là Riyadh. Từ năm 1950 dân số nước này có sự gia tăng, có thời điểm tăng đến 3 triệu người, do người dân nơi đây có tỷ lệ sinh nhanh hơn mức trung bình. Ngôn ngữ chính được sử dụng tại quốc gia Ả Rập Xê Út là tiếng Najdi, tiếng Hejazi và tiếng Gulf.

Syria

Syria nằm gần khu vực phía tây của Trung Đông, có thủ đô là Damascus, diện tích lãnh thổ là 187,437 km2 và quy mô dân số của quốc gia này hơn 17 triệu người, số liệu này có thể chưa phản ánh đúng do không có khả năng thực hiện chiến dịch điều tra dân số trong thời gian gần đây. Theo thống kê những năm gần đây dân số có sụt giảm là do số lượng lớn người chết hoặc di cư sang đất nước khác do nội chiến, bạo lực quân sự và bất ổn chính trị. Trong đó có tới 5 triệu người đã tìm cách di chuyển đến quốc gia khác để ẩn náu và có tới gần 8 triệu người phải dịch chuyển vùng trong nước khi đất nước xảy ra bất ổn.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa lý nằm giữa Châu Âu và Châu Á, được xem là một quốc gia xuyên lục địa. Thổ Nhĩ Kỳ có thủ đô là Ankara, có diện tích là 783,562 km2 với quy mô dân số gần 84 triệu người. Quốc gia này có người dân tộc Thổ chiếm đến 80% dân số cả nước. Thổ Nhĩ Kỳ có nền công nghiệp hóa, GDP đạt 2,199 nghìn tỷ USD, ngành chủ lực của đất nước là ngành dịch vụ.

Ả Rập Thống Nhất UAE

Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được viết tắt là UAE, có vị trí nằm ở rìa đông nam của Bán đảo Ả Rập. UAE có thủ đô là Abu Dhabi, có diện tích lãnh thổ là 83.600 km2, với quy mô dân số gần 9 triệu người. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực các nước Trung Đông với GDP đạt được 377 tỷ USD. Cũng giống với các nền kinh tế khác trong khu vực, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu mỏ.

Yemen

Yemen trải dài bên bờ biển phía tây nam của Bán đảo Ả Rập. Có thủ đô là Sana’a, với diện tích 527,968 km2 và có quy mô dân số gần 30 triệu người, trong đó đó có tới ⅔ dân số là người trên 15 tuổi. Do tốc độ tăng dân số nhanh, dự kiến đến năm 2050 dân số Yemen đạt đến 60 triệu người. Nền kinh tế Yemen dựa vào ngành công nghiệp dầu mỏ, chiếm tới 73% sản lượng xuất khẩu của quốc gia.

Trên đây là một số thông tin cần biết về các nước Trung Đông mà Vietsense travel muốn chia sẻ cho chúng ta được biết. Mong rằng những thông tin trên giúp cho chúng ta hiểu biết hơn về các nước Trung Đông, lên kế hoạch trong thời gian tới để có chuyến du lịch khám phá các nước Trung Đông thôi nào!

 

 

Toàn cảnh các nước Trung Đông du khách nên biết

Toàn cảnh các nước Trung Đông du khách nên biết
75 8 83 158 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==