Nền văn hóa ẩm thực tại Thái Lan là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất quốc tế, món ăn Thái cũng thường được coi là món ăn được yêu thích trên toàn cầu. Sau một thời gian ở Thái Lan, tôi nhận thấy rằng người Thái có một nền văn hóa ẩm thực rất vô cùng độc đáo và phong phú có thể hấp dẫn vị giác của bất cứ thực khách nào.
Ẩm thực Thái Lan, Top 10 những món ăn đáng thử ở Thái Lan
Ẩm Thực Thái Lan
Tôi đã đặt chân đến “vùng đất nụ cười” này nhiều lần và mỗi khi rời đi, tôi luôn cố gắng mang theo chút hương vị đặc trưng của mảnh đất này thông qua những gia vị bản xứ, hương vị độc đáo của nam pla, ớt sirac, những gói ớt cay hoặc tương cà ri. Thái Lan cuốn đi mọi suy nghĩ, làm bạn ngập tràn cảm xúc để rồi khi trở về, bạn sẽ có vô vàn những kỷ niệm về mùa hè vĩnh cửu và hương vị nơi thiên đường.
Đối với tôi kho báu quan trọng nhất trong Vương quốc này chính là con người cùng với truyền thống, văn hóa của họ. Nhưng không chỉ có vậy kho báu quan trọng thứ hai trong tôi chính là nền ẩm thực của mảnh đất này, thứ mà không thể thiếu trong văn hóa Thái Lan.
Thái Lan nằm ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc, tiếp thu những nét đặc sắc nhất của cả hai nền văn hóa, đánh bóng và bảo tồn cho hậu thế bên vượt ngoài các bức tường cung điện. Thái Lan là một đất nước rất đặc biệt và khác thường, và nền ẩm thực đã góp phần khẳng định nhận định này.
Món ăn là một khía cạnh văn hóa quan trọng của Thái Lan. Ở tất cả các sự kiện quan trọng, thức ăn, dù ở hình thức này hay hình thức khác, luôn nằm ở trung tâm. Hay ngược lại, chúng ta có thể nói rằng trung tâm của mọi sự kiện là thức ăn, tất cả đều quy về ẩm thực. Người Thái cũng vậy, đối với họ, kỷ niệm một điều gì đó, hoặc một sự kiện nào đó trong cuộc sống, thường chỉ là cái cớ cho một việc chính, một cơ hội để mọi người cùng ngồi vào bàn ăn. Một mặt, đây là một phần của lòng hiếu khách truyền thống của Thái Lan, ẩn chứa sâu bên trong là tình thân ái và lòng hiếu khách, những giá trị quan vốn rất quan trọng đối với người Thái như một cách để thể hiện tài năng bản thân nhưng đồng thời cũng là một cơ hội tuyệt vời để cùng nhau thưởng thức món ăn.
Trong văn hóa phương Tây, người ta thường gọi món khai vị, món chính và cuối cùng là món tráng miệng. Đồng thời, mỗi người trong số những người có mặt đều gọi món cho riêng mình. Ở Thái Lan, không có sự phân biệt chặt chẽ giữa món khai vị hay món chính, số lượng của mỗi món ăn mang ra đều đảm bảo ít nhất bằng số khách tập trung tại bàn. Đồng thời, tất cả mọi người đều ăn cùng nhau, chia sẻ và tận hưởng kỳ nghỉ cùng nhau. Càng nhiều người trong bàn ăn, món ăn càng phong phú và đa dạng thì càng đồng nghĩa với việc sẽ gặp may mắn.
Sau khi kết thúc bữa ăn, người Thái có thói quen không bỏ sót thứ gì ở trên đĩa. Đây cũng là một phần của truyền thống. Không người Thái nào được quyền vứt bỏ phần ăn đang dở, điều đó có thể chọc giận Nữ thần Lúa gạo, một vị thần nữ trong thần thoại Thái Lan, người có nhiệm vụ trông chừng con người để tất cả đều được ăn no.Người ta tin rằng Nữ thần sẽ nổi giận khi con người phí phạm thức ăn rồi hậu quả có thể là mùa màng sẽ thất bát và nạn đói sẽ xảy ra.
Việc chuẩn bị đồ ăn của người Thái dựa trên bốn vị cơ bản : Mặn, ngọt, chua và cay. Một món ăn sẽ không được coi là ngon ở Thái Lan cho đến khi nó kết hợp thành công cả bốn hương vị trên. Trong bữa trưa, có thể gọi nhiều món thịt, cá, rau, mì và nhiều loại súp khác nhau.
Tùy theo từng khu vực, món tráng miệng có thể được phục vụ kèm với trái cây tươi như dứa hoặc một món ngọt lạ hơn, chẳng hạn như món cơm ngũ sắc.
Ngoài những buổi gặp mặt tại nhà hàng, người Thái còn nổi tiếng với những món ăn đường phố. Khi bước dọc trên các con đường hoặc các khu chợ, bạn có thể nhanh chóng tìm ra vô số thức ăn từ các quầy hàng di động, chúng được nấu ngay trên đường và chỉ với một xu đặt hàng bạn có thể thưởng thức chúng ngay lập tức. Nào là các món cuộn, nào là thịt nướng,cá viên, thịt gà hoặc bò xiên, những xiên hải sản nhỏ, rau sống và rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác, ..
Thực phẩm chiếm một vị trí quan trọng đến mức có thể được gọi là một trong những nét quan trọng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Lan. Khi mọi người gặp nhau, họ chào nhau bằng một cụm từ, bản dịch theo nghĩa đen của nó là– “hôm nay bạn đã ăn gì chưa?”
Trong nhiều thế kỷ, ẩm thực Thái Lan chủ yếu phát triển trong các cung điện khép kín tại triều đình của các vị vua Xiêm, và ngày nay, khi bước ra thế giới, nó đã trở thành một trong những nền ẩm thực tinh túy nhất.
Ngoài hương vị, hình thức cũng rất quan trọng đối với người Thái; người ta thường trang trí món ăn bằng các loại rau hoặc trái cây, chúng được chạm khắc cầu kỳ thành những hình hoa lá tự nhiên hoặc được trang trí bằng nhiều hình dạng khác. Việc bày trí và chạm khắc chính là nghệ thuật mà các đầu bếp Thái Lan cần phải thành thạo.
Từ xa xưa, người Trung Quốc đã mang đối đũa đến văn hóa ăn uống ở Thái Lan, còn ngày nay người Thái Lan chủ yếu sử dụng dao dĩa của phương Tây, nhưng đã mang những nét đặc trưng bản địa. Chẳng hạn như việc nĩa hay thìa đều được dùng ở vị trí cố định. Thìa được cầm ở tay phải và dao dùng ở tay trái để xắt đồ ăn. Người Thái không có thói quen trộn lẫn các món ăn khi thưởng thức chúng trên đĩa. Tương tự như việc người ta ăn cơm kèm với các món phụ khác và chỉ bỏ những món canh vào bát sâu lòng.
Các công thức nấu ăn hiện đại của Thái Lan có lịch sử hàng nghìn năm. Vào thế kỷ thứ mười ba, các món ăn chính đã được tạo ra, cho đến ngày nay chúng vẫn được coi là cốt lõi của ẩm thực Thái Lan. Có rất nhiều công thức để chế biến thịt và hải sản, cơm và các món ăn kèm có thể được phục vụ thêm cùng rau xanh và các loại gia vị khác như tỏi hoặc ớt. Sau đó, người Trung Quốc đã đưa món mì như một cách để giới thiệu loại chảo của họ và rồi chảo sâu lòng đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực nước Thái.
Ngoài ra, các loại gia vị Ấn Độ,như cà ri đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ẩm thực của Thái Lan. Tuy nhiên, nó không phải là món cà ri Ấn Độ bình thường, người Thái đã biến tấu nó, thêm các loại thảo mộc và hương vị địa phương vào các loại gia vị Ấn Độ, chủ yếu là riềng (gừng Thái), cao lương chanh (sả), húng quế. Người Thái cũng vay mượn thêm nhiều nét ẩm thực tinh túy từ các quốc gia láng giềng khác như Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar (Miến Điện) và Malaysia.
Hương vị của Thái Lan đến từ việc chắt lọc và tiếp thu như thế, điều này càng làm cho ẩm thực Thái Lan trở nên phổ biến nhanh trên thế giới ngày nay. Việc gia tăng số lượng nhà hàng Thái mới chỉ khẳng định điều này.
Top 10 Những Món Ăn Đáng Thử Khi Đi Du Lịch Ở Thái Lan
Thái Lan không chỉ hấp dẫn khách du lịch với nhiều địa điểm đẹp mà còn thu hút rất nhiều những thực khách sành ăn đến trải nghiệm nhờ nét ẩm thực độc đáo có 1-0-2 trên thế giới.
Tom Yum
Món ăn Thái Lan nổi tiếng và phổ biến nhất chính là Tom Yum, hay còn gọi là "Tom Yam chua",mặc dù món ăn này đồng thời có cả vị ngọt và mặn và cay. Một bát Tom Yum gồm đủ thứ, hầu hết mọi đồ ăn trong nhà đều có thể tận dụng được để cho vào đó. Ví dụ ở các vùng ven biển người ta sử dụng tôm, và ở các làng ở phía bắc là nấm. Nguyên liệu bắt buộc là cà chua, lá chanh, riềng. Phần quan trọng chính của món súp Tom Yam là nguyên liệu nước cốt dừa
Kaeng Som ( Cà ri chua Thái)
Món ăn phổ biến thứ hai trong làng ẩm thực Thái Lan là Kaeng Som. Về cơ bản, đây là một món súp rau nấu trong nước luộc thịt. Theo hương vị truyền thống của Thái Lan, trong món ăn kết hợp cả chua, ngọt và cay. Nguyên liệu chính trong món Kaeng Som là bắp cải hầm, cà rốt và đậu xanh. Có một công thức khác là thêm trứng tráng và lá keo vào món súp này. Món này thường được phục vụ kèm rau xanh và ớt tươi.
Pad Thái
Đối với người Thái, giống như tất cả cư dân Đông Nam Á khác, gạo là món ăn chính trong mâm cơm hàng ngày. Vì vậy, công thức nấu các món cơm Thái nhiều vô kể, trong số đó,Pad Thai là món được yêu thích nhất. Bún làm từ bột gạo, có kích thước khá lớn, sau dó được xào chung với tôm, thêm vào đó là tất cả mọi thứ có thể ăn được trong nhà. Ví dụ như đậu phụ, giá đỗ, hành lá ... Món ăn được nêm cùng nước cốt chanh, nước mắm, hạt tiêu theo truyền thống. Khi hoàn thành mì được đổ ra bát kèm một quả trứng. Cuối cùng là cùng với thịt luộc. Món này có thể dùng kèm thêm chanh, giấm hoặc đường.
Cà ri Penang
Panang Gai là món cà ri gà yêu thích của người Thái. Món ăn được nấu cùng sốt cà ri đỏvà kem sữa dừa đánh bông làm tăng khẩu vị, kích thích sự thèm ăn và giảm cảm giác no, thường món này sẽ được ăn kèm với lá sả giã nhuyễn.
Gai Pad Pongali
Trứng bác kiểu Thái có tên là Guy Pad Pongali, gồm thịt gà, hành tây và cà chua. Người Thái sử dụng nước sốt cà ri vàng và mùi tây thái nhỏ, rắc nhiều lên món trứng này. Thường thì khá nhiều người ăn món này vào buổi sáng, nhưng họ không hề biết rằng đây là món Thái.
Pad Krapao
Pad Kapao chủ yếu được khách du lịch ưa chuộng nhiều hơn, vì thịt không phổ biến trong món ăn của người Thái, và cũng bởi vì mỗi đầu bếp có biến tấu nó theo cách riêng của mình. Ví dụ, sử dụng thịt ở dạng khối hoặc thịt băm. Các loại gia vị được sử dụng cũng khác nhau. Nguyên liệu chính là thịt, tỏi, húng quế và ớt. Có những công thức có thể khác đi một chút khi sử dụng thịt gà hoặc cá phi lê. Món này được xào nhanh trong dầu nóng.
Cà Ri Xanh, Đỏ, Vàng
Nguyên liệu chính của món cà ri xanh, vàng, đỏ là: ớt xanh, lá chanh, sả, húng, mắm tôm, nước cốt dừa. Màu sắc của món ăn thay đổi tùy thuộc vào công thức. Món cay nhất cà ri xanh, dịu hơn một chút thì là màu đỏ, còn màu vàng thì hầu hết mọi người có thể ăn được. Món này được xem như một gia vị chính ăn kèm với cơm.
Kung Massaman
Kung Massaman là một loại nước sốt Thái Lan kết hợp giữa vị chua, ngọt và cay vừa phải. Phần sốt bao gồm cà ri vàng với nước cốt dừa, thìa là, quế, nhục đậu khấu. Nó có nguồn gốc từ các tỉnh phía nam của Thái Lan giáp với Malaysia và được coi là một món ăn halal ( món ăn cùa đạo Hồi ). Món này thường ăn kèm với khoai tây luộc và thịt (thịt bò), thịt gia cầm và nấm đậu phụ.
Keow Wan
Keo Wan - một trong những món ăn quốc dân của Thái Lan được chế biến chính cùng tương cà ri xanh. Các nguyên liệu phụ là: măng, cà tím, rau húng, riềng, lá sả. Thường dùng cùng cơm với gà luộc.
Som Tam ( gỏi đu đủ thái)
Đây là món salad nổi tiếng và không kém phần độc lạ ở Thái Lan. Nguyên liệu dùng cho món này thường được giã trong cối thay vì thái nhỏ. Sau đó được cho thêm nước mắm để, ớt và hương để tạo vị, đúng là một thử nghiệm thực sự cho dạ dày của người châu Âu. Các nguyên liệu chính cho món này là: ớt, tỏi, me, cà chua, nước chanh, mía (đường) mì, đậu, đu đủ xanh, thịt cua hoặc tôm.
Phóng viên Nguyễn Hồng Hà
Biên tập Tường Thuý Vân