==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hang Đầu Gỗ từ lâu vẫn luôn mang vẻ đẹp kỳ ảo, những nét rêu phong mang theo vết tích của thời gian, nằm trên đảo Đầu Gỗ, cách động Thiên Cung khoảng 300m nên du khách có thể dễ dàng thực hiện một chuyến tham quan những địa điểm này cùng một lúc. Dân gian Hạ Long từ xưa đến nay đã lưu truyền câu ca dao “Hòn Gai có núi Bài Thơ/ Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên”, điều này cũng là ý tứ thể hiện sự nổi bật của hang này trong hệ thống các hang động trên Vịnh Hạ Long. Hãy cùng Vietsense travel tìm hiểu về địa điểm tham quan đặc biệt này nhé!

Khái quát về Hang Đầu Gỗ

Theo các ấn phẩm giới thiệu mà chúng ta có thể đọc trước chuyến đi, Hang Đầu Gỗ có tổng diện tích rộng khoảng 5000m2, cửa hang rộng 17m và cao 12m, nằm ở độ cao 27m so với mực nước biển nên du khách có thể dễ dàng dùng thuyền để vào tham quan. Tuổi hang này tồn tại có cùng niên đại kiến tạo với động Thiên Cung, tức là hạng động này đã được hình thành từ thời Pleistocen muộn cách ngày nay khoảng 2 triệu năm từ trong quá khứ.

Cấu trúc của hang động này từ khi nhìn vào đã toát lên vẻ đồ sộ, cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch khiến chúng ta có cảm giác hoài cổ với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá cao vút như muốn vươn tận trần hang, chắc chúng cũng muốn chọc thủng lớp đá dày phía trên để được lộ diện dưới ánh mặt trời. Đặc biệt, chúng ta có thể thấy do có cửa hang mở rộng nên độ ẩm trong lòng hang cực kỳ cao, ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào nên không khí không quá âm u như các hang động khác trên Vịnh Hạ Long, cũng chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thực vật nơi đây có cơ hội phát triển rất tốt, điển hình là cây dương xỉ, rêu và cây thân gỗ... Có lẽ đây chính là điểm khác biệt so với nhiều hang động khác trên Vịnh Hạ Long mà nơi này sở hữu riêng cho mình cho đến ngày hôm nay.

Tổng thể của hang Đầu Gỗ được chia thành tất cả ba ngăn chính. Ngăn thứ nhất có hình dạng như một chiếc vòm, tràn trề ánh sáng tự nhiên do mặt trời chiếu vào. Trần hang hiện lên trước mắt chúng ta như bức tranh sơn dầu khổng lồ, bức tranh cực lớn này đã mô tả phong cảnh thiên nhiên với những rừng măng đá, nhũ đá nhiều màu sắc, hình thù cực kỳ kỳ lạ, tất cả chúng đã gợi sự liên tưởng đến những đàn voi khổng lồ đang cùng nhau đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác khi nhìn thấy những con người lạ lẫm, chú sư tử lim dim ngủ, hay một chú rùa đang bơi giữa bể nước trong veo cũng được thể hiện vô cùng sống động và tinh tế...

- Đi hết ngăn thứ nhất, sau khi đã vượt qua một khe cửa hẹp, du khách sẽ được đặt chân vào ngăn thứ hai của hang. Những tia sáng của mặt trời đã len lỏi vào đây tạo nên cảm giác mờ ảo, chính nhờ vào nó nên đã phác họa những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hòn đảo đá lô nhô trên sóng nước mênh mông... tất cả hiện lên trước mắt chúng ta như bức tranh lung linh, huyền bí.

- Đến ngăn thứ ba, lòng hang tại nơi này đã được mở rộng hơn rất nhiều, trên trần tua tủa nhũ đá được thiên nhiên tạo ra muôn hình vạn trạng, dưới nền điểm nhấn với những cột đá khổng lồ như được bàn tay tạo hóa mài dũa công phu để dâng tặng cho con người được thưởng thức. Tận cùng hang khi mọi người đến khám phá đó chính là chiếc giếng tiên, bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề  vô cùng đặc biệt.

Lịch sử hình thành của Hang Đầu Gỗ

Vào khoảng thời gian năm 1918, vua Khải Định nhân dịp có chuyến đi kinh lý đã ra thăm vịnh Hạ Long và đến du lịch Hang Đầu Gỗ, thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của nơi đây. Đến Vua cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngoạn mục, nhà vua đã cho làm thơ để ca ngợi vẻ đẹp này và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước vịnh và hang để lưu truyền đến đời sau. Tấm bia kèm theo bản dịch của bài thơ đặc biệt này được dựng một cách trang trọng bên trái cửa hang vẫn còn cho đến nay. Trên trán bia và đế bia đã được trang trí bằng một đôi rồng chầu mặt trời; hai diềm bia là các hình mây lửa mang phong cách mỹ thuật cung đình đặc trưng của triều Nguyễn để nhấn mạnh tầm quan trọng của tấm bia. Trong lời tựa của bài thơ, vua Khải Định đã đặt tên cho Hang này một cái tên vô cùng mỹ miều đó chính là “Ngũ sắc tường vân”.

Cho đến tháng 10 năm 1957, trong chuyến du hành trở về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ của chúng ta cũng đã ra vịnh Hạ Long và tới tham quan Hang Đầu Gỗ. Tại đây, Người đã nói với những người đi cùng với mình rằng: “Ai cũng phải vào thăm hang mới thấy hết vẻ đẹp nơi đây. Cảnh đẹp một người không thể nói hết cho nhiều người” câu nói ngày cũng đã một lần nữa khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của địa danh này.

Để có được những lời khen như vậy chắc hẳn là vẻ đẹp của Hang phải rất thuyết phục, có lẽ cũng chính vì thế nên mới khiến tạp chí chuyên về du lịch của Pháp có tựa đề Merveille de Monde (kỳ quan thế giới) xuất bản năm 1938 - khi giới thiệu các danh thắng nổi tiếng thế giới đã tôn vinh hang Đầu Gỗ này chính là Grotte des merveilles (động của các kỳ quan) các bạn nhé! 

Nguồn gốc tên gọi của Hang Đầu Gỗ?

Để có thể lý giải về nguồn gốc tên gọi Đầu Gỗ, điều thú vị là hiện nay có nhiều dữ liệu khác nhau nên mọi người có thể lựa chọn cách hiểu mình thấy hợp lý nhất. Cụ thể, trên các tài liệu đã được xuất bản mà giới thiệu du lịch Vịnh Hạ Long và trong dân gian, có 3 cách giải thích cơ bản như sau du khách có thể tham khảo:

- Thuyết giải thích thứ nhất, theo truyền tụng của dân chài đã hoạt động nhiều năm trên Vịnh Hạ Long thì hang này ban đầu có tên là hang Dấu Gỗ (lâu dần gọi chệch thành Đầu Gỗ) vì tương truyền trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ 13, đây chính là địa điểm mà quân sĩ nhà Trần cất giấu những chiếc cọc gỗ để phục vụ cho chiến đấu trước khi đem xuống cắm dưới lòng sông Bạch Đằng để tiêu diệt kẻ địch.

- Sự tích hang Đầu Gỗ thứ 2 thì lại cho rằng, thì giải thích dãy đảo Đầu Gỗ có hình dạng như một cánh cung, tạo ra phía trước hang một vụng kín gió mà các hang khác trên Vịnh Hạ Long không có được, nên ngư dân thường tụ về đây trong những ngày giông bão để đảm bảo an toàn cho người và thuyền, hoặc sau chuyến đánh bắt họ neo lại để sửa chữa thuyền bè nếu có xảy ra tình trạng hỏng hóc tại đây nên có nhiều mấu gỗ sót lại. Có lẽ tên hang hình thành từ sự việc này và được lưu truyền, sử dụng cho đến hôm nay.

- Truyền thuyết về Hang Đầu Gỗ thứ 3 thì lại có cách giải thích rằng, do đảo Đầu Gỗ khi chúng ta trông từ phía xa có dáng tựa một khúc gỗ khổng lồ với hai lỗ ở đầu để luồn dây thừng vào thuận tiện, nên người ta đặt tên cho hang theo tên đảo và có được cái tên Đầu Gỗ như hiện tại.

Thực hư về xuất xứ của cái tên này như thế nào thì không ai rõ, nhưng có lẽ do những huyền tích khác nhau xuất hiện như vậy, mà càng khiến du khách lại càng thêm tò mò và muốn khám phá Hang Đầu Gỗ trong chuyến du lịch Vịnh Hạ Long của mình nhiều hơn.

Những thông tin về hang Đầu Gỗ trên chắc chắn đã giúp mọi người có thể cảm nhận được những nét đặc biệt của địa danh này. Nếu bạn muốn chứng thực xem chúng có chính xác không thì ngay lập tức hãy đến đây và khám phá ngay thôi. 

 

 

Hang Đầu Gỗ - Hang động bí hiểm nhất Vịnh Hạ Long

Hang Đầu Gỗ - Hang động bí hiểm nhất Vịnh Hạ Long
31 3 34 65 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==