==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nhận lời mời của đồng chí Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng, chiều 5-11, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, bà Katherine Muller cùng Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Bruno Angelet đến thăm và làm việc tại Cát Bà về một số nội dung liên quan đến việc đề nghị công nhân Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Di sản thiên nhiên Cát Bà đang được đề nghị UNESCO công nhận

Cùng dự buổi làm việc có Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phạm Sanh Châu, giám đốc dự án bảo tồn voọc Cát Bà Rick Passaro và đại diện các cơ quan liên quan của thành phố và huyện Cát Hải.

Di sản thiên nhiên Cát Bà đang được đề nghị UNESCO công nhận - Ảnh 1

Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành đã khẳng định, việc xây dựng Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới có tác động đến đời sống của người dân, song sự phát triển hài hòa cuộc sống gắn với bảo tồn thiên nhiên dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các cấp, ngành sẽ mang lại thuận lợi lớn. Ví dụ người dân không tác động đến thiên nhiên mà đồng hành phát triển như: nuôi ong lấy mật, phát triển nông nghiệp sinh thái, trồng cây thuốc… Đồng chí khẳng định, thành phố Hải Phòng đã làm hết sức mình đối với việc đề nghị công nhận Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới, nhấn mạnh đến trách nhiệm của thành phố và cộng đồng dân cư khi Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nhất là trong phát triển bền vững.

Di sản thiên nhiên Cát Bà đang được đề nghị UNESCO công nhận - Ảnh 2

Đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp của UNESCO Việt Nam, các vị đại sứ, Dự án bảo tồn voọc Cát Bà và các ngành liên quan. Đồng chí mong muốn nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa trong sự phát triển của Cát Bà nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, bà Katherine Muller nhấn mạnh, hồ sơ đề nghị Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới cũng là cơ sở, đóng góp thêm biện pháp để Hải Phòng thực hiện nhiều chương trình phát triển và duy trì các hoạt động tại Cát Bà như: công viên địa chất thế giới geopark, khu dự trữ sinh quyển. Hồ sơ tầm quốc gia được phê duyệt và hiện đã gửi đến Pa-ri để ban thư ký UNESCO đang xem xét. Cũng theo bà Katherine, điểm cốt lõi trong hồ sơ phải chứng minh điểm nổi bật của Cát Bà trên toàn thế giới, so sánh với những khu vực khác để tìm điểm khác biệt. Cần kiểm tra nghiêm ngặt kế hoạch quản lý sau này và đưa ra yếu tố khi được công nhận thì duy trì ra sao để hướng đến tương lai và kiểm soát vi phạm giữa con người với thiên nhiên. Bà Katherine cũng đánh giá rất cao hồ sơ với sự chuẩn bị nghiêm túc và có thuận lợi từ dự án bảo tồn vọoc Cát Bà.

Di sản thiên nhiên Cát Bà đang được đề nghị UNESCO công nhận - Ảnh 3

Theo giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đoàn Duy Linh, hồ sơ đề nghị công nhận Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới bao gồm 388 hòn đảo đá vôi bao gồm từ Cát Bà đến Long Châu. Việc đề xuất dựa trên 2 tiêu chí 9 và 10 của UNESCO. Trong đó các tiêu chí điển hình cho hệ sinh thái, rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, san hô… đều hội tụ ở Cát Bà và có giá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu. Một thế mạnh nữa tại Cát Bà là dự án bảo tồn voọc Cát Bà đang hoạt động rất hiệu quả. Giám đốc dự án bảo tồn voọc Cát Bà Rick Passaro cho biết, khu vực có voọc được bảo tồn nghiêm ngặt, bảo đảm cho sự phát triển và sinh trưởng. Hiện dự án đang tiến hành di rời cá thể voọc cái để bảo đảm khả năng sinh sản, giúp tăng nguồn gen tại khu vực di rời đến khu vực khác và công tác này có sự trợ giúp của 2 bác sĩ thú y đến từ Ô-xtrây-li-a.

 

 

58 6 64 122 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==