Một trong những nét văn hóa truyền thống nổi tiếng của người Việt Nam xưa là tín ngưỡng thờ Mẫu. Một trong những điểm đến nổi tiếng về tín ngưỡng này là đền Bà Chúa Kho. Nào! Hãy cùng Vietsense travel tham quan điểm đến tâm linh này nhé!
Đền Bà Chúa Kho: Hoà mình nơi linh thiêng và tôn nghiêm
Đền Bà Chúa Kho ở đâu?
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc lưng chừng núi Kho thuộc phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử được nhà nước công nhận trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình – Chùa – Đền. Nó được xây dựng với lối kiến trúc cổ, những đường nét được chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Đền Bà Chúa Kho không chỉ có giá trị về văn hóa mà nó còn mang những giá về trị tín ngưỡng tâm linh. Hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người dân về đây hành hương.
Theo truyền thuyết kể lại Bà Chúa Kho là người phụ nữ vừa xinh đẹp lại khéo sản xuất. Trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt, bà có công trong việc chiêu dân, lập ấp ở vùng và giúp người dân khai khẩn đất đai. Sau này, dưới thời Lý, bà trở thành Hoàng hậu, cùng nhà vua kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Trong một lần phát lương cứu đỡ dân, bà bị bọn giặc sát hại. Để tưởng nhớ bà,, nhà vua đã phong Bà là Phúc Thần và nhân dân Cổ Mễ đã lập đền thờ bà tại kho lương cũ trên Núi Kho.
Năm 1989, Nhà nước công nhận công trình này là di tích văn hoá cấp Quốc gia. Cho đến nay, văn hóa tín ngưỡng ngày càng phát triển, nhiều người đến đây hành hương, cầu tài lộc trong sự ngưỡng vọng với một vị thần Mẫu có công với nhân dân..
Đền Bà Chúa Kho có từ bao giờ?
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ thời Hùng Vương, giặc phương Bắc đã nhiều lần nhăm nhe và sang xâm lược nước ta. Hồi ấy, giặc rất mạnh, cộng thêm Lục Đinh - nội ứng là tù trưởng Cao Bằng. Trang Tiên Lát gần ngã ba sông Việt Trì, núi Nghĩa Lĩnh, nơi đây được đánh giá là có địa hình thuận lợi để phòng và đánh giặc, nhà vua lệnh cho toàn Bản bộ đến đây.
Ở chốn thanh bình làng Quả Cảm có một người con gái vừa đẹp người, đẹp nết vừa biết tổ chức bố trí việc sản xuất, tích trữ lương thực giúp dân chống đói và quân chống giặc. Trong một lần hành quân qua làng, vua nhà Lý đã có lòng người con gái tài sắc đó, và đưa bà vào cung phong làm hoàng hậu.
Tháng giêng năm Đinh Tỵ – 1077, quân Tống chính thức sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo quân và dân ta chống lại bọn quân Tống hung ác. Thật trùng hợp là ngay tại ngôi làng của Bà – làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… được chủ quân lựa chọn là địa điểm đặt lương thực.
Bà đã trực tiếp chỉ đạo việc sản xuất, tiếp tế lương thực cho quân ta ở chiến tuyến tại Sông Như Nguyệt cũng như bảo đảm lương thực và sắp xếp đời sống cho nhân dân trong làng. Khi cuộc chiến đã gần đến ngày đại thắng, trong một lần đi tiếp tế cho dân, bà đã bị quân giặc giết. Vừa cảm kích và để tưởng nhớ, vua Trần đã phong bà là Phúc thần phường Võ Trại, nhân dân thì xây đền thờ.
Những người dân trong làng cũng thể hiện lòng tôn trọng, biết ơn bà, họ đã lập đền thờ tại chính kho lương cũ ở núi Kho, đặt tên là đền Bà Chúa Kho.
Quang cảnh đền Bà Chúa Kho
Ban đầu, khi nhà Trần bắt đầu cho xây dựng đền thì nó tổng diện tích vào khoảng 10.000m2. Tuy nhiên, ngày nay do bị xâm lấn nhiều, nó chỉ còn hơn 1700m2. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đền bị tàn phá nhiều. Năm 1998, người ta cho tu sửa lại với những nét kiến trúc như cũ, và giữ được những nét đẹp tâm linh, hay có những nét trạm trổ hoa văn tỉ mỉ, công phu. Bố cục của ngôi đình được phân bố có chiều sâu và khoa học. Trong những ngày mưa bom bão đạn của chiến tranh, cổng Tam Quan bị phá hủy gần hết, ngày nay chỉ còn vết tích của 4 viên đá xanh cỡ lớn.
Kiến trúc của đình có những hình thù như: hổ phù, phượng vũ, mây, cá chép hóa rồng…. được làm rất tinh xảo. Phía bên tòa đại đình là 2 di tích cổ từ cuối thế kỉ XIX còn lưu lại cho đến ngày nay: tả mạc và hữu mạc. Đình được xây dựng theo lối đầu hồi bít đốc, để đỡ phần mái là các trụ vuông. Trên các cột có trạm trổ các họa tiết hoa lá, rồng mây. Hàng năm, sau khi lễ rước Bà Chúa Kho, người dân ít nhiều có đốt hàng mã. Bởi vậy, người dân đã xây dựng khu đốt vàng mã ở đằng sau nhà tả mạc. Đến đây, người ta có thể cảm nhận được ngay những nét kiến trúc tâm linh ở 2 con nghê quay đầu vào nhau trên đỉnh trụ.
Ở giữa hồ có hòn non bộ, xung quanh trồng nhiều cây xanh, phong thủy ngôi đền thật mãn nhãn. Ngoài ra,ngôi đền vẫn còn có một vài dấu tích cổ như bãi ngửa, khu sọt cỏ.
Lễ hội đền Bà Chúa Kho vào ngày tháng mấy?
Ngày chính của Lễ hội đền Bà Chúa Kho là vào ngày 14 tháng Giêng nhưng từ những ngày đầu xuân năm mới, người ta đã nườm nượp đổ về đây.
Người ta đến đây để caaud một năm bình an và nhiều tài lộc. Tuy nhiên, đa phần người ta đến đây để “vay vốn” Bà Chúa Kho: một năm làm ăn phát đạt, vốn liếng dồi dào. “Vay vốn” đã có được xa xưa và được bổ sung rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì ngôi đền này vẫn trụ vững”.
Nghi thức “vay vốn” cũng rất hay, khi dâng lễ trong sớ người ta sẽ ghi là vay bao nhiêu, làm gì, bao lâu thì trả. Có người còn hứa trả gấp 3, gấp 10… Như một quan niệm truyền thống, trong năm làm ăn được hay không thì cuối năm tạ lễ ở đền Bà Chúa Kho.
Vào những ngày tổ chức lễ hội, có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tếxuang quanh ngôi đền. Lễ dâng cũng không quá cầu kì, thành tâm là chính. Có khi chỉ là thẻ nhang, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, mâm ngũ quả ….
Hướng dẫn hành lễ Đền Bà Chúa Kho
Sắm lễ ở Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho là nơi rất linh thiêng, lễ dâng lên không quan trọng ít, nhiều hay sang, mọn mà lòng thành tâm của mỗi người là quan trọng nhất.
Mọi người nên tham khảo một số đồ lễ trước khi đến đây
Hạ lễ sau khi dâng hương Đền Bà Chúa Kho
Sau khi dâng lễ, khấn ở các ban thờ thì người dân có thể viếng thăm phong cảnh khi đợi hết một tuần nhang.
Sau khi hết một tuần nhang, mọi người có thể thắp thêm một tuần nhang nữa và phải vái 3 vái trước mỗi bàn thờ mới được hạ sớ, hóa vàng.
Mọi người cần lưu ý là muốn dâng cúng khác phải đợi hóa sớ xong. Tuần tự hạ lễ là từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Các đồ lễ như gương, lược… thì không được mang về.
Vừa giờ, Vietsense travel đã cung cấp cho các bạn những thông tin về đền Bà Chúa Kho. Đây là một điểm đến tâm linh nổi tiếng và hấp dẫn. Nếu bạn đang cảm thấy ngán những cảnh đẹp thiên nhiên hữu tinh hay biển lãng mạn thì có thể đến đây để lắng lại tâm hồn mình. “Có thờ có thiêng” phải không? Có thể nó không phải là một phép màu với bạn nhưng chí ít nó sẽ giúp bạn thư giãn được đầu óc và sống lại những nét đẹp của dân tộc. Chúc các bạn có những buổi hành hương suôn sẻ và ý nghĩa.