==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

VietSense Travel gửi lời chúc mừng 63 năm ngành du lịch Việt Nam đến các lãnh đạo và cán bộ Bộ VHTTDL và Sở du lịch, TTXT và toàn thể những người làm du lịch lữ hành các tỉnh thành trên cả nước.

Chúc mừng 63 năm ngành du lịch Việt Nam

Chúc mừng 63 năm ngành du lịch Việt Nam - Ảnh 1

Du lịch Việt Nam 63 năm một con đường chông gai

Ở giai đoạn thứ nhất (1960 - 1978), đây là giai đoạn đầu thử nghiệm phát triển ngành kinh tế du lịch. Trong quy mô chỉ phục vụ phạm vi nhỏ là các chuyên gia, khách của Nhà nước, sau đó ngành du lịch đã dịch chuyển từng bước sang hoạt động kinh tế để từ đó có nhiều bước tiến triển mới vượt trội.

Chuyển sang giai đoạn thứ hai (1978 - 1992), ngành du lịch làm theo Nghị quyết 262 – NQ/QHK6 ngày 27/6/1978 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch sẽ trực thuộc Hội đồng Chính phủ và bước đầu hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tới các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng,....Ở giai đoạn 2, sau khi hình thành cơ quan đầu não, một số doanh nghiệp du lịch cũng được thành lập, công nhận một số di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh để chào đón khách du lịch tham quan. Điều đó cũng dẫn đến việc hình thành những cơ sở đào tạo nghề du lịch, xuất hiện nhiều hơn lao động du lịch. Trong giai đoạn này cũng có nhiều sự thay đổi để thích ứng với sự tình hình chung của đất nước. 

Giai đoạn 3 phát triển ngành du lịch từ năm 1993 đến nay không có quá nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, trong giai đoạn này, ngành du lịch luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ. Giai đoạn 3 cũng là bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Cột mốc ghi nhớ ấn tượng đó là vào năm 1994, Việt Nam đã đón nhận 1 triệu lượt khách Quốc tế ghé thăm. Trong thông báo kết luận 179 – TB/TW ngày 11/11/1998 của Bộ chính trị đã khẳng định vị thế quan trọng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển của Việt Nam. Và Bộ cũng đề xuất các giải pháp cụ thể để du lịch có thể phát triển bứt phá hơn nữa.

Năm 2017 là một dấu ấn quan trọng khi Bộ chính trị đưa ra Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 16/1/2017 để khẳng định quyết tâm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau nghị quyết đó, Chính phủ tạo động lực để phát triển ngành du lịch lên một tầm cao mới và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, ngành du lịch đã có sự phát triển vượt bậc. Điều đó đã khẳng định đường lối định hướng đúng đắn và sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cho đến năm 2023, ngành du lịch đã trải qua 63 năm hình thành và phát triển với bao thăng trầm, khó khăn và cũng đã gặt hái được thành công rực rỡ. Trong đó, hệ thống doanh nghiệp du lịch cũng phát triển song song và đóng góp vai trò giúp thúc đẩy sự phát triển vượt trội của ngành du lịch.

Theo số liệu thống kê vào năm 2019, nước ta có khoảng 40,000 doanh nghiệp du lịch, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp và sở hữu khoảng 2,5 triệu lao động gián tiếp hoạt động trong lĩnh vực này. Đặc biệt, ngành du lịch đóng góp 15% GDP cả nước.

Không chỉ dừng lại trong việc đóng góp GDP, ngành du lịch phát triển cũng thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển để góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè quốc tế; giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam tăng trưởng phát triển ở những địa phương kinh tế khó khăn. Ngành du lịch phát triển cũng là cầu nối cho các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

Sự phát triển du lịch thể hiện ở số lượng khách du lịch ghé thăm Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Điều đó cũng tạo dựng vị thế vững chắc của du lịch Việt Nam so với các quốc gia khác trong cùng khu vực. Du lịch Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế phát triển vượt bậc và các doanh nghiệp du lịch cũng có vai trò quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy phát triển ngành du lịch rực rỡ hơn nữa.

Ngành du lịch dần phục hồi để phát triển vượt bậc

Trong 63 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch đã bám sát với tình hình kinh tế chung của đất nước để tìm ra phương hướng phát triển tốt nhất. Năm 1990, Việt Nam mới chào đón khoảng 250,000 lượt khách quốc tế nhưng sau 29 năm con số này đã tăng gấp 72 lần lên tới 18 triệu lượt khách du lịch; con số này tiếp tục tăng lên mạnh mẽ ở cả du lịch nội địa, đẩy mạnh từ 1,0 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu vào năm 2019. Đây là con số ấn tượng được Thứ trưởng đưa ra thông tin về sự phát triển của du lịch Việt Nam. 

Năm 2020 là thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu lan tỏa và bùng phát sau đó trở thành đại dịch với mức độ nghiêm trọng. Chính vì thế, ngành du lịch Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề và giảm mức độ tăng trưởng. Cho đến tháng 11/2021, Việt Nam mới bắt đầu thí điểm chào đón khách du lịch quốc tế quay trở lại. Ngày 15/3/2022 mới chính thức mở cửa du lịch hoàn toàn. 

Sau đại dịch, năm 2022 là sự bùng nổ trở lại của ngành du lịch Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy du lịch Việt Nam vẫn không hề hạ nhiệt đối với khách du lịch quốc tế khi nước ta đã đón tiếp 3,5 triệu du khách quốc tế và 101,3 triệu du khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt 495,000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023 cũng đạt con số ấn tượng khi đón tiếp 5,5 triệu khách du lịch quốc tế và 64 triệu khách nội địa. Vượt qua những khó khăn về dịch bệnh, địa lý ngành du lịch Việt Nam đã chứng minh cho thấy phương hướng đúng đắn để phục hồi và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Những thành tựu đáng kể trên đã cho thấy ngành du lịch đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tăng tốc để phát triển bền vững

Mặc dù đã phục hồi và đang trên đà phát triển vượt trội nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một số điểm hạn chế tiêu biểu như: thiếu sự đầu tư, các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của vùng, các dịch vụ du lịch chưa chuyên nghiệp, chỉn chu, còn yếu trong vấn đề truyền thông, quảng bá,....

Để đẩy mạnh tốc độ phục hồi và tạo ra đột phá cho ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tháng 3/2023, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về du lịch. Từ Hội nghị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 đưa ra các nhiệm vụ, phương hướng để phục hồi ngành du lịch hướng đến mục đích phát triển bền vững tương lai trở thành nền kinh tế mũi nhọn chủ lực của đất nước.

Trong nghị quyết ban hàng vào tháng 5/2023, đã xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các bộ, ngành thực hiện. Bản kế hoạch hành động triển khai thực hiện được ban hành theo Quyết định số 1726/QĐ-BVHTTDL ngày 4/7/2023. Kế hoạch hướng tới mục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của Việt Nam.

Trên tinh thần chào đón 63 năm ngành du lịch Việt Nam. Cộng đồng các doanh nghiệp du lịch với tinh thần nhiệt huyết cùng chung tay góp sức xây dựng để thúc đẩy sự phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu lâu dài là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 

32 3 35 67 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==