==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Tháp Tổ (Huệ Quang Kim Tháp) do vua Trần Anh Tông cùng triều đình và Đệ Nhị Tổ Pháp Loa cùng các Tăng sỹ Thiền Phái Trúc Lâm xây dựng vào năm Kỷ Dậu, niên hiệu Hưng Long thứ 17 đời vua Trần Anh Tông (1309), sau một năm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Tháp có ngạch đề (Biển đề) Huệ Quang Kim Tháp, là nơi lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp.
Hoa súng nở khắp suối, từng đàn vịt bơi lội, người dân thư giãn thanh bình, thu về trên dòng suối Yến (chùa Hương) mang lại cho du khách cảm giác như vào cõi mơ.
Trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh), đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng có một pho tượng đá mình bám đầy rong rêu, mặt hướng về phía tây. Tương truyền, đây chính là tượng An Kỳ Sinh, một vị đạo sĩ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan. Sự thật về tượng đá này, đến nay vẫn còn trong bí ẩn.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"
Câu ca dao cổ đã trở thành lời nhắn nhủ tự bao đời. Nhớ ngày giỗ Tổ tìm về Đền Hùng, đó là phong tục đẹp trở thành truyền thống văn hóa Việt Nam không phải quốc gia nào cũng có.
Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử. Dãy núi như tường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng đọng lại thành tầng tầng, lớp lớp mây bao phủ, nhè nhẹ trôi. Ngôi chùa lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây ấy.
Bảo tàng Hùng Vương là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa từ văn minh cổ xưa của Người Việt cổ đến những chiến tích thời đại Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành Bảo tàng Hùng Vương cũng là một tiến trình đi tìm đất nước huyền thoại của con cháu Lạc Hồng với chiến công kỳ tích khai phá mở nước từ miền Đất Tổ. Bảo tàng Hùng Vương trên vùng đất kinh đô Văn Lang xưa mang trên mình sứ mệnh cao cả là nơi kết nối những huyền thoại lịch sử, từ huyền thoại cổ xưa kể về nguồn cội dân tộc con Rồng - cháu Tiên, đến thời kỳ của những buổi hồng hoang dựng nước với dấu tích các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn đang lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương.
Chùa suối tắm tọa lạc ở thế đất tựa như đầu Rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn, thuộc dãy núi Kim Cương. Trước chùa là dòng suối trong mát, dân gian truyền lại rằng: Thuở xưa, mỗi khi người dân đi vào rừng săn bắn, lấy củi, qua đây thường xuống tắm mát ở suối này, tục quen gọi là " Suối Tắm". Cửa Ngăn là nơi giáp ranh giữa núi rừng với vùng đồng bằng ven sông Bạch Đằng. Nơi đây, được gọi là cửa rừng và truyền tụng trong dân gian là nơi ngăn cách giữa cõi Phật với trần tục từ khi núi thiêng Yên Tử có Tăng sỹ đến tu hành và lập chùa thờ Phật.
Núi Thuyền Rồng, núi Chim Phượng Hoàng, Núi Ba Toà nổi bật lên là hình tượng Phật thiên tạo mặc áo cà sa đứng trên đỉnh núi với dáng vẻ từ bi mộ đạo... Còn một bên là cánh đồng mênh mông với những gò nấm thiên nhiên xanh mướt cỏ cây...
Thời Trần, chùa Một Mái vốn là Am Li Trần. Cảnh Am tĩnh lặng, cách xa nơi trần tục. Vua Trần Nhân Tông thường sang đây đọc Sách, soạn Kinh. Các Kinh văn, Thư tịch của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử được biên soạn và tàng trữ ở đây, người sau lập chùa ở Am này.
Cả đỉnh Yên Tử như một tòa sen lớn. Mỗi phiến đá là một cánh hoa sen nở. Chùa Đồng tọa lạc trên tòa sen được dựng vào thời Lê do gia đình Chúa Trịnh công đức được đúc bằng đồng. Bên trong thờ tượng Đức Phật Như Lai, tên chữ là “Thiên Trúc Tự” (Chùa Thiên Trúc) Thiên Trúc là tên đất nước của Phật Tổ Như Lai.
Tiếng gọi đầu tiên của một đời người bắt đầu là "Mẹ". rồi những bài học đầu đời con trẻ cũng bắt đầu từ mẹ, từ cha " Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". ơn nghĩa sinh thành của một dân tộc hướng về tổ tiên khai thiên lập địa, để mỗi người sinh ra trên đời luôn ghi nhớ " Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn". Ai xuôi về biển, ai ngược lên ngàn, dù có đi hết sông, cùng biển, rồi bàn chân cũng tìm về nguồn cội , nơi ta đã sinh ra.