==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Đi Lễ Đền Trần - Phủ Dầy 1 Ngày

    Đi Lễ Đền Trần - Phủ Dầy 1 Ngày

    1. Phương tiện:Ô tô
    2. Giá:Liên hệ
    3. Khởi hành từ:Hà Nội
    4. Khởi hành:Theo yêu ầu
    5. Thời gian:1 Ngày
  • Lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào ngày 14 -15 tháng giêng, được bắt đầu từ nghi thức rước hòm ấn diễn ra tại Nội Cung đền Cố Trạch, đoàn người lần lượt tiến đến đền Thiên Trường. Lễ Khai ấn sẽ được diễn ra vào đúng giờ Tí không hơn không kém. Không khí náo nhiệt tưng bừng với không gian trang trọng của lễ hội được du khách thập phương chú ý, họ tiến vào tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới phát tài, bình an,

  • 05h30: Xe công ty cùng hướng dẫn viên VietSense Travel đón đoàn ở trung tâm thành phố Hà Nội, khởi hành đi du lịch Cổ Lễ - Đền Trần - Phủ Dầy, bắt đầu chuyến thăm đặc sắc đến vùng đất thiêng.

    Xe du lịch khởi hành từ sớm, đoàn sẽ dừng chân ăn uống, thư giãn, nghỉ ngơi tại trạm nghỉ, sau đó lên xe tiếp tục đến địa điểm tham quan đang ở rất gần.

    09h00: Xe đưa đoàn đến chùa Cổ Lễ, đoàn tiến vào hành lễ, dâng hương, vãn cảnh chùa, tham quan, thăm tháp chuông, những di tích tiêu biểu cùng với hiện vật lịch sử hay những truyền thuyết qua nhiều thế kỷ được lưu truyền. Hướng dẫn viên người bản địa cùng với người trông coi đền, chùa cung cấp đến đoàn khách thông tin thú vị. Đây là gì để bạn tìm hiểu về nguồn gốc chùa Cổ Lễ, khám phá sắc màu văn hóa, lịch sử, câu chuyện bí ẩn của thời đại liên quan đến những di tích danh thắng tiêu biểu.

    10h00: Đến giờ hẹn quý khách tập trung lên xe du lịch, cùng hướng dẫn viên đi tham quan, làm lễ tại đền Trần, đây là nơi thờ tự Gia tộc nhà Trần và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiến trúc độc đáo cùng với sắc màu tín ngưỡng văn hóa được người dân địa phương tiếp nối và phát huy, bảo tồn và lưu giữ đến hiện tại.  Đền nổi bật với lễ hội Khai ấn đền Trần đầu xuân và hội đền Trần vào tháng 8, khách tham quan thập phương đến tri ân công đức các khu vực Trần và người dân tới làm lễ, cầu mong những điều tốt đẹp vào dịp này.

    11h30: Xe đưa đoàn về trung tâm thành phố, ăn trưa tại một nhà hàng nổi tiếng, thưởng thức đặc sản của Nam Định. Bạn có thể mua về làm quà nhiều món ngon hấp dẫn hay những món đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống mà mình yêu thích nhất.

    Sau thời gian ăn trưa là thời gian nghỉ ngơi tự do vui chơi giải trí hay khám phá thành phố của đoàn khách. Đến giờ hẹn sẽ lên xe và tiếp tục di chuyển tới tham quan:

    Đền Phủ Dầy thờ mẫu Liễu Hạnh: Trước mắt bạn là quần thể kiến trúc hoành tráng, một trong Tam tòa thánh mẫu của điện thờ thần Việt Nam, đủ nói lên sức mạnh tâm linh và giá trị tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Tổng thể khu di tích rộng lớn tạo nên từ những địa điểm tốt nhất dành cho bạn mà hướng dẫn viên sẽ đồng hành bao gồm phủ Tiên Hương, Vân Cát, Lăng mộ chúa Mẫu.. Mỗi một điểm đến gắn với những giai đoạn lịch sử, câu chuyện tâm linh và hơn hết thờ tự những nhân vật “danh bất hư truyền”.

    16h00: Sau thời gian tham quan vãn cảnh, dâng hương, dâng lễ, cầu bình an may mắn, đoàn lên xe du lịch của công ty VietSense Travel, hướng dẫn viên sẽ đưa khách trở về trung tâm thành phố Hà Nội.

    18h30: Xe về đến trung tâm thành phố Hà Nội, hướng dẫn viên chia tay đoàn khách, kết thúc một ngày tham quan ý nghĩa ở Cổ Lễ - đền Trần - Phủ Dầy, hẹn gặp lại quý 

    Lưu ý

    Tín ngưỡng dân gian và những truyền thuyết bí ẩn về các vị thần linh, thánh mẫu, Thành Hoàng hay những bậc tiền nhân đi trước đã có công với cộng đồng dân cư trong lịch sử đấu tranh, dẹp giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của người Việt được tiếp nối. Ngày nay và các dịp lễ Tết hay những sự kiện quan trọng, ngày hội, nhân dân ba miền đổ về tỏ lòng tôn kính, biết ơn những bậc tôn thần. 

    Bạn lưu ý theo phong tục cổ truyền khi đến những địa điểm di tích tâm linh như đền, đình, miếu, phủ nên mang theo vật lễ tùy tâm. Bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ sắm lễ chay tại các địa điểm di tích này nhưng để thành tâm hãy tự tay lựa chọn, dâng lên các ngài tỏ lòng tôn kính, có thể tham khảo thêm lễ mặn, lễ đồ sống, cỗ mặn sơn trang, lễ ban thờ cô, thờ cậu, lễ thần Thành Hoàng, thư điền.

    Nếu bạn đi lễ có thể tham khảo những quy trình làm lễ mà người xưa đến nay vẫn thường áp dụng: Người ta sẽ tiến hành lễ Thần Thổ Địa còn gọi là lễ trình, những tín ngưỡng, lễ cáo thần linh được tiến hành ở đền, đình, miếu, phủ… tiếp theo là sửa sang lễ vật bày ra các mâm cúng. Đặt lễ vào các ban, thành kính dùng hai tay dâng lễ vật đặt lên ban thờ, sau khi xong xuôi mới thắp hương và làm lễ. Thông thường làm lễ ban cuối ở vị trí của ban thờ cô thờ cậu.

    Dâng hương các ban thờ cũng cần dùng số lẻ, thông thường người ta sẽ dâng ba nén. Nếu có sớ thì kẹp sớ ở giữa bàn tay hay sẽ đặt lên một chiếc đĩa nhỏ đã được chuẩn bị, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày và khấn vái ba lần cuối cùng hóa vàng và hóa văn khấn nếu có.

    Giới thiệu về Đền Trần 

    Không gian văn hóa lịch sử, di tích tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện niềm tin của người dân đất Việt đối với đời sống tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Hãy làm điều gì đó thật khác biệt trong chuyến đi lễ đền Trần - Phủ Dày - Cổ Lễ khởi hành từ Hà Nội, cùng VietSense Travel khám phá dấu ấn thời đại lần lượt ở: Khu di tích đền Trần Nam Định, là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần, những người có công phủ cá cùng gia quyến. Dâng hương mang lễ vật, cầu bình an, may mắn, sức khỏe và tài lộc…

    Mỗi năm du khách thập phương được tham dự hai lễ hội lớn ở đền Trần Nam Định đó là lễ Khai ấn đền Trần đầu xuân và hội đền Trần vào tháng 8, cụ thể:

    Hội đền Trần vào tháng 8 bắt đầu từ ngày 15 kết thúc vào ngày 20, những lễ rước diễn ra thiêng liêng với nhiều nghi thức trang trọng ở đền, đình, đền Thiên Trường… lễ hội này đặc sắc với nhiều hoạt động văn hóa dân gian thu hút người chơi không thể bỏ lỡ, từ các trò đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ đến hát văn, múa Bài Bông... Bất kể ngày giờ nào cũng vô cùng đông đúc và nhộn nhịp.

    Phủ Dầy là điểm đến tiếp theo đoàn có cơ hội được khám phá, nơi này nổi tiếng từ một truyền thuyết về bà Chúa Liễu Hạnh với nỗi nhớ thương gia đình, chồng con đã bỏ lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về với thượng giới. Và rất nhiều những truyền thuyết khác được kể lại như vị Vua đi qua vùng này đã dừng chân nghỉ đêm ở hàng quán Bà Chúa Liễu Hạnh, sau đó ngài được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự và từ đó là Phủ dầy.

    Một phần tên gọi được xuất phát bởi nguồn gốc của món bánh giầy, bánh giò nổi tiếng nhất nhì vùng. Hòa cùng nét văn hóa đặc sắc, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn, quý khách đón xem nhiều lễ hội náo nhiệt diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, bên cạnh đó là một số ngày lễ quan trọng. Lý giải về sức hút của Phủ Dầy: được biết đây là điểm du lịch tâm linh được trang hoàng với không gian lộng lẫy, sắc màu truyền thống cùng không gian hiện đại đặc sắc đã trở thành điểm dừng chân đáng nhớ của mọi đoàn khách gần xa. 

      1. Ngày khởi hành
      2. Ngày kết thúc
      • Số người lớn
      • Trẻ em 1 đến 5 tuổi
      • Trẻ em 6 đến 12 tuổi
    • Họ và tên
    • Địa chỉ liên hệ
      1. Điện thoại di động
      2. Email
    • Ghi chú thêm
    • Chú ý: Trường mang dấu (*) là bắt buộc. Vui lòng không để trống !
13 1 14 27 bài đánh giá
Có Thể Phù Hợp Với Bạn ==HOTLINESHOW==