==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nếu như TP. Hồ Chí Minh từ lâu đã rất nổi tiếng với nhà thờ Đức Bà cổ kính hàng trăm năm tuổi hay Hà Nội có nhà thờ Lớn thì ở miền Tây nhất là đối với người dân Bạc Liêu nói riêng, Thánh đường Tắc Sậy có thể được xem là thánh đường linh thiêng, điểm hành hương Công giáo nổi tiếng nhất nơi này, hàng năm đón tiếp hàng ngàn lượt du khách ghé thăm.

Kiến trúc thánh đường Tắc Sậy độc lạ nhưng không kém phần uy nghiêm

Từ lâu, Thánh đường Tắc Sậy – Bạc Liêu đã được biết đến và trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng miền Tây sông nước của đất nước ta, nhiều du khách hành hương từ trên khắp mọi miền tổ quốc đều đến Bạc Liêu cũng vì sự linh thiêng và lối kiến trúc độc đáo của nơi này. Theo những cư dân lớn tuổi đã sinh sống từ lâu ở địa phương, tên gọi Tắc Sậy này được bắt nguồn do xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua nhà thờ mà người dân thường xuyên sử dụng, nó nằm giữa đám lau sậy, phát âm của người miền Nam, dần biến âm “tắt” thành “tắc” nên cái tên này đã bắt nguồn từ đó.

Thánh đường Tắc Sậy được mệnh danh như là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa và được tiếp nối cho đến hôm nay. Ban đầu nơi đây được Cha Jules DUCQUET - đây là một linh mục người Pháp đến truyền đạo và thành lập. Sau đó Cha đã quyết định thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu và được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Đồng thời, du khách thập phương khi đến đây cũng muốn tận “mục sở thị” mộ phần của linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp để thấy được chân dung con người vĩ đại này, người đã tử vì đạo, hy sinh mạng sống để cứu lấy các giáo dân trong quá khứ. 

Thánh đường Tắc Sậy - Ảnh 1

Thánh đường Tắc Sậy có vị trí tọa lạc tại ấp 2, xã Tân Long, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Theo các giáo dân nơi đây cho biết, thuở ban đầu, Thánh đường Tắc Sậy chỉ là một ngôi nhà thờ được xây dựng theo kiểu bán kiên cố, vô cùng nhỏ hẹp, ít người biết đến và là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu thời bấy giờ. Lúc này, thời cuộc  nhiễu nhương, xã hội nơi đây phải chịu nhiều biến cố nên nhà thờ bị xuống cấp và hư hại không ít vào giai đoạn sau này mới được tôn tạo lại.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được từ sự đóng góp của đồng bào Công giáo và du khách thập phương cho thánh đường này, sau khi trải qua nhiều lần trùng tu xây dựng mà nhà thánh đường được hoàn thiện như ngày hôm nay để mang đến cho mọi tín đồ và du khách có một địa chỉ tuyệt vời để ghé thăm. Để đến Thánh đường Tắc Sậy, mọi người có thể di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô và thậm chí du khách còn có thể di chuyển bằng các phương tiện đường thủy để được tận mắt thưởng thức không gian sông nước hữu tình của xứ miền Tây Nam Bộ nói riêng và cảnh đẹp của đất nước mình nói chung.

Khi nhìn bao quát từ xa, chúng ta sẽ thấy được thánh đường này mang trong mình lối kiến trúc độc lạ nhưng không kém phần uy nghiêm và vững chãi dưới sự bào mòn khắc nghiệt của thời gian. Bên trong thánh đường chính là khu vực khuôn viên rộng lớn của Thánh đường Tắc Sậy được chia thành 3 phân khu chính, tương ứng với 3 tòa nhà được xây dựng tách biệt và có những chức năng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu tham quan, khám phá của du khách.

Theo đó, khi chúng ta nhìn từ hướng chính diện sẽ thấy được trước mắt mình chính là khu vực thánh đường, nơi đây chính là nơi hàng năm diễn ra các nghi lễ của đạo Công giáo; phía bên phải là khu vực ăn ở dành cho giáo dân và du khách nghỉ ngơi hoặc tạm trú lại nhà thờ trong chuyến hành hương của mình.

Đặc biệt, mọi người có thể nhìn thấy phía bên trái thánh đường là nơi đặt mộ phần của của linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp nức tiếng gần xa. Ngoài ra, chúng ta có thể ngắm nhìn không gian bên trong gian cung thánh và nơi đặt mộ phần linh mục Trương Bửu Diệp nơi đây phần lớn được trang trí bằng các loại gỗ quý hiếm vô cùng, cùng với đó chính là các bức tượng thánh và tượng linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp được người dân nơi đây bài trí theo tinh thần tín ngưỡng Công giáo đặc trưng, qua đó làm cho tòa thánh đường nơi đây thêm phần cổ kính, trang nghiêm và linh thiêng ít nơi nào có được.

Ngoài vẻ đẹp huyền bí và tinh xảo được tạo ra từ lối kiến trúc độc lạ, Thánh đường Tắc Sậy từ xưa đến nay còn được nhiều du khách phương xa biết đến vì sự linh thiêng “cầu được ước thấy” mà nó mang đến cho con dân theo đạo này. Theo những người dân sinh sống nơi đây từ lâu cho hay, có nhiều trường hợp du khách từ phương xa đến đây hành hương ghé nhà thờ để xin ơn và được ban ơn, “tiếng lành đồn xa” nên được nhiều người biết tới và ghé thăm nơi này ngày càng nhiều. Cũng vì lẽ đó mà chúng ta có thể thấy được vào bất kể khoảng thời gian nào trong năm, nơi đây luôn đông đúc giáo dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hành hương, chiêm bái và thưởng thức cảnh đẹp; đặc biệt vào những ngày lễ của đạo Công giáo hay ngày giỗ linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (ngày 12/3 dương lịch hàng năm) thì du khách ghé thăm tòa thánh đường này không thể đếm xuể.

Tận tụy với đạo và yêu thương giáo dân của các linh mục nơi thánh đường Tắc Sậy

Vietsense travel được biết, Thánh đường Tắc Sậy còn có tên gọi khác được người dân địa phương lưu truyền là nhà thờ Cha Diệp vì đây là nơi đặt mộ phần của linh mục Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp nổi tiếng, vị linh mục được nhiều người biết đến do đã không màng nguy hiểm hy sinh mạng sống của bản thân mình để cứu lấy các giáo dân vào thời điểm đó. Đồng thời, vị linh mục nổi danh này từ lâu đã được xem là người có công lớn trong sự phát triển và vang danh của nhà nhờ như hiện nay.

Thánh đường Tắc Sậy - Ảnh 2

Theo tư liệu được lưu giữ tại nhà thờ hiện nay cho biết, linh mục Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp (sinh năm 1897 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được chính quyền miền Tây cử về làm chánh xứ nhà thờ Tắc Sậy – Bạc Liêu vào khoảng thời gian năm 1930. Trong suốt khoảng thời gian nhận nhiệm sở tại tòa thánh đường và vùng đất nơi đây, ông được nhiều người yêu mến hết lòng bởi vì sự tận tụy với đạo và yêu thương giáo dân hết mực của mình.

Tuy nhiên, thời cuộc lúc bây giờ, do thế sự nhiễu nhương nên nhiều linh mục bề trên (thuộc họ đạo Bạc Liêu) đang nắm quyền và kể cả người Pháp đã khuyên ông nên lánh mặt để không bị cuốn vào các vụ việc không có lợi, khi nào yên ổn thì trở về họ đạo chính thống của mình. Nhưng linh mục Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp vẫn duy trì đức tin của mình một mực khước từ và trả lời rằng: “Tôi đang sinh sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên - Tôi không đi đâu hết” nên đã không ngại hy sinh mạng sống để có thể bảo vệ con dân của mình.

Thế nhưng thời cuộc nhiều biến đổi đến năm 1946, ông và 70 giáo dân tại thánh đường Tắc Sậy đã bị một nhóm người (không rõ lai lịch) bắt nhốt và tra tấn, lúc tình thế ngàn cân ông đã nguyện hy sinh thân mình để cứu lấy mạng sống cho các giáo dân. Cũng vì lẽ đó mà khi đến tỉnh Bạc Liêu tham quan du lịch và ghé thăm Thánh đường Tắc Sậy, mọi người sẽ được nghe rất nhiều câu chuyện cũng như truyền kỳ kể về vị linh mục này, cũng như được tận “mục sở thị” một phần của ông một lần trong đời.

Đến Thánh đường Tắc Sậy, du khách hãy cùng nhau thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an cho bản thân và gia đình, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan thường nhật cuộc sống với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người chúng ta có được một cuộc sống yên vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái vị tha. Hàng năm tại tòa thánh đường này, đặc biệt là các ngày 11 và 12/3, đông đảo người dân từ nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc đều đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mình.

Vietsense travel đã mang đến cho mọi người những thông tin chi tiết nhất về Thánh đường Tắc Sậy. Hy vọng với những tư liệu trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về địa chỉ tham quan đặc biệt này. Và có được cho mình một chuyến đi thực sự ý nghĩa và thú vị bên những người thân yêu.

 

 

Thánh đường Tắc Sậy - Địa điểm Công giáo nổi tiếng miền Tây

Thánh đường Tắc Sậy - Địa điểm Công giáo nổi tiếng miền Tây
36 3 39 75 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==