==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Lễ hội Hoa Ban năm nay được tổ chức gắn với khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ với chủ đề “Về miền Hoa Ban” sẽ là sự kiện lớn nhằm quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Điện Biên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của vùng Trung du miền núi phía Bắc vào năm 2025, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024); 115 năm ngày thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/1909 - 28/6/2024) và 75 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949 - 10/10/2024).

Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu, thường niên của tỉnh Điện Biên, tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, gắn với sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Lễ hội được tổ chức tại thành phố Điện Biên Phủ vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển; đồng thời nhằm tiếp tục “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Để sự kiện năm 2024 đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh thông tin tuyên truyền, quảng bá khai mạc năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 với các nội dung cụ thể.

* Các hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội, diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 18/3/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên như sau:

(1). Lễ dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

(2). Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ 2024 với Chủ đề: “Về miền Hoa Ban” với chương trình nghệ thuật đặc sắc và màn bắn pháo hoa nổ rực rỡ. Chương trình dự kiến được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Điện Biên và được tiếp sóng trên kênh sóng của Đài Truyền hình một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

(3). Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban năm 2024 bao gồm: Cuộc thi ảnh “Lung linh miền Hoa Ban”, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc, Liên hoan Nghệ thuật Xòe Thái và Nghệ thuật Khèn Mông, trưng bày giới thiệu văn hóa truyền thống của địa phương; Hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao: Gồm các môn giao lưu, thi đấu (Tung còn, Giã bánh Dày, Kéo co, Thi đẩy xe đạp thồ, tải đạn) và các hoạt động thể thao trải nghiệm: Bịt mắt đập niêu, bập bênh, tung còn giao lưu, cầu lắc,...

(4). Hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch: Trưng bày, giới thiệu các giới thiệu các tác phẩm ảnh đẹp về du lịch Điện Biên; giới thiệu các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch, sản phẩm quà tặng du lịch, các sản phẩm nông nghiệp; trưng bày, triển lãm ảnh nghệ thuật về thiên nhiên, văn hóa, con người và Hoa Ban; trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống. Tổ chức các hoạt động kết nối tour, tuyến cho khách du lịch.

(5). Không gian văn hóa vùng cao: Giới thiệu không gian văn hóa truyền thống của địa phương; không gian phiên chợ vùng cao, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, độc đáo của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; trải nghiệm ẩm thực truyền thống; tổ chức các trò chơi dân gian, truyền thống các dân tộc gồm: Bập bênh, tung còn, tù lu, tó má lẹ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, ném pao...Tổ chức các chương trình văn nghệ, giới thiệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống, trình diễn di sản Then, Xòe của dân tộc Thái và các dân tộc: Mông, Hà Nhì, Khơ Mú, Mông, Si La, Cống, Lào và Xạ Phang... Trưng bày giới thiệu những hình ảnh, hiện vật về nơi cư trú, hoạt động lao động sản xuất, văn hóa ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Trình diễn và trải nghiệm múa dân gian của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh.

(6). Liên hoan Nghệ thuật Xòe Thái và Nghệ thuật Khèn Mông: lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh mở rộng do các nghệ nhân, diễn viên tỉnh Điện Biên và mời các tỉnh Tây Bắc: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang..... có nghệ thuật múa xoè Thái, khèn Mông tham gia. Liên hoan sẽ góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái và dân tộc Mông, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa các dân tộc trong tỉnh; giới thiệu Nghệ thuật xòe Thái và Nghệ thuật múa Khèn Mông tới đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh, bạn bè trong và ngoài nước, tăng cường tình đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Bên cạnh đó nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức tại các huyện như: Lễ hội Thành Bản Phủ tại huyện Điện Biên (tháng 4), Tết Té nước (Bun Huột Nặm) tại huyện Điện Biên (tháng 4), Lễ Gạ Ma Thú tại huyện Mường Nhé (tháng 4)...

* Điểm nhấn trong khuôn khổ khai mạc Năm du lịch quốc gia Điện Biên phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

  • Chương trình nghệ thuật khai mạc sẽ được dàn dựng với chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời, lan tỏa thông điệp đến với bạn bè và du khách trong nước và quốc tế lịch sử, văn hóa, du lịch của Việt Nam và mảnh đất, con người Điện Biên - Tây Bắc.
  •  Trình diễn show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái. Đây là lần đầu tiên tỉnh Điện Biên tổ chức trình diễn show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái, gắn với điểm đến du lịch để phục vụ nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm của du khách. Show thực cảnh lần này hứa hẹn sẽ trở thành một hiện tượng nghệ thuật tại Điện Biên, du khách đến Điện Biên dịp mùa hoa ban nở đây là chương trình chắc chắn không nên bỏ qua. Show diễn thực cảnh sẽ mang đến những màn trình diễn độc đáo, có một không hai, bên cạnh đó là một góc nhìn lịch sử, văn hóa rất khác và thú vị về mảnh đất Điện Biên, Tây Bắc.

 (7). Liên hoan Nghệ thuật Xòe Thái và Nghệ thuật Khèn Mông: lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh mở rộng do các nghệ nhân, diễn viên tỉnh Điện Biên, mời các tỉnh Tây Bắc mở rộng: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang..... có di sản xoè Thái, khèn Mông tham gia. Liên hoan góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái và dân tộc Mông, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa các dân tộc trong tỉnh; giới thiệu Nghệ thuật Xòe Thái và Nghệ thuật Khèn Mông tới đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh, bạn bè trong và ngoài nước, tăng cường tình đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

(8). Không gian văn hóa vùng cao: Giới thiệu không gian văn hóa truyền thống của địa phương; không gian phiên chợ vùng cao, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, độc đáo của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; trải nghiệm ẩm thực truyền thống; tổ chức các trò chơi dân gian, truyền thống các dân tộc gồm: Bập bênh, tung còn, tù lu, tó má lẹ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, ném pao...Tổ chức các chương trình văn nghệ, giới thiệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống, trình diễn di sản Then, Xòe của dân tộc Thái và các dân tộc: Mông, Hà Nhì, Khơ Mú, Mông, Si La, Cống, Lào và Xạ Phang..... Trưng bày giới thiệu những hình ảnh, hiện vật về nơi cư trú, hoạt động lao động sản xuất, văn hóa ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Trình diễn và trải nghiệm múa dân gian của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh.

 Phương châm của Lễ hội là hướng về cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, tạo điều kiện cho người dân và du khách được thưởng thức, tham gia và trải nghiệm trực tiếp các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội. Vai trò của đội ngũ diễn viên quần chúng, nghệ nhân dân gian được quan tâm nâng cao. Ban Tổ chức đã chú trọng tổ chức song hành các hoạt động trên sân khấu với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, giao lưu thể thao phong phú, mang tính cộng đồng cao với chủ thể là nhân dân và du khách như: Phiên chợ vùng cao, giao lưu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian... Qua đó tạo nên một không gian lễ hội, một ngày hội chung cho đồng bào các dân tộc Điện Biên và bạn bè, du khách thập phương. Đây cũng là yếu tố quan trọng để duy trì sức sống lâu bền cho Lễ hội Hoa Ban trong dòng chảy văn hóa chung của Điện Biên thời kỳ hội nhập và phát triển.

 Hòa chung không khí hướng về những tháng năm lịch sử, Lễ hội tổ chức nhiều hoạt động gợi lại những năm tháng không thể quên, tiêu biểu như thi Đẩy Xe đạp thồ, thi Tải đạn. Hình ảnh xe đạp thồ và dân công tải đạn trong chiến dịch đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh toàn dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch sẽ được tái hiện lại qua các màn tranh tài. Tham dự môn thi không chỉ là các vận động viên mà còn dành không gian cho Nhân dân và du khách cùng tham gia trải nghiệm. Đây sẽ là một góc trải nghiệm thú vị, ấn tượng của Lễ hội với ý nghĩa gắn kết lịch sử và hiện tại.

 

 

 

Năm du lịch quốc gia Điện Biên và lễ hội hoa Ban 2024

Năm du lịch quốc gia Điện Biên và lễ hội hoa Ban 2024
28 3 31 59 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==