==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Đền Hùng Qua Những Vần Thơ

    Đền Hùng Qua Những Vần Thơ

    "Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"

    Câu ca dao cổ đã trở thành lời nhắn nhủ tự bao đời. Nhớ ngày giỗ Tổ tìm về Đền Hùng, đó là phong tục đẹp trở thành truyền thống văn hóa Việt Nam không phải quốc gia nào cũng có.

  • Tổ Viên Quang Chân Nhân

    Tổ Viên Quang Chân Nhân

    Tổ được triều đình nhà Lê phong Thượng Lâm Viện - Tăng Lục Ty Hòa Thượng, Viên Giác Tôn Giả, tấm bia dựng ở chùa Thiên Trù năm Bính Dần (1686) niên hiệu chính hòa năm thứ bẩy chép: “đặc thụ như lai vân thủy thiền thiên Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân, quốc phong Thượng Lâm Viện Viên Giác Tôn Giả…”. Tổ tinh thông kinh luật, giỏi thiên văn hiểu địa lý, đã vân du nhiều nơi thánh địa. Khi đến đường yên thôn thượng, xã Yến Vỹ (nay là thôn Yến Vỹ) huyện Hoài An phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam. Tổ thấy khoảnh đất thôn phía bắc như thiên mã (ngựa trời). Tổ ngỏ ý xin dân thôn, được dân thôn hoan hỷ giúp đỡ cùng với đệ tử san đất đắp nền dựng nên thảo am thờ phật. Tổ thiết lập viện sách, phòng tăng, giếng nước, ao sen và vườn hoa cây cảnh. Chẳng mấy thơi gian khoảnh đất “ngựa trời” trở nên thắng tích.

  • Chùa Vân Tiêu

    Chùa Vân Tiêu

    Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử. Dãy núi như tường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng đọng lại thành tầng tầng, lớp lớp mây bao phủ, nhè nhẹ trôi. Ngôi chùa lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây ấy.

  • Chùa Bái Đính

    Chùa Bái Đính

    Nằm trong địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, du khách đi thêm gần 6 km là tới khu vực chùa Bái Đính. Cách thủ đô Hà Nội trên 100 km, chùa Bái Đính là công trình Phật giáo được coi là lớn nhất Việt Nam về diện tích và quy mô xây dựng.

  • Bảo Tàng Hùng Vương, Nơi Kết Nối Những Huyền Thoại Vùng Đất Tổ

    Bảo Tàng Hùng Vương, Nơi Kết Nối Những Huyền Thoại Vùng Đất Tổ

    Bảo tàng Hùng Vương là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa từ văn minh cổ xưa của Người Việt cổ đến những chiến tích thời đại Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành Bảo tàng Hùng Vương cũng là một tiến trình đi tìm đất nước huyền thoại của con cháu Lạc Hồng với chiến công kỳ tích khai phá mở nước từ miền Đất Tổ. Bảo tàng Hùng Vương trên vùng đất kinh đô Văn Lang xưa mang trên mình sứ mệnh cao cả là nơi kết nối những huyền thoại lịch sử, từ huyền thoại cổ xưa kể về nguồn cội dân tộc con Rồng - cháu Tiên, đến thời kỳ của những buổi hồng hoang dựng nước với dấu tích các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn đang lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương.

  • Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An

    Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An

    Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phường Ninh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Tân Thành: 43,68 ha.

  • Chùa Suối Tắm

    Chùa Suối Tắm

    Chùa suối tắm tọa lạc ở thế đất tựa như đầu Rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn, thuộc dãy núi Kim Cương. Trước chùa là dòng suối trong mát, dân gian truyền lại rằng: Thuở xưa, mỗi khi người dân đi vào rừng săn bắn, lấy củi, qua đây thường xuống tắm mát ở suối này, tục quen gọi là " Suối Tắm". Cửa Ngăn là nơi giáp ranh giữa núi rừng với vùng đồng bằng ven sông Bạch Đằng. Nơi đây, được gọi là cửa rừng và truyền tụng trong dân gian là nơi ngăn cách giữa cõi Phật với trần tục từ khi núi thiêng Yên Tử có Tăng sỹ đến tu hành và lập chùa thờ Phật.

     

  • Chùa Bảo Đài

    Chùa Bảo Đài

    Núi Thuyền Rồng, núi Chim Phượng Hoàng, Núi Ba Toà nổi bật lên là hình tượng Phật thiên tạo mặc áo cà sa đứng trên đỉnh núi với dáng vẻ từ bi mộ đạo... Còn một bên là cánh đồng mênh mông với những gò nấm thiên nhiên xanh mướt cỏ cây...

  • Chùa Một Mái

    Chùa Một Mái

    Thời Trần, chùa Một Mái vốn là Am Li Trần. Cảnh Am tĩnh lặng, cách xa nơi trần tục. Vua Trần Nhân Tông thường sang đây đọc Sách, soạn Kinh. Các Kinh văn, Thư tịch của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử được biên soạn và tàng trữ ở đây, người sau lập chùa ở Am này.

  • Động Tuyết Sơn

    Động Tuyết Sơn

    Trên cửa động khắc ba chữ nôm “Ngọc long động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá.

  • Cố Đô Hoa Lư - Ninh Bình

    Cố Đô Hoa Lư - Ninh Bình

    Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 300ha, bao gồm Thành NgoạiThành Nội. Đây là một quân thành vững chắc gồm những dãy núi đá vôi và các tường thành nhân tạo đan xen, nối liền với nhau.

  • Chùa Đồng

    Chùa Đồng

    Cả đỉnh Yên Tử như một tòa sen lớn. Mỗi phiến đá là một cánh hoa sen nở. Chùa Đồng tọa lạc trên tòa sen được dựng vào thời Lê do gia đình Chúa Trịnh công đức được đúc bằng đồng. Bên trong thờ tượng Đức Phật Như Lai, tên chữ là “Thiên Trúc Tự” (Chùa Thiên Trúc) Thiên Trúc là tên đất nước của Phật Tổ Như Lai.

Cẩm Nang Du lịch Việt Nam và Các Nước Trên Thế Giới | TRANG 295

Cẩm Nang Du lịch Việt Nam và Các Nước Trên Thế Giới | TRANG 295
18 1 19 37 bài đánh giá