==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Chùa suối tắm tọa lạc ở thế đất tựa như đầu Rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn, thuộc dãy núi Kim Cương. Trước chùa là dòng suối trong mát, dân gian truyền lại rằng: Thuở xưa, mỗi khi người dân đi vào rừng săn bắn, lấy củi, qua đây thường xuống tắm mát ở suối này, tục quen gọi là " Suối Tắm". Cửa Ngăn là nơi giáp ranh giữa núi rừng với vùng đồng bằng ven sông Bạch Đằng. Nơi đây, được gọi là cửa rừng và truyền tụng trong dân gian là nơi ngăn cách giữa cõi Phật với trần tục từ khi núi thiêng Yên Tử có Tăng sỹ đến tu hành và lập chùa thờ Phật.

 

Chùa suối tắm tọa lạc ở thế đất tựa như đầu Rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn, thuộc dãy núi Kim Cương. Trước chùa là dòng suối trong mát, dân gian truyền lại rằng: Thuở xưa, mỗi khi người dân đi vào rừng săn bắn, lấy củi, qua đây thường xuống tắm mát ở suối này, tục quen gọi là " Suối Tắm". Cửa Ngăn là nơi giáp ranh giữa núi rừng với vùng đồng bằng ven sông Bạch Đằng. Nơi đây, được gọi là cửa rừng và truyền tụng trong dân gian là nơi ngăn cách giữa cõi Phật với trần tục từ khi núi thiêng Yên Tử có Tăng sỹ đến tu hành và lập chùa thờ Phật.

Tương truyền :  Hơn 700 năm trước, khi đến Yên Tử tu hành có lần Vua Trần Nhân Tông cùng Bảo Sái là đệ tử thân tín của Ngài đã xuống tắm mát ở suối, có ý nghĩa như để gột sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật.  Mỗi khi qua đây, nhìn cảnh sắc chùa và con suối trong mát in bóng những cây cổ thụ, ta thành tâm chiêm bái nhớ lại:

"Vua vào Yên Tử tu hành,
Thấy con suối nhỏ trong lành chảy qua,
Tắm xong người thấy khoẻ ra,
Bụi trần rũ sạch như là phép tiên,
Nhẹ tênh bước tới cửa thiền,
Đắc đạo hoá Phật giữa miền Non thiêng..."

                                         (Thơ Vũ Xuân Hồng)

Chùa Suối Tắm - Ảnh 1

Chùa suối tắm (Đầu thế kỷ XX)

Chùa Suối Tắm xưa chỉ là ngôi Miếu nhỏ thờ Thánh Hoàng Nguyệt Nga Phu Nhân Trung Đẳng Thần có công đức phù giúp đất nước, che chở cho dân, được tôn là Phúc Đẳng Thần trấn giữ cửa Chốn Thiền môn Yên Tử (Nguyệt Nga là em gái của Quận He Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII). Chùa Suối Tắm trở thành vị trí ngôi chùa Trình của hệ thống chùa, tháp Yên Tử vào thời Nguyễn thế kỷ XVIII. Miếu thờ Thánh Hoàng Nguyệt Nga linh thiêng, mầu nhiệm đã được trùng tu năm 2010. Miếu cách chùa Suối Tắm thuở xưa về bên phải khoảng 20m đi ven theo ngược dòng suối.

Đầu thập kỷ ba mươi thế kỷ XX, nhà tư sản Bạch Thái Bưởi khai thác than ở khu vực này, để tạ thần Núi, ông cùng người vợ ba dựng môt ngôi Miếu thờ Mẫu Địa (Hiện nay là Hậu cung của chùa Suối Tắm thuở xưa) có bức Đại tự đề "Đệ Nhị Địa Thiên" và bức cửa võng khắc mai hoá Rồng cũng được tạc vào thời đó. Trong kháng chiến chống Pháp chùa Cầm Thực bị cháy, Chuông, Tượng của chùa được nhân dân trong vùng chuyển xuống Miếu này. Từ đó, Miếu thờ Phật, trở thành Chùa. Một số người dân ở huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) đã sang công đức xây mở rộng Bái đường. Ngôi chùa rộng rãi và quy mô hơn. Hiện nay, chùa Suối Tắm thuở xưa vẫn được bảo tồn và còn lưu giữ các pho tượng, pháp khí, đồ thờ tự cổ.

Năm 2009, bằng nguồn đầu tư của Nhà nước và công đức của quý khách thập phương, chùa Suối Tắm được trùng tu, tôn tạo với qui mô rộng và khang trang hơn trong khuôn viên 800 mét vuông. Nhà Tam Bảo, kết cấu hình chữ "Đinh" (J) gồm ba gian Tiền đường và Hậu cung diện tích 200 mét vuông. Mái lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc, đầu đao bốn góc mái trang trí hình Rồng sóng nước, vân mây. Cánh cửa chính được cấu trúc "Thượng song hạ bản". Ở mặt trước của hai trái nhà là hai cửa sổ tròn được trang trí chữ Thọ cách điệu.

Chùa Suối Tắm - Ảnh 2

Chùa suối tắm (trùng tu năm 2009)

Nhà thờ Tổ ở bên trái chùa, diện tích 100 mét vuông, hình chữ "Nhất" (-), mái lợp ngói mũi hài, hình Rồng ngậm hai đầu bờ nóc, đầu đao bốn góc mái trang trí hình Rồng sóng nước vân mây uốn cong tròn, trang trí chữ Thọ cách điệu ở mặt trước hai gian chái. Cửa cấu trúc "Thượng song hạ bản". Lầu chuông, Lầu trống có diện tích 30 mét vuông, mái ngói mũi hài, đầu đao bốn góc mái trang trí sóng nước vân mây

Các pho tượng thờ được bài trí trong chùa theo kiến trúc chùa Việt và Phật giáo Đại thừa. Nhà thờ Tổ, chính gian giữa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, bên phải thờ Tam Toà Thánh Mẫu (Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải), bên trái thờ Mẫu Thượng Ngàn. Toàn bộ hệ thống tượng, pháp khí trong chùa và nhà thờ Tổ, mới được đưa vào thờ năm 2011 khi khánh thành chùa.

Đến với chùa Suối Tắm, điều đặc biệt nhất qua Cổng Tam quan, quý khách đi xuống chùa để vãng cảnh và lễ Phật. Đây là nét độc đáo nhất ở chùa này so với các chùa khác trên toàn tuyến Yên Tử.

Nguồn: banquanlyyentu.vn

 

 

Chùa Suối Tắm

Chùa Suối Tắm
49 5 54 103 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==