==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Những ngày hè nắng nóng chói chang nhất lịch sử, không khó nhận ra những bãi biển chật kín người, tình trạng “cháy phòng” ở nhiều điểm du lịch biển và tất yếu là những con số tăng trưởng ấn tượng trong thống kê ngành công nghiệp công không khói cao vút. Ấy thế nhưng trước bức tranh tươi sáng của du lịch hiện nay, ít ai có thể tưởng tượng được rằng thực tế các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lại đang lâm cảnh “chết đói”. Đó là nghịch lý đang tồn tại được lý giải trong bài viết dưới đây của Andrew Nguyen.

Ngành Du lịch tăng trưởng, kinh doanh lữ hành chết đói - Ảnh 1

Con số tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch 

Theo thống kê từ Cục du lịch Việt Nam với những con số đáng tự hào khi khách du lịch quốc tế đến Việt Namvượt  hơn 5,5 triệu lượt, trong khi khách du lịch nội địa thì hoành tráng với con số khoảng 64 triệu lượt người mang lại doanh thu hơn 34 nghìn tỷ đồng. Mức tăng trưởng ấn tượng nằm trong nhóm 10 – 25% và đứng thứ 6 toàn cầu và xếp thứ nhất ở Đông Nam Á. Thêm nữa, những tin vui dồn dập đến từ những chính sách khuyến khích phát triển du lịch từ cơ quan quản lý nhà nươc như quốc hội đã phê chuẩn gia tăng thời hạn thị thực với khách quốc tế từ 30 ngày lên gấp 3 lần và được nhập cảnh nhiều lần, thời gian lưu trú đối với du khách quốc tế từ các nước được miễn thị thực cũng được nâng từ 15 ngày như trước đây lên 45 ngày. Rõ ràng khi nhìn số liệu và cơ chế tích cực này thì theo quy luật tất yếu là những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải đang và sẽ rất thịnh vượng. Nhưng thực trạng đang không theo logic thông thường này, mà khi bức tranh tươi sáng của ngành không đồng nghĩa với sự khởi sắc trong kinh doanh lữ hành. Doanh nghiệp lữ hành đang lâm trạng thái “chết đói” đến nơi rồi. Và dưới đây là một số lý do dẫn đến kết quả xám màu theo góc nhìn của Andrew Nguyen.

Du lịch nội địa đa phần là tự túc

Sở dĩ những tháng qua có sự thịnh vượng từ các điểm đến du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng cao là bởi người Việt ta vẫn thói quen đi nghỉ mát hè ngày một gia tăng. Trước đây chỉ ở những thành phố lớn, cơ quan đầu não, doanh nghiệp đầu ngành mới có chính sách đãi ngộ du lịch hè đối với cán bộ nhân viên nhưng nay đã lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành xa khác, các tổ chức địa phương, doanh nghiệp nhỏ cũng chăm lo chế độ nghỉ mát thường niên. Vì thế mà con số khủng lên đến 64 triệu lượt khách là điều hiển nhiên trong trạng thái xã hội bình thường. 

Điều bất thường là những đoàn du khách này trước nay vẫn mua tua (tour) du lịch trọn gói từ các doanh nghiệp lữ hành đi xa thì nay họ chọn các điểm du lịch biển lân cận và tự thuê xe, tự book phòng và tự đặt ăn. Đó là thực tế của những đoàn khách đi tập trung, còn ở những mặt khác thì nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước chọn giải pháp né phiền phức bằng cách qui đổi chế độ nghỉ mát sang tiền và chi trả cho cán bộ, nhân viên tự đi. Và kết quả là nhà nhà, người người đi du lịch theo nhóm nhỏ bằng những phương tiện cá nhân, gia đình. Một chất xúc tác cho sự thay đổi này có lẽ là sự chuyển đổi phương thức kinh doanh của các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch. Trước đây, các cơ sở lưu trú (resort, khách sạn, nhà nghỉ…) thường chọn giải phải bán phòng qua các công ty lữ hành thì nay họ chuyển sang những nền tảng đặt phòng trung gian. Các hãng hàng không thì đủ sức để đầu tư và phát triển chiến lược B2C: tạo nền tảng online để khách hàng tự tra cứu chuyến bay và đặt vé trực tiếp. Các nhà hàng thì cũng thi nhau tự quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm và qua các trang truyền thông để tiếp cận khách hàng. Ở chiều ngược lại là khách hàng thì việc quen thuộc với việc các trang mạng, không gian ảo kết hợp với tâm lý sợ đắt khi qua công ty lữ hành dẫn đến việc tự mình “điều hành” chuyến du lịch cho mình và gia đình hơn là book tour. Từ cả 2 phía nhà cung cấp dịch vụ du lịch và du khách như vậy đã làm cho việc kinh doanh lữ hành “liệt vị”. 

Du lịch inbound “bèo bọt”

Kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn khủng hoảng sau đại dịch Covid-19 và chiến sự giao tranh giữa Ukraina với Nga vì thế mà những thượng đế với khả năng chi trả cao nhờ tỷ giá đồng tiền ở những nước phát triển cũng phải “rén tay” hơn. Thị trường khách từ các siêu cường như Mỹ, Các nước Châu Âu, Úc giảm đáng kể thay vào đó sự lên ngôi của du khách từ các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Sing, Trung Quốc, Hàn Quôc… Và dù thế nào thì sức chi của du khách từ các thị trường cũng không thể so sánh với các “thượng đế” kia trước đây. 

Sự bùng nổ về thông tin với nhiều nền tảng trung gian trực tuyến cho phép khách hàng so sánh về cả dịch dịch vụ và đơn giá nhiều hơn vì thế mà để bán được tour thì các doanh nghiệp lữ hành không còn cách nào khác là phải “cắt máu” giảm sâu lợi nhuận mà chấp nhận làm để lấy doanh thu mà thôi.

Khi mà khách có văn hoá tiết kiệm, có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng đặt mua thì đương nhiên là những người kinh doanh lữ hành không thể tính theo mục tiêu và cách thức định giá của mình được vì thế mà không còn cách nào khác là phải chấp nhận làm với mức thặng dư “ bèo bọt” thay vì phải đóng cửa.

Du lịch nước ngoài khó lắm 

Dịch bệnh Covid-19 làm nghèo đi các “ông lớn” cung ứng dịch vụ từ vận chuyển, lưu trú đến ăn uống và dĩ nhiên sau dịch thì phải tăng thu để làm sao có thể bù lấp được khoản lỗ và những khó khăn tài chính trong gia đoạn đó, hệ quả là giá vé máy bay đúng là ở trên trời, giá phòng thì mùa vụ khoảng cách đơn giá cuối tuần, chính vụ cũng quá rộng. Để được phân bổ vé, phòng vào những ngày cuối tuần và lễ, tết thì doanh nghiệp lữ hành phải mua theo series và mua từ rất sớm chứ không phải cứ đặt là có. Trong khi doanh nghiệp lữ hành cũng cạn kiệt nguồn lực tài chính thời hậu dịch thì liệu có đáp ứng được những điều kiện trên của các đơn vị cung ứng dịch vụ? Mặt khác, nguồn nhân lực từ điều hành đến hướng dẫn viên các tour du lịch nước ngoài cũng giảm sút đáng kể sau 2 năm du lịch tê liệt nên giờ lấy ai để làm? Chưa hết, vấn đề hiện nay còn là sự bịt kín điểm đến của một số vùng và quốc gia, trong đó Đông Âu gần như tê liệt bởi chiến sự Nga – Ukraina, Tây Âu thì Pháp vừa rồi cũng có bạo loạn, Trung Quốc cũng chỉ mới mới cửa, Nhật Bản thì khá đắt, nhiều đường bay chưa được trở lại bình thường như trước kia. Những yếu tố đó thì liệu kinh doanh du lịch đi nước ngoài (outbound) liệu có dễ?

Cả 3 mảng kinh doanh lữ hành được ví như những “nồi cơm” của các doanh nghiệp tổ chức tour đều ở trạng thái khó khăn như vậy thì liệu có làm họ “chết đói”?

Andrew Nguyen

 

 

Ngành Du lịch tăng trưởng, kinh doanh lữ hành chết đói

Ngành Du lịch tăng trưởng, kinh doanh lữ hành chết đói
22 2 24 46 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==