==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân Việt Nam lại dâng hương lên các đền chùa, cầu cho gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi. Một trong những ngôi đền Thánh rất nổi tiếng là Đền Trần Nam Định thờ Đức Thánh Trần. Trong bài dưới đây, các bạn hãy cùng Vietsense travel tìm hiểu về ngôi đền này nhé.

Lễ Đức Thánh Trần hàng năm có ý nghĩa gì?

Dân tộc Việt Nam có biết bao nhà quân sự chính trị, nhà văn hóa tài ba trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Mỗi cái tên lại gắn với một sự kiện lịch sử của đất nước. Trong đó, cái tên  Trần Hưng Đạo là một nhân vật vừa có đức vừa có tài về quân sự. Nhắc đến ông người ta nghĩ ngay tới  3 lần chiến thắng oanh liệt của dân tộc chống quân Nguyên – Mông xâm lược. Nổi bật hơn cả là năm 1288, với chiến thắng Bạch Đằng ông đã được nhân dân “thần thánh hóa” đầy kính trọng với cái tên“Đức Thánh Trần”. Đức Thánh Trần có nghĩa là bậc tiền nhân thời nhà Trần,  vị tiên phong có công lớn trong cuộc đấu tranh dựng nước của nhân dân và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Lễ Đức Thánh Trần hàng năm có ý nghĩa gì?

Trải khắp đất nước, ngày nay vẫn đến các đền, chùa, đình, miếu, phủ  với các lễ hội diễn ra hàng năm để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ và biết ơn các bậc tôn Thần. Văn hóa đền, đình, miếu phủ đã trở thành truyền thống của người Việt Nam và góp phần to lớn giúp lưu giữ và phát huy lòng yêu nước. Chúng trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Thông qua văn hóa tín ngưỡng, thờ tự, người dân có thể cầu xin Đức Thánh Trần và các vị thần được mạnh khỏe, bình an, thành công và hanh phúc.

Kinh nghiệm khi sắm lễ xin lộc Đền Trần

Theo nét phong tục truyền thống, các lễ vật chuẩn bị cho các buổi lễ ở các đền chùa, phủ, miếu không quan trọng to, nhỏ, sang, mọn mà cốt thành tâm. Các bạn có thể chuẩn bị  các lễ chay như hương, trái cây, hoa, oản,.... Các lễ được chia ra như sau:

‐ Lễ chay dùng để dâng ban Thánh Mẫu và Phật, Bồ Tát nếu có. Các đồ chay có thể là: trái cây, hương hoa, trà, oản,…

‐ Lễ mặn: đồ mặn không được khuyến khích dùng khi dâng lễ. Thay vào đó mọi người có thể mua các đồ chay  trang trí các hình gà, heo, giò, chả.

‐ Lễ đồ sống: với các quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà ở hạ ban Công đồng Tứ phủ thì không được phép dùng các lễ sống như thịt, trứng,....

Kinh nghiệm khi sắm lễ xin lộc Đền Trần

‐ Cỗ sơn trang: sử dụng các món chay đặc trưng của Việt Nam hay  xôi nếp.

‐ Lễ ban thờ cô, thờ cậu: ở đây thường là những món đồ chơi trẻ xem nhỏ nhỏ, xinh xinh như: trái cây, hương hoa, gương lược, oản, hương hoa, trái cây, hoa, gương, lược… Nói cách khác là những đồ chơi thường được làm cho trẻ em. Những lễ vật này được làm tinh tế, nhỏ nhắn, xinh xắn và được đựng trong những chiếc túi  xinh xinh.

‐ Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: người ta truyền nhua rằng làm lễ ở đây phải dùng đồ chay thì những lời cầu nguyện mới linh.

Văn hóa thờ Đức Thánh Trần của người Việt

Đức Thánh Trần hay Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) tại hương Đức Mặc, phủ Thiên Trường, là con trai thứ của Vương Trần Liễu, anh trai vua Trần Thái Tông.

Từ những công lao to lớn của ông trong việc giúp dân và quân chống giặc ngoại xâm, từ trong tâm thức và mong muốn của người dân Việt Nam đã thần thánh hóa ông với tấm gương về sức mạnh, sự tài ba và trung với nước hiếu với dân. Người dân Việt Nam tôn thờ mà gọi ông là Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần hay Đức Cha. Tín ngưỡng thờ  Đức Thánh Trần từ lâu đã trở thành một văn hóa tín ngưỡng  phổ biến.

Việc thờ cúng Đức Thánh Trần cùng các tín ngưỡng dân gian khác thể hiện cho niềm tin của nhân dân gắn đạo lý truyền thống “Uống hố nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

 Trong các vị Thánh Bất Tử, Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nhân vật có thật trong lịch sử và được đánh giá là linh thiêng nhất. Người dân thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn thờ đối với người anh hùng gắn liền với những chiến công oanh liệt của dân tộc.

Hơn 700 năm lịch sử trôi qua, các nghi thức và lễ hội thờ Đức Thánh Trần đã hình thành và phát triển trên khắp cả nước. Những điều đó đã thành nếp, tạo nên sức sống bền bỉ và có sức cuốn hút mạnh mẽ với mọi người.

Không chỉ có những di sản văn hóa thể hiện tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần mà còn có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú với các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống như kho tàng huyền thoại, truyền thuyết,  hay các hình thức diễn xướng âm nhạc, bài hát, và kiến ​​trúc. Hàng năm, việc tế lễ và dâng hương tưởng nhớ Trần Hưng Đạo được cử hành rất trang nghiêm theo một kịch bản công phu vừa linh thiêng, vừa huyền bí.

Văn hóa thờ Đức Thánh Trần của người Việt

Ngày nay ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, Đức Thánh Trần được thờ cúng ở: đền, miếu, phủ, thánh thất, ... nhưng pổ biến ở các tỉnh miền Bắc như tỉnh Nam Định,Thái Bình, Hà Nội…  Còn phía Nam ít phổ biến hơn nhưng hầu hết tỉnh, thành phố nào cũng có.  Vào các ngày lễ hội, người dân từ bắc vào nam đều nô nức đi trẩy hội đền Trần.

Như vậy, Vietsense travel đã chấm phá vài nét về ngôi đền Trần ở Nam Định. Đây là nơi thờ tự rất linh thiêng không chỉ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của dân dân ta mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với nhân vật đã có công với đất nước. Bên cạnh những điểm đến du lịch hấp thì những điểm đến như đền Trần cũng rất đáng được cân nhắc. Hi vọng những thông tin trên sẽ bổ sung thêm hiểu biết của các bạn về kho tàng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

 

 

Đền Trần Nam Định linh thiêng mang đậm dấu ấn nhà Trần

Đền Trần Nam Định linh thiêng mang đậm dấu ấn nhà Trần
27 2 29 56 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==